Kế hoạch họp phụ huynh cuối học kì 1 năm 2024 - 2025 Kế hoạch họp phụ huynh giữa năm học
Kế hoạch họp phụ huynh cuối kì 1 năm 2024 - 2025 gồm 4 mẫu chi tiết đầy đủ nhất bao gồm kế hoạch họp phụ huynh ở lớp và ở trường. Qua mẫu kế hoạch họp phụ huynh cuối kì 1 sẽ giúp thầy cô rất nhiều để chuẩn bị cuộc họp phụ huynh cuối học kì 1 thật chu đáo.
Chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 là dịp gặp gỡ của phụ huynh học sinh và cô giáo để trao đổi về chất lượng học kì 1 và phương hướng học kì 2. Để buổi họp được diễn ra thành công tốt đẹp thầy cô tham khảo thêm: biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1, kịch bản họp phụ huynh cuối kì 1.
Kế hoạch họp phụ huynh cuối kì 1 năm 2024 - 2025
Kế hoạch họp phụ huynh cuối học kì 1 - Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
KẾ HOẠCH
Họp phụ huynh cuối học kỳ I năm học 20....-20....
Căn cứ điều lệ hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành;
Căn cứ kế hoạch năm học 20....-20.... của trường ..............;
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục năm học 20....-20..... Trường .............. xây dựng kế hoạch họp phụ huynh học sinh cuối học kỳ 1 năm học 20....-20.... cụ thể như sau:
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Phụ huynh học sinh các … lớp: tổng số … phụ huynh.
Giáo viên chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các lớp: … giáo viên.
II. THỜI GIAN
- Vào hồi …h … phút, ngày … tháng .. năm 20..... Địa điểm tại lớp học các khối lớp.
III. NỘI DUNG
1. Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu khái quát về kết quả của nhà trường đã đạt được trong học kỳ I năm học 20.... - 20.....
2. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình của lớp trong học kỳ I, bao gồm:
a. Đặc điểm của lớp
- Sĩ số học sinh, trong đó, nam, nữ:
- Con chính sách (liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, chất độc da cam). Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo; mồ côi; bệnh, tật):
- Danh sách hs cá biệt (ý thức yếu, kém - lực học kém)
- Biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hs
b. Những kết quả đã đạt được
- Hạnh kiểm
- Học lực
- Tỉ lệ hs giỏi
- Tỉ lệ hs tiên tiến:
c. Mặt hạn chế, tồn tại
3. Định hướng trong học kỳ II năm học 20.... - 20....
- Chất lượng giáo dục toàn diện của lớp
- Tỉ lệ hs giỏi :
- Tỉ lệ HS tiên tiến: - Tỉ lệ hs lên lớp
- HS giỏi cấp trường
- HS giỏi cấp huyện
- Các thành tích khác của lớp
4. Triển khai lại các loại chế độ chính sách của học sinh: (bao gồm các loại chế độ như Nghị quyết 22/ HĐND tỉnh Hà Giang, Nghị định 116 của chính phủ cho HS bán trú, Nghị định 86 về hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, Nghị định 57....)
5. Thông báo các chế độ của từng đối tượng hưởng như hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, được hưởng trong học kỳ I, số gạo ăn thừa trong học kỳ I của học sinh bán trú (giải thích rõ ràng từng chế độ, từng đối tượng được hưởng, vận động phụ huynh tiếp tục mua bổ sung vở viết, bút viết cho học sinh học kỳ 2..)
6. Thông báo thực đơn ăn bán trú học kỳ II.
7. Tổ chức phát các loại chế độ cho học sinh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giao cho giáo viên chủ nhiệm viết giấy mời, thông báo tới tất cả số phụ huynh học sinh về tham dự họp đầy đủ. Giáo viên chủ nhiệm các lớp chuẩn bị tốt nội dung để tổ chức họp phụ huynh. Yêu cầu giáo viên phó chủ nhiệm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong cả thời gian họp, phát các loại chế độ.
Sau khi các kết thúc họp ở các lớp giáo viên chủ nhiệm mời ban đại diện cha mẹ học sinh về họp với ban giám hiệu nhà trường.
Sau khi tổ chức họp các lớp gửi biên bản họp về ban giám hiệu chậm nhất vào ngày 20/01/20.....
Trên đây là nội dung tổ chức họp phụ huynh của trường .............. cuối học kỳ I năm học 20....-20..... Đề nghị giáo viên nghiêm túc thực hiện, có gì vướng mắc báo cáo với ban giám hiệu cùng giải quyết./.
Nơi nhận: - Ban giám hiệu; - Các tổ CM; Đã Ký - GVCN ...lớp; - Lưu. | HIỆU TRƯỞNG Đã Ký |
Kế hoạch họp phụ huynh cuối học kì 1 - Mẫu 2
SỞ GD&ĐT ….. TRƯỜNG ………… Số: ….. /KH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….…., ngày …tháng 01 năm 20…. |
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH
SƠ KẾT HỌC KỲ I VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ HỌC KỲ II
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20.... – 20....;
Căn cứ vào báo cáo sơ kết học kỳ I của Ban chuyên môn và các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tháng 12/20....;
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức họp phụ huynh toàn trường để báo cáo sơ kết công tác giáo dục của nhà trường trong học kỳ 1 và triển khai nhiệm vụ trong học kỳ II cụ thể như sau:
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tổ chức họp phụ huynh học sinh
- Thời gian: Họp phụ huynh các lớp vào hồi 14 giờ 00 phút, Thứ sáu, ngày 26/01/20.....
- Địa điểm: Tại phòng học của các lớp
- Người chủ trì: Giáo viên chủ nhiệm được phân công tại thời điểm tổ chức phiên họp.
- Thành phần: Phụ huynh học sinh các lớp (mỗi phụ huynh chỉ được họp cho con, em mình trong 01 lớp, 01 phụ huynh không được dự họp 02 học sinh trở lên trong 02 lớp khác nhau, Học sinh đang học tại nhà trường không được đi họp thay cho người nhà, học sinh khác).
2. Nội dung phiên họp
- Thông qua khái quát kết quả giáo dục học sinh toàn trường (Tóm tắt nội dung báo cáo sơ kết của nhà trường).
- Đánh giá chi tiết kết quả 2 mặt giáo dục của từng học sinh lớp chủ nhiệm.
- Báo cáo công tác thu, chi tài chính của lớp trong học kỳ I và dự toán thu, chi tài chính của lớp trong học kỳ II.
- Thông báo thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán và tựu trường của các em học sinh và các quy định của Sở GD&ĐT về nghỉ Tết Nguyên Đán 20.....
- Thông báo kế hoạch và nhiệm vụ của nhà trường, lớp trong học kỳ II.
- Đề xuất kiến nghị Hội phụ huynh lớp các phương án phối hợp, hỗ trợ với GVCN và nhà trường trong quản lý, giáo dục học sinh.
- Lập danh sách và xin số điện thoại phụ huynh học sinh để liên hệ.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Đối với Ban giám hiệu
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra công tác triển khai các phiên họp.
- Chuẩn bị các báo cáo có liên quan.
- Đón tiếp phụ huynh chu đáo.
3.2. Đối với tổ văn phòng
- Nhân viên tổ văn phòng tổ chức đón tiếp và hướng dẫn phụ huynh về các lớp học và trực tại phòng làm việc.
3.3. Giáo viên chủ nhiệm
- Quán triệt học sinh mời phụ huynh đi họp đầy đủ, đúng thành phần quy định.
- Chuẩn bị nội dung phiên họp cụ thể theo hướng dẫn trong kế hoạch.
- Phân công học sinh chuẩn bị bàn ghế, chè, nước đón tiếp phụ huynh chu đáo.
- Triển khai nội dung phiên họp chi tiết, hiệu quả.
- Nộp biên bản phiên họp cho đ/c Phạm Thị Hương sau khi kết thúc phiên họp.
3.4. Cán bộ, viên chức và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Có trách nhiệm đón tiếp và hướng dẫn phụ huynh học sinh
- Tổ chức cho học sinh dọn dẹp về sinh khuân viên trường lớp, khu nội trú sạch sẽ để đón tiếp phụ huynh.
Trên đây là kế hoạch tổ chức họp phụ huynh sơ kết học kỳ I và đề ra phương hướng, kế hoạch cho Học kỳ II. Đề nghị các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thông tin, trao đổi kịp thời với Ban giám hiệu để được thống nhất giải quyết./.
Nơi nhận - Các phó hiệu trưởng; - Các tổ CM, tổ VP; - Đoàn TN, Công đoàn; - Thông báo trên Website, bảng tin; - Lưu VP./. | HIỆU TRƯỞNG |
Kế hoạch họp phụ huynh cuối kì 1 - Mẫu 3
SỞ GD&ĐT ….. TRƯỜNG ………… Số: ….. /KH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….…., ngày …tháng 01 năm 20…. |
KẾ HOẠCH
Họp phụ huynh cuối học kỳ I năm học 20.....-20.....
Căn cứ điều lệ hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành; Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20.....-20..... ;
Trường THPT ................. xây dựng kế hoạch họp phụ huynh học sinh cuối học kì I năm học 20..... - 20..... cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông báo về những kết quả, thành tích của nhà trường và của lớp trong học kì I đồng thời nêu phương hướng học kì II năm học 20..... – 20......
Giúp phụ huynh học sinh nắm được tình hình học tập rèn luyện của con em mình và của tập thể lớp trong học kì I từ đó có biện pháp phối hợp cùng nhà trường và GVCN để nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh trong học kì II.
2. Yêu cầu
Các bộ phận có nhiệm vụ chuẩn bị chu đáo cho buổi học phụ huynh đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
GVCN cần có biện pháp để PHHS đi họp đầy đủ nhất có thể. Nếu trường hợp bất khả kháng PHHS không đi họp được GVCN p................. tổ chức họp bổ sung theo yêu cầu của nhà trường để PHHS nắm bắt được nội dung cuộc họp cuối kì I năm học 20.....-20....., bảo đảm 100% phụ huynh ký đồng thuận với các chủ trương của nhà trường.
GVCN chuẩn bị chu đáo nội dung cuộc họp theo hướng dẫn của BGH (Slide power point trình chiếu và clip về trường , lớp); chú ý trong ứng xử giao tiếp với phụ huynh và cẩn thận trong phát ngôn.
GVCN Không tạo không khí căng thẳng trong cuộc họp, dự kiến một số tình huống để có phương án xử lý kịp thời, nếu PH nào có ý kiến ngoài phạm vi xử lý thì GVCN mời lên gặp cô................. – Hiệu trưởng nhà trường để được giải quyết.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian
- 8h00 sáng chủ nhật ngày 08 tháng 01 năm 20.....
2. Địa điểm
Trường THPT ................., số 10 Tam Bạc, Minh Khai, Hồng Bàng, ................. Phòng
Phòng họp cụ thể:
Lớp | Phòng |
III. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh của 19 lớp.
IV. NỘI DUNG
1. Trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong học kì I; nêu phương hướng học kì II và phát động phong trào ủng hộ chương trình Tết yêu thương, Tết chia sẻ (nhà trường chuẩn bị)
2. Giáo viên chủ nhiệm báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện nhiệm vụ học kì I và nêu phương hướng học kì II (GVCN tự chuẩn bị video clip, pptx) đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 2 mặt giáo dục cho lớp mình.
a. Về giáo dục đạo đức
- Phấn đấu 100% học sinh thực hiện tốt 5 không: “Không bạo lực học đường, không nói tục, không nghỉ học tự do, không vi phạm luật ATGT, không vi phạm tệ nạn xã hội”. Không vi phạm tệ nạn xã hội ở đây là không buôn bán tàng trữ sử dụng thuốc lá các loại và không cờ bạc dưới mọi hình thức.
- Phấn đấu 100% học sinh biết chào hỏi lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi biết kính trên nhường dưới và chấp hành đúng nội quy của trường, lớp.
b. Về xây dựng phong trào học tập
- Các lớp tự đặt ra chỉ tiêu phấn đấu trong các đợt thi KSCL và kết quả học tập cuối năm (không có học sinh p................. thi lại, không có học sinh lưu ban); với K12 đặt chỉ tiêu về kết quả thi tốt nghiệp THPT đỗ 100%
3. GVCN phát phiếu điểm thi KSCL lần 1, lần 2 cùng kết quả thực hiện nề nếp nội quy và nhận xét của GVCN cho từng học sinh
4. GVCN trình bày kế hoach tổ chức các hoạt động mừng Xuân Quý Mão – 20..... và phát động phong trào ủng hộ chương trình Tết yêu thương – Tết chia sẻ.
- GVCN chọn địa điểm, thời gian, Ban đại diện CMHS trao đổi, thảo luận với tập thể phụ huynh về thời gian và địa điểm đi thăm và chúc Tết trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, trường khiếm thị, khiếm thính.
- Tham gia chương trình “Bánh chưng xanh – Tết An lành” cùng học sinh lớp.
- Tổ chức thăm và chúc Tết gia đình các học sinh vượt khó vươn lên trong học
tập.
- Bàn về kinh phí đóng góp , chi phí đi lai.
5. Ban Đại diện CMHS báo cáo thu chi học kì I và thông qua các khoản thu hỗ trợ hoạt động giáo dục học kì 2 sau đó cho PHHS ký đồng thuận, riêng khoản quỹ CMHS toàn trường, quỹ phô tô của học sinh GVCN phối hợp ban ĐDCMHS chuẩn bị biên bản để cho PHHS ký đồng thuận.
6. GVCN K11, K10 họp riêng với PHHS thi KSCL không đạt có ý thức kém, nêu nguyên nhân và bàn biện pháp khắc phục
GVCN cho học sinh thi không đạt và PHHS cùng họp với BGH từ 9h30 tại phòng 201
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TT | Nội dung công việc | Phân công | Ghi chú |
1 | Phụ trách chung | Đ/c ................. | |
2 | Xây dựng kế hoạch | đ/c ................. | |
3 | Viết giấy mời, gửi cho PHHS tham gia đi họp đầy đủ. | GVCN 19 lớp | |
4 | Chuẩn bị giấy mời, video clip tổng hợp các hoạt động của nhà trường trong học kì I | Đ/c ................. | |
5 | Chuẩn bị biên bản họp và thu biên bản họp PHHS từ GVCN. | Đ/c ................. |
7 | Công tác gửi xe, an ninh an toàn, vệ sinh các phòng học. | Đ/c................. và tổ bảo vệ nhà xe | |
8 | Chuẩn bị hệ thống nghe nhìn các lớp | Đ/c ................., ĐTN | |
9 | Hướng dẫn PHHS lên phòng họp | Chi đoàn giáo viên, ĐVTN | Đ/c Vũ Thị Thanh Thủy – PHT kiểm tra giám sát |
Trên đây là kế hoạch tổ chức họp phụ huynh cuối kì I năm học 20..... - 20..... của trường THPT .................. Đề nghị CB,GV,NV nghiêm túc thực hiện, có gì vướng mắc báo cáo với đ/c................. - Hiệu trưởng nhà trường để được giải quyết./.
Nơi nhận - Các phó hiệu trưởng; - Các tổ CM, tổ VP; - Đoàn TN, Công đoàn; - Thông báo trên Website, bảng tin; - Lưu VP./. | HIỆU TRƯỞNG |
Kế hoạch họp phụ huynh cuối kì 1 - Mẫu 4
SỞ GD&ĐT ….. TRƯỜNG ………… Số: ….. /KH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….…., ngày …tháng 01 năm 20…. |
Căn cứ vào Thông tư số 55/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành Điều lệ Ban dại diện cha mẹ học sinh;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị,
Trường Mẫu giáo .............. xây dựng kế hoạch họp phụ huynh học sinh đầu năm học 20... - 20.... cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giúp phụ huynh học sinh hiểu các qui định của trường, chế độ sinh hoạt của trẻ ở lớp.
- Tuyên truyền về các nội dung phòng chống dịch bệnh Covid-19, dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết và các bệnh theo mùa.
- Thỏa thuận với phụ huynh một số khoản thu đầu năm học 20...-20.....
- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
II. NỘI DUNG HỌP
1. Sinh hoạt một số nội quy của nhà trường năm học 20...-20....
- GV đón trẻ từ 6 giờ 45 phút đến 7 giờ 15 phút. Đúng 7 giờ 15 trường đóng cổng để các lớp ổn định tập thể dục sáng, hoạt động ngoài trời. Chiều mở cổng lúc 4 giờ và trả trẻ đến 4 giờ 30 phút. Mong quí PH thực hiện đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng đến thời gian học tập vui chơi của các cháu cũng như các hoạt động khác của nhà trường.
- Khi đưa trẻ đến trường PH nên dẫn trẻ đến tận tay giáo viên, không bỏ cháu chạy từ cổng trường vào. Khi đưa trẻ đến lớp PH để xe ngoài cổng, không chạy xe vào sân trường. PH tiếp xúc với GV ở cửa lớp, hạn chế đi vào phòng học để phòng tránh các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho trẻ đề nghị phụ huynh chấp hành những quy định của nhà trường trong hoạt động đưa đón trẻ như sau: phụ huynh đưa đón trẻ phải mang khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào trường.
- PH không cho trẻ đeo nữ trang bằng vàng thật đến trường. Nếu có xảy ra trường hợp mất mát nhà trường không chịu trách nhiệm.
- Đối với những cháu có tiền sử bệnh đặc biệt là những bệnh gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ phụ huynh nên trao đổi với giáo viên để GV theo dõi trẻ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- PH xin phép nghỉ học cho cháu thì phải xin trước một ngày nhà trường mới có thể trừ tiền ăn cho cháu. Sau 16 giờ 30 phút trường không giải quyết trường hợp xin nghỉ (có trừ tiền ăn).
- Nếu vì lí do đặc biệt cháu có thể nghỉ học từ 1 – 2 tháng đề nghị phụ huynh báo kịp thời để nhà trường cắt danh sách cháu, không phải thu các khoản học phí, chăm sóc bán trú (phụ phí).
- Trẻ nghỉ một vài ngày nhà trường chỉ trừ tiền ăn, không trừ tiền học phí và chăm sóc bán trú.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu chi bán trú, PH vui lòng đóng các khoản tiền hằng tháng từ 1 đến 10 tây hàng tháng tại phòng hành chính. Khi đóng tiền phải kí tên đủ các chữ kí theo yêu cầu và giữ biên nhận, phiếu thu đề phòng trường hợp mất có thể đối chiếu lại.
2. Thực hiện Chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
* Về giáo dục: Nhà trường tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục nhà trường được xây dựng theo Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; lồng ghép các chuyên đề giáo dục như lễ giáo, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục bảo vệ môi trường biển và hải đảo....; tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề nâng cao giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, chuyên đề lồng ghép học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhà trường cố gắng đảm bảo thực hiện an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và phòng chống bạo lực học đường; tuy nhiên theo chương trình GDMN dạy trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, phải cho trẻ tham gia các hoạt động trãi nghiệm thực tế, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện nên trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động đôi lúc không tránh khỏi trầy sướt rất mong phụ huynh thông cảm và hỗ trợ phối hợp tốt với nhà trường trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Về nuôi dưỡng, chăm sóc: Chế độ ăn của trẻ tại trường theo quy định trong Chương trình GDMN là 01 bữa chính và 01 bữa phụ, nhưng khảo sát đầu năm nhìn chung trẻ tại trường có tỉ lệ phát triển không đồng đều có khá nhiều trẻ thể nhẹ cân. Trước tình hình trên, bộ phận chuyên môn phụ trách công tác nuôi tham mưu và xin ý kiến phụ huynh sẽ tăng thêm bữa sữa bột buổi sáng vào khẩu phần ăn của trẻ trong ngày tại trường vào lúc 8 giờ 15 phút.
3. Thỏa thuận với PH các khoản thu, chi trong năm học
Thực hiện theo Công văn số 1444/SGD&ĐT-KHTC của Sở GD&ĐT Bến Tre ngày 16/7/20... về việc thực hiện các khoản thu, chi và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu hợp pháp trong các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 20...-20..... Nhà trường thực hiện thỏa thuận với phụ huynh các khoản thu theo quy định như sau:
3.1. Thu, chi phục vụ bán trú
3.1.1 Tiền ăn: 22.000 đồng/ngày/trẻ (mua thực phẩm cho trẻ ăn trong ngày nguồn cung cấp từ công ty thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn gốc thực phẩm cũng như việc đảm bảo ATVSTP).
3.1.2 Chăm sóc bán trú (phụ phí): thực hiện thu theo tháng
* Dự thu 210.000 đồng/tháng/trẻ (150 học sinh) với các nội dung chi
* Dự chi:
a/ Chi trả thù lao cho cô nuôi:
- Chi trả lương cho 3 cấp dưỡng theo mức lương vùng + Chứng chỉ nghề: 11.261.000 đ/tháng
- Đóng bảo hiểm xã hội 3 cấp dưỡng theo quy định: 4.027.000 đ/tháng
- 2% kinh phí công đoàn 3 cấp dưỡng (nếu có): 252.000đ /tháng.
b/ Chi tiền phục vụ công tác bán trú:
- Chi trả tiền hợp đồng công nhật cho 2 nhân viên phục vụ dọn dẹp vệ sinh cho trẻ: Bình quân: 22 ngày x 165.000đ x 2 = 7.260.000 đ/tháng.
- Kế toán: 1.100.000 đ/tháng. Ra phiếu thu tiền, hỗ trợ thủ quỹ thu tiền từ phụ huynh. Làm hồ sơ sổ sách bán trú, đối chiếu với thủ quỹ các khoản thu bán trú từ phụ huynh, ra phiếu chi tiền mặt trả tiền nơi cung cấp thực phẩm, hàng hóa phục vụ cho công tác bán trú...Cập nhật bán trú vào phần mềm, in sổ sách kế toán bán trú…..
- Thủ quỹ: 1.000.000 đ/tháng. Thu tiền từ phụ huynh, hỗ trợ kế toán tính tiền các hóa đơn chợ trong ngày, thanh toán các hóa đơn thực phẩm trong tuần, đối chiếu với kế toán các khoản thu bán trú từ phụ huynh...Cập nhật sổ kho thực phẩm hàng ngày.
c/ Các vật dụng phục vụ bán trú:
- Chi mua bổ sung tô inox ăn cơm cho trẻ, muỗng, xoong, dao, xô đựng canh, đựng món kho, thau, rỗ…480.000 đ/tháng, dự chi 4.320.000đ/năm học.
d/ Chi khác:
- Xà phòng, nước rửa chén, khăn lau tay, bao tay, khẩu trang, nước lau sàn, tạp dề, thuốc xịt côn trùng, wim tẩy, bao đựng rác, chổi, thảm, bột giặt, Wim tẩy,…Thùng đựng rác, ki hốt rác, bộ lau sàn…..chi theo nhu cầu thực tế. Dự kiến chi 2.740.000đ/tháng.
- Chi tiền nước bình, gồm:
+ Nước pha sữa, nước nấu ăn, nước uống:
190 bình/tháng x 8.000đ/bình = 1.520.000 đồng
- Chi tiền chất đốt:
Gas nấu ăn, nấu cơm, nấu nước:
6 bình/tháng x 355.000đ/bình = 2.130.000 đồng
3.2. Tiền học phí (khoản thu bắt buộc)
Nhà trường tiếp tục thực hiện thu học phí trong năm học 20...-20.... với hình thức không dùng tiền mặt cụ thể phương thức như sau: Trước mỗi đợt thu, nhà trường sẽ gởi giấy báo nộp tiền cho từng phụ huynh, trên giấy báo nộp tiền sẽ có đầy đủ thông tin, gồm tên học sinh, mã học sinh, lớp, số tiền phải nộp, mã vạch…
Phụ huynh có thể thanh toán qua Viettelpay sử dụng tài khoản trên điện thoại để thanh toán; nếu phụ huynh có thẻ ATM hoặc tài khoản ngân hàng cũng có thể tải ứng dụng Viettelpay để thanh toán.
Trường hợp phụ huynh chưa biết cách sử dụng Viettelpay nhà trường sẽ giúp phụ huynh liên hệ với Tập đoàn viễn thông Viettel đến hướng dẫn và tạo giúp phụ huynh ứng dụng Viettelpay để có thể thực hiện việc thanh toán học phí với hình thức không dùng tiền mặt theo quy định. Rất mong phụ huynh thông cảm và chia sẽ giúp nhà trường có thể thực hiện tốt nội dung thu học phí với hình thức không dùng tiền mặt.
XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH VỀ THỜI GIAN NỘP HỌC PHÍ
Trường xin ý kiến phụ huynh về kỳ đóng học phí, theo Nghị quyết số 18/2015/NQ-HĐND của UBND tỉnh Bến Tre về mức thu học phí trên địa bàn tỉnh, Trường Mẫu giáo .............. thuộc dạngtrường ở nông thôn có tổ chức bán trú thì mức thu là 60.000 / học sinh / tháng; học kỳ I từ tháng 9 đến tháng 12 là 4 tháng: 240.000 đồng; học kỳ II là 5 tháng: 300.000 đồng. Tổng cộng cả năm là 540.000 / năm học. Trường sẽ tiến hành thực hiện gởi thông báo đến phụ huynh vào tháng 10 vậy xin ý kiến của phụ huynh nộp theo học kỳ hay nộp cả năm học. Nhằm giúp nhà trường được thuận lợi trong việc theo dõi, đối chiếu trên phần mềm, nên nhà trường rất mong phụ huynh hết sức thông cảm và chia sẽ với trường trong việc nộp học phí theo học kỳ hoặc năm học.
Học sinh thuộc hộ nghèo được giảm 100% tiền học phí, hộ cận nghèo được giảm 50% tiền học phí (theo quy định).
3.3 Các khoản phụ huynh tự trang bị:
- Học phẩm mầm non, đồ dùng học tập: nhà trường công khai danh mục các loại sách, học liệu giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non phụ huynh tự trang bị theo yêu cầu của chương trình.
- Đồ dùng dụng cụ học tập cần thiết trong năm (có danh mục kèm theo): phụ huynh tự trang bị theo danh mục cần thiết cho trẻ sử dụng trong năm học.
- Các dụng cụ cá nhân như nệm gối trẻ ngủ phụ huynh tự trang bị.
- Đồng phục: nhà trường sẽ ra mẫu (màu sắc mẫu mã không thay đổi so với năm học trước), phụ huynh liên hệ với nơi cung cấp sản phẩm theo mẫu nhà trường.
3.4. Các khoản không bắt buộc (tùy vào nhu cầu của PH)
- Nhà trường có hợp đồng Câu lạc bộ Hoa Thương tổ chức cho trẻ học Aerobic nhằm giúp bé có cơ hội rèn luyện thể chất cũng như phát hiện bé có năng khiếu về hoạt động thể dục thể thao có điều kiện được bồi dưỡng, phát triển năng khiếu. Học phí 60.000 đồng/tháng/trẻ. Phụ huynh có nhu cầu cho trẻ học thì đăng ký với Câu lạc bộ Hoa Thương.
- Trường tiếp tục thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ theo nhu cầu của phụ huynh mỗi lớp 20 bé theo độ tuổi (dự kiến với mức học phí là 270.000 đồng/tháng/trẻ trong đó bao gồm cả giáo trình học của bé trong năm); thời gian học là 25-30 phút 01 buổi, tuần học 02 buổi). Phụ huynh có nhu cầu thì đăng ký với giáo viên chủ nhiệm khi nào đủ số lượng trẻ đăng ký trường sẽ lập kế hoạch gửi PGD&ĐT xin chủ trương tổ chức.
4. Tuyên truyền phòng chống bệnh Covid-19 tại gia đình, chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng.
4.1. Tuyên truyền phòng chống bệnh Covid-19
Gia đình nên thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho người thân và cộng đồng
a. Thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch
- Khi ho hoặc hắt hơi: Che kín mũi, miệng bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng; rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch.
- Các hành vi vệ sinh cá nhân khác: tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không khạc nhổ bừa bãi; súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng; thay và giặt sạch quần áo đi làm, đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà (nếu có thể).
b. Thực hành vệ sinh chung và các quy định phòng, chống dịch COVID-19
- Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết. Luôn đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà.
- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Giữ khoảng cách tối thiểu và luôn đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.
- Không tụ tập đông người tại nhà; hạn chế đến nơi đông người, giữ khoảng cách tối thiểu với người xung quanh; không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi ra môi trường.
c. Vệ sinh nhà cửa:
- Lau nền nhà: quét sạch nhà trước, sau đó dùng cây lau nhà lau toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa thông thường hoặc hóa chất khử khuẩn theo nguyên tắc lau từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
- Lau bề mặt vật dụng (đặc biệt là mặt bàn ghế, khung giường, tủ quần áo, tay nắm cửa và các vật dụng khác trong nhà,…): dùng giẻ hoặc khăn lau thấm các chất tẩy rửa thông thường như: chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng. Các bề mặt cần lau theo nguyên tắc từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Thời gian cách ly sau khi khử khuẩn ít nhất là 30 phút.
- Nếu nền nhà hoặc bề mặt vật dụng bẩn, cần làm sạch nền nhà, bề mặt bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
- Khi có khách đến nhà, nên lau khử khuẩn cho các đồ dùng, vật dụng ở những vị trí khách có tiếp xúc ngay khi khách rời đi (nếu có thể).
