Hoạt động trải nghiệm 7: Vượt qua khó khăn Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 21 sách Kết nối tri thức
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 7 Bài 1: Vượt qua khó khăn hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức trang 21, 22.
Qua đó, các em dễ dàng chia sẻ về cách thức vượt qua khó khăn của bản thân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. Vậy Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 bài 1: Vượt qua khó khăn
Hoạt động 1: Tìm hiểu và chia sẻ về cách thức vượt qua khó khăn
Câu 1: Kể về những tấm gương vượt khó mà em biết: Những khó khăn họ đã gặp phải và cách họ đã vượt qua khó khăn đó.
Trả lời:
Mẫu 1:
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Người thầy giáo bị khuyết tật nhưng vẫn vươn lên học tập, ý chí kiên cường để trở thành một người tài giỏi, đóng góp cho xã hội.
Mẫu 2:
Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.
Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân, thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.
Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.
Câu 2: Chia sẻ:
- Những khó khăn mà em gặp phải trong học tập và cuộc sống.
- Làm thế nào để em có thể vượt qua những khó khăn đó?
Trả lời:
- Em chia sẻ về những khó khăn đã gặp phải trong thực tế cuộc sống: Tự ti, học kém một số môn khó, thuyết trình kém…
- Chia sẻ và thảo luận cùng bạn về những cách em vượt qua khó khăn: Rèn luyện thường xuyên, chăm chỉ học tập và tìm tòi những môn học khó.
- Em cùng bạn chia sẻ và thảo luận những khó khăn gặp phải trong học tập và cuộc sống để cùng nhau hoàn thiện bản thân hơn.
Câu 3: Lựa chọn một khó khăn mà các bạn trong nhóm đã gặp phải và thảo luận để đưa ra cách thức vượt qua khó khăn đó.
Gợi ý:
- Cách bạn Minh vượt qua khó khăn trong học tập môn Toán:
- Xác định được nguyên nhân vì sao Minh chưa học tốt môn Toán.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn Toán
- Suy nghĩ tích cực là mình hoàn toàn có thể tiến bộ.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ
Trả lời:
- Em lựa chọn khó khăn trong nhóm hoặc bản thân đã gặp phải để thảo luận và đưa ra cách thức vượt qua khó khăn.
- Ví dụ: Cách bạn Mai vượt qua sự tự ti
- Xác định nguyên nhân của sự tự ti: do tính cách hướng nội, rụt rè, do sợ sai hay ngại ngùng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch để bạn Mai vượt qua tự ti trở nên tự tin: Luyện tập thể hiện hàng ngày, dần dần nêu ý kiến trước mọi người.
- Suy nghĩ tích cực và chủ động học hỏi.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ, cùng luyện tập từ bạn bè.
Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn
Câu 1: Em hãy xác định một số khó khăn của bản thân trong học tập và trong cuộc sống cần phải vượt qua.
Trả lời:
Em xác định những khó khăn của bản thân trong học tập và trong cuộc sống cần vượt qua. Có thể do hoàn cảnh khách quan hoặc từ chủ quan.
Câu 2: Lập kế hoạch cụ thể (trong một tuần hoặc một tháng) để vượt qua các khó khăn đó.
Gợi ý:
Trả lời:
- Em lập kế hoạch vượt qua khó khăn theo gợi ý.
- Tham khảo những ý kiến đã đưa ra ở phần trước và xây dựng kế hoạch phù hợp với bản thân.
Câu 3: Thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân. Lưu lại kết quả thực hiện kế hoạch vượt khó của em bằng hình ảnh, bài viết hoặc sản phẩm đã làm.
Trả lời:
- Em thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn đã thực hiện.
- Trong quá trình luyện tập em có thể chụp ảnh, ghi lại nhật kí, viết bài về hành trình đã trải qua.
Câu 4: Chia sẻ kết quả vượt qua khó khăn của bản thân.
Trả lời:
- Thực hành chia sẻ kết quả đã đạt được/ chưa đạt được trong quá trình thực hành.
- Từ đó em đưa ra những phương hướng để tiếp tục hoàn thiện bản thân và vượt qua khó khăn đang gặp phải.
Hoạt động 3: Sưu tầm tấm gương vượt khó và bài học kinh nghiệm cho bản thân
Câu 1: Sưu tầm tấm gương vượt khó ở lớp, trường, địa phương.
Trả lời:
- Em sưu tầm những tấm gương vượt khó ở lớp, trường, địa phương. Có thể là những tấm gương tiêu biểu ở địa phương/ một bạn trong lớp.
Mẫu 1: Bạn Hoa là bạn học cùng lớp với e từ cấp 1. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã đạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa.
Mẫu 2: Trần Thị Huyền à một cô gái nhỏ nhắn, dễ thương sống có phần khép kín, nhưng có một nghị lực bền bỉ, biết vượt lên hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt để khẳng định mình. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là hộ nghèo của xã Yên Phong, huyện Yên Mô. Bố lâm bệnh khi phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của người con trai cả nên mất khả năng lao động. Huyền tận mắt chứng kiến sự ra đi trong đau đớn của anh trai, tưởng rằng nỗi đau đó sẽ khiến cô gái bé bỏng gục ngã, nhưng Huyền đã vượt qua nỗi đau về tinh thần, sự mất mát không thể bù đắp của người thân để vươn lên như một mầm non giữa sa mạc khô cằn. Mẹ của Huyền làm công nhân lương 3 triệu đồng/tháng, dưới Huyền còn 1 em trai đang học cấp 1. Mọi chi phí cho cuộc sống và học tập của chị em Huyền đều trông chờ vào đồng lương công nhân của mẹ. Huyền đã phải nếm trải khó khăn vất vả khổ cực từ khi còn nhỏ nên em hiểu hơn ai hết gánh nặng đè lên đôi vai gầy yếu của mẹ. Nhiều lần em đã có ý định nghỉ học để đi làm thêm một mặt vì gia đình không đủ khả năng kinh tế để trang trải cho cuộc sống học tập của em, mặt khác là lo phụ giúp mẹ và gia đình. Nhưng với bản tính chăm chỉ và tinh thần vượt khó, sự động viên, giúp đỡ kịp thời của các thầy cô giáo, nhà trường, Huyền đã không ngừng cố gắng nỗ lực học học tập thật tốt để có thể thực hiện ước mơ của mình.
Câu 2: Rút ra bài học kinh nghiệm và làm theo những tấm gương đó.
Trả lời:
Em rút ra những bài học kinh nghiệm và làm theo như giữ ý chí kiên cường, chăm chỉ luyện tập và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.