Hoạt động trải nghiệm 10: Xây dựng quan điểm sống Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 trang 15 sách Chân trời sáng tạo
Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2 giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo để trả lời 8 nhiệm vụ bài Xây dựng quan điểm sống được nhanh chóng chính xác và dễ dàng hơn.
Soạn Hoạt động trải nghiệm 10 Chủ đề 2 Chân trời sáng tạo trang 15→ 24 được trình bày rất đẹp, rõ ràng dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Xây dựng quan điểm sống
Nhiệm vụ 1
Tìm hiểu về quan điểm sống của bản thân
Câu 1. Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống.
Trả lời:
Quan niệm sống là những tư tưởng tồn tại trong đời sống tinh thần nhưng lại chính là kim chỉ nam định hướng cho những suy nghĩ và hành động của con người.
Câu 2
Chia sẻ quan điểm sống của em và đưa ra nhận xét về quan điểm sống của các bạn dưới đây:
Trả lời
Hs tự chia sẻ quan điểm sống
=> Tất cả các bạn trong tranh mỗi người đều có một quan điểm sống khác nhau, và mỗi quan điểm sống đó rất có ý nghĩa, đáng để học hỏi
Câu 3
Chỉ ra một số quan điểm sống mà em đánh giá cao và những biểu hiện của quan điểm sống đó.
Trả lời
- “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là bài học sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.
- Tích cực hợp tác, đoàn kết để đi đến mục tiêu chung.
“Ở hiền gặp lành” là răn dạy về cách sống ở đời, khuyên con người ta sống tử tế ắt sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Nhiệm vụ 2
Xác định đặc điểm tính cách của bản thân
Câu 1. Lựa chọn và sắp xếp những từ thể hiện nét tính cách của em theo các mối quan hệ phù hợp.
Trả lời
HS tự lựa chọn phù hợp với bản thân
Câu 2. Chỉ ra những nét tích cực và chưa tích cực trong tính cách của em.
Trả lời
Vui vẻ nhưng nóng tính
Vội vã nhưng lạc quan
Nhiệm vụ 3
Tìm hiểu cách tư duy phản biện
Câu 1. Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của người có tư duy phản biện.
Trả lời
Trao đổi dễ dàng với người có quan điểm khác mình
Không ngại tranh luận, sẵn sàng tiếp nhận và xem xét những ý kiến khác mặc dù có thể trái với quan điểm của mình.
Kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Luôn lắng nghe thông tin nhiều chiều, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trước khi xác lập suy nghĩ của mình.
Thường đặt ra nhiều câu hỏi:
Thường đặt nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề trước khi ra quyết định
Câu 2. Thảo luận về cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng theo hướng dẫn sau:
Trả lời
HS cùng nhau thảo luận theo gợi ý
Nhiệm vụ 4
Rèn luyện tư duy phản biện thông qua tranh biện
Câu 1. Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biếu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Trả lời
Bước 1: Đọc kĩ chủ đề tranh biện
Bước 2: Xác định luận điểm và sắp xếp các ý luận điểm cho logic
Bước 3: Sắp xếp và cân bằng các câu tranh biện
Bước 4: Trình bày tự tin, rõ ràng
Bước 5: Lập luận phản bát, bảo vệ ý kiến
Bước 6: Trả lời, thuyết phục các câu hỏi
Câu 2. Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa vào các bước hướng dẫn trên:
Trả lời
HS thực hành tranh biện
- Xây dựng lập luận đồng ý hoặc phản đối.
- Tập trình bày các lập luận, tập phối kết hợp trong trình bày giữa các thành viên trong nhóm.
- Tập lập luận phản biện với chính ý kiến của mình.
Câu 3. Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện.
Trả lời
- Bạn A nói: “3×3=12”, bạn B đáp lại: “Sai, 3×3=9”. Lúc này thì nó không được gọi là tư duy phản biện vì không thể đưa ra những lý lẽ chứng cớ mà mình quan sát được, và nó vốn là tất nhiên.
– Bạn A kể “B là 1 học sinh học giỏi”, Bạn C dựa trên quan sát tổng thể về điểm số cũng như cách phát biểu trong những giờ học và khẳng định “B là học trò dỡ bởi vì….”. Đây chính là một tư duy phản biện nhưng cùng lúc đó C cũng phải đưa ra những lý lẽ, chứng cớ mà mình quan sát được về bạn B.
Câu 4. Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.
Trả lời
HS tự chia sẻ
Nhiệm vụ 5
Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân
Câu 1. Điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống dưới đây:
Trả lời
Nhân vật nam: Phải cố gắng ren luyện bản thân nhiều hơn vì tính cẩn thận sẽ rất cần thiết
Nhân vật nữ: Sẽ nhìn nhận lại những khuyết điểm bản thân, vì B phê bình để mình thấy khuyết điểm đó và ngày càng hoàn thiện hơn
Câu 2: Chia sẻ cách điều chỉnh tư duy tích cực của em và những tình huống em điều chỉnh mang lại kết quả tốt đẹp.
Trả lời
Tư duy tích cực:
- Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân.
- Điều chỉnh cách suy nghĩ.
- Thay đổi thói quen.
- Cẩn trọng trong lời nói.
- Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ.
- Thể hiện sự biết ơn
- Luôn nghĩ đến sự thành công
- Sắp xếp lại suy nghĩ
- Kiểm soát các luồng suy nghĩ tiêu cực
- Kết bạn với những người bạn lạc quan mang suy nghĩ tích cực
Nhiệm vụ 6
Trao đổi với các bạn về cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Trả lời:
Gợi ý 1
- Học sinh trao đổi theo nhóm để đưa ra những điểm mạnh/ điểm yếu.
- Thực hành khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
Khắc phục điểm yếu | Phát huy điểm mạnh |
- Trễ giờ, thiếu sáng tạo trong học tập. | - Tự tin trước đám đông. |
- Vội vàng, không cẩn thận… | - Nhiệt tình giúp đỡ người khác. |
- Ngại giao tiếp tiếng Anh. | - Khả năng kể chuyện truyền cảm. |
Gợi ý 2
+ Điểm mạnh: Tự chủ, sáng tạo
+ Cách phát huy điểm mạnh:
Chủ động, tự giác hoàn thành các công việc, bài tập mà thầy cô giáo, câu lạc bộ giao cho.
Không ngừng tìm tòi thêm kiến thức, thông tin về các lĩnh vực, môn học liên quan
+ Điểm yếu: Đôi khi quá sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ yêu cầu, chủ động làm những việc không cần thiết
Thông tin tìm kiếm được cần được chắt lọc kỹ càng.
Sáng tạo trong khuôn khổ yêu cầu của nhiệm vụ.
Câu 2: Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
Trả lời:
Xác định và thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
Câu 3: Chia sẻ về kết quả rèn luyện của em trong phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Trả lời:
- Em đã tích cực phát huy điểm mạnh, tạo kết quả và ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.
- Em khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân, trở thành một học sinh hoàn thiện hơn.
Nhiệm vụ 7
Thể hiện quan điểm sống tích cực trong cuộc sống
Câu 1. Thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng những hành vị, việc làm cụ thể.
Gợi ý:
- Nghiêm khắc với chính mình; yêu thương bản thân,...
- Hòa đồng và tôn trọng người khác,...
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vi văn minh, lịch sự,...
- Giữ gìn, trân trọng tài sản chung,...
Trả lời:
- Học sinh thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
- Học sinh hướng tới những quan điển sống tích cực, yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.
- Thể hiện những quan điểm sống tích cực bằng cách quan tâm, yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh.
Câu 2. Lan toả những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.
Trả lời
- Thực hành lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.
- Lan tỏa những điều tích cực bằng các hành động cụ thể.
- Chia sẻ cảm xúc sau hoạt động: vui vẻ, hạnh phúc, có động lực…
Nhiệm vụ 8
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.
Trả lời:
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
- Thực hành xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.