Văn mẫu lớp 12: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái (3 mẫu) 3 đoạn văn mẫu lớp 12
Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người?
Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái
Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái - Mẫu 1
Hệ sinh thái có một vai trò quan trọng trong cuộc sống tự nhiên. Mất cân bằng sinh thái có nghĩa là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm giảm hoặc thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ. Những hoạt động khai thác, sản xuất của con người có tác động đến môi trường, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Nhiều loài động, thực vật có phải đối mặt với việc môi trường sống bị phá hủy. Thậm chí bản thân các loài động, thực vật đó cũng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Không chỉ vậy, con người sẽ phải đối mặt với nhiều hiểm họa hơn trong cuộc sống như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… xảy ra ngày càng nhiều. Nhiều giả thiết cho rằng, nguồn gốc của virus gây ra đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ các loài động vật hoang dã. Như vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo vệ cân bằng hệ sinh thái. Mỗi người hãy có ý thức bảo vệ môi trường, sống hòa hợp với thiên nhiên. Chúng ta cần phải khai thác tài nguyên một cách hợp lý, ngăn cấm các hành vi săn bắn, sử dụng động vật hoang dã. Đồng thời, việc bảo vệ rừng là vô cùng cần thiết, vì đó là lá phổi xanh của thế giới - có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái. Con người hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái - Mẫu 2
Trái đất đang phải đối mặt với một mối nguy hại đang thường trực - mất cân bằng hệ sinh thái. Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái làm giảm thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ. Nguyên nhân xuất phát từ chính những hoạt động khai thác, sản xuất của con người. Thực tế đã chứng minh, những nước có nền công nghiệp phát triển là những người mà người ta làm hại nhiều nhất đến bầu khí quyển. Lượng khói bụi mà hàng ngày các ống khói nhà máy và xe cộ thải ra làm cho tầng ôzôn (tấm lá chắn) của chúng ta bị thủng. Cũng từ đó mà nhiệt độ của trái đất hàng năm cứ nhích dần lên làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Và như thế có nghĩa là loài người sẽ đứng trước nguy cơ bị dìm trong biển nước. Hành vi chặt phá rừng bừa bãi khiến tài nguyên rừng của chúng ta bị cạn kiệt, môi trường sống của chúng ta không được trong lành mà còn gây ra mất cân bằng sinh thái. Diện tích rừng đầu nguyên bị hủy hoại cũng chính là nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta phải đối diện với nhiều trận lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đáng nói hơn cả là việc săn bắt động vật hoang dã, để sử dụng, giết thịt… đã tạo ra lỗ hổng trong chuỗi thức ăn. Tất cả những điều này đã có tác động xấu đến cân bằng hệ sinh thái. Bởi vậy mà con người cần phải có ý thức hơn trong việc chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên, duy trì hệ sinh thái luôn trong trạng thái cân bằng.
Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái - Mẫu 3
Con người cùng nhau chung sống dưới một mái nhà chung là trái đất. Nhưng chúng ta dường như đang gây ra mất cân bằng hệ sinh thái từ những hành động phục vụ lợi ích của mình. Trước tiên, mất cân bằng sinh thái có nghĩa là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm giảm hay thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ. Sự mất cân bằng đó đến từ hành vi của con người. Các loại rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon, xói mòn đất… Trái đất cũng ngày một nóng lên khiên cho băng tan