- Sử dụng găng tay, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa.
- Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
d. Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà:
- Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ.
- Sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa.
e. Thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền và cơ quan y tế địa phương.
f. Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên điện thoại di động hoặc trên máy tính, tải ứng dụng Bluezone.
g. Đối với hộ gia đình có người già, người cao tuổi, người có bệnh nền, bệnh mãn tính thì hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, khi có biểu hiện bệnh thì gọi điện đến các cơ sở y tế để khai báo và được tư vấn, cập nhật tình hình sức khỏe qua ứng dụng NCOVI.
h. Tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hàng ngày. Nếu thấy có biểu hiện mệt./.
4.2. Tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng
a/ Trẻ béo phì
* Trẻ em “thừa cân” đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh cũng như các cô giáo ở các trường mầm non, mẫu giáo. Thừa cân, béo phì không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ. Chữa béo phì cho trẻ cũng không hề đơn giản, nên các phụ huynh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn cho con nếu có dấu hiệu béo phì.
- Nguyên nhân trẻ bị béo phì: di truyền từ bố mẹ; bé bị hội chứng thèm ăn; bị rối loạn nội tiết tố; ba mẹ quá nuông chiều cho xem ti vi nhiều lười vận động; ngoài ra sự thiếu kiến thức về dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý cũng sinh ra béo phì ở trẻ.
- Một số biện pháp về phòng chống béo phì tại trường là giúp trẻ giảm cân hợp lý, phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ: tập cho trẻ vận động vừa sức, cho trẻ tập thể dục chơi các loại trò chơi giúp tăng chiều cao; lao động trực nhật vừa sức. Về chế độ ăn của trẻ thì béo phì uống sữa gầy (sữa tách béo); giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn; cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều trái cây (trẻ có cảm giác no nhưng nhanh đói, bù lại trẻ sẽ được cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe); không ăn nhiều bánh kẹo, ăn nhiều rau trái, tích cực vận động vừa sức, nhai kỹ khi ăn, không xem ti vi nhiều…
b/ Trẻ suy dinh dưỡng
* Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và proteincũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể PT. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chât, tinh thần và vận động của trẻ.
* Nguyên nhân: do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái; do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…; do điều kiện kinh tế xã hội.
* Biện pháp cải thiện trẻ SDD: Chế độ ăn cân đối hợp lý phối hợp nhiều loại thực phẩm, nên chia nhỏ bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để dễ hấp thu. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng: phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 nhóm thực phẩm. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 nhóm nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung; luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh với trẻ. Với những trẻ bị duy dinh dưỡng nếu bữa chính trẻ không ăn hết suất nên tăng thêm bữa phụ cho trẻ.
Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối hoài hòa nếu được sự quan tâm chăm sóc đúng cách. Các bậc phụ huynh nên phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng khi trẻ học tại trường nhằm giúp trẻ có thể trang tốt, tinh thần vui vẻ, giúp trẻ hoạt bát nhanh nhẹn và tham gia tốt các hoạt động vui chơi học tập tại trường.
5. Ý kiến phụ huynh
Nhà trường trưng cầu ý kiến phụ huynh và giải trình hợp lý các vấn đề phụ huynh quan tâm, đặt câu hỏi.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
* Thời gian
Dự kiến ngày .....tháng ..... năm 20...
* Địa điểm: Trường Mẫu giáo .........
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch họp phụ huynh, triển khai trong hội đồng sư phạm.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên:
+ Chủ trì cuộc họp: hiệu trưởng;
+ Chuẩn bị thư mời, danh sách phụ huynh kí tên: phó hiệu trưởng;
+ Mời phụ huynh, bố trí chỗ ngồi: giáo viên các lớp;
+ Chuẩn bị kế hoạch các khoản thu, chi: kế toán;
+ Sắp xếp xe trên sân, chỉnh âm thanh: bảo vệ;
+ Tuyên truyền phòng bệnh: Mời y tế trạm.
Trên đây là kế hoạch tổ chức họp phụ huynh của Trường Mẫu giáo .............. năm học 20...-20....
Nơi nhận - Các phó hiệu trưởng; - Các tổ CM, tổ VP; - Đoàn TN, Công đoàn; - Thông báo trên Website, bảng tin; - Lưu VP./. | HIỆU TRƯỞNG |