Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 Chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh"

Tháng 6 hàng năm được chọn làm Tháng hành động vì trẻ em, nhằm bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.

Trong tháng 6/2021, các đơn vị, trường học, tổ chức thường xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em, với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”. Khi kết thúc tháng hành động vì trẻ em, phải lập báo cáo gửi lên cấp trên.

Mẫu Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

….……., ngày… tháng… năm 2021

KẾ HOẠCH
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2021

Căn cứ Thông tư số 28/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em hàng năm; hướng dẫn tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 (Tháng hành động), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em trong việc thực hiện Luật Trẻ em, các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, công tác chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình và vận động xã hội để giảm khoảng cách về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em, nước sạch và các dịch vụ phúc lợi xã hội của trẻ em giữa các vùng kinh tế và dân tộc. Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức các hoạt động tại địa phương, cơ quan, đơn vị phải đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả; các hoạt động tập trung hướng về cơ sở; đảm bảo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm giúp đỡ bằng nhiều hình thức kể cả vật chất lẫn tinh thần.

Quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch phải tuân thủ nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho trẻ em và cộng đồng.

II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN THÁNG HÀNH ĐỘNG

1. Chủ đề: “Chung tay đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.

2. Thông điệp tuyên truyền: Có thông điệp, khẩu hiệu tuyên truyền (kèm theo).

3. Thời gian: Từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, căn cứ tình hình cụ thể đề xuất hình thức tổ chức phù hợp nhằm bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

2. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động xã hội

2.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông trong Tháng hành động

- Tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp, thông qua các kênh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; báo chí, mạng xã hội; phát hành đĩa CD tuyên truyền và truyền thông tư vấn tại cộng đồng về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số.

- Tuyên truyền trực quan (treo khẩu hiệu, khẩu hiệu chuyển tải thông điệp của Tháng hành động; phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về công tác bảo vệ trẻ em theo chủ đề Tháng hành động); tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; phòng, chống xâm hại trẻ em; thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông cho trẻ em. Tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin liên lạc của Tổng đài điện thoại quốc gia, của tỉnh về bảo vệ trẻ em.

*Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các sở, ngành liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

2.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền cho trẻ em và gia đình về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; ngăn ngừa giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em; thường xuyên rà soát, kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy hiểm thường xảy ra tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông cho trẻ em.

*Phân công thực hiện: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của địa phương triển khai thực hiện.

3 . Hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn tài chính để xây dựng và phát triển Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp; thăm hỏi tặng quà động viên giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh; đỡ đầu, trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em bị bạo lực, xâm hạ. Hỗ trợ thiết bị vui chơi giải trí, bộ đồ dùng học tập, tủ sách cho trẻ em tại cộng đồng. Kết nối, tiếp nhận quà tặng từ Quỹ Bảo trợ Việt Nam để tổ chức tặng quà, trao học bổng, sổ tiết kiệm, xe đạp, bảo hiểm cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Chăm sóc sức khỏe và phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị bệnh bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo: Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; kết nối các nhà tài trợ khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, các bệnh hiểm nghèo, các bệnh về khuyết tật, dị tật vận động và các dạng bệnh khác.

- Tổ chức thăm tặng quà và giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ em tự lao động kiếm sống, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bị thiên tai, dịch bệnh; tổ chức các hoạt động vui chơi, đặc biệt quan tâm đến trẻ em tại các xã vùng khó khăn, vùng người đồng bào dân tộc thiểu số.

*Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Cấp tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động cân đối kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện Chương trình sự nghiệp trẻ em năm 2021 và nguồn vận động từ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh để triển khai thực hiện.

2. Các đơn vị, địa phương: Chủ động cân đối nguồn kinh phí đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao năm 2021; vận động xã hội hóa (thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp huyện) và lồng ghép từ các nguồn kinh phí các chương trình, dự án có liên quan để triển khai thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai các hoạt động của Kế hoạch này; Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động phù hợp dành cho trẻ em nhân Tháng hành động và Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6); trao thưởng, học bổng cho trẻ em vượt khó là con, em cán bộ, công chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị.

- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động vì trẻ em; có kế hoạch trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại đơn vị xã đỡ đầu kết nghĩa theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Căn cứ Kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động tại địa phương. Trong đó lưu ý:

- Lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc thù, điều kiện của địa phương; đảm bảo chuyển tải được nội dung theo chủ đề, chú trọng đến việc chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn duy trì tổ chức hoạt động vì trẻ em trong các mô hình và hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền tham gia, có kiến nghị, sáng kiến đề xuất các giải pháp về các quyền tham gia của trẻ em.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh

Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; quan tâm, hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn thương tích…tại cộng đồng nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6).

Căn cứ nhiệm vụ được giao, các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 7 năm 2021 để tổng hợp báo cáo chung. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.

Nơi nhận:

- Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Lưu VT, KGVX.NTMD.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

…………………….

Khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em năm 2021

1. Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh.

2. Tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.

3. Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em.

4. Tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em phát triển toàn diện. 5. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng. 6. Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.

7. Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.

8. Bảo vệ quyền của mọi trẻ em trên môi trường mạng.

9. Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

10. Đội mũ bảo hiểm cho con, trọn tình cha mẹ.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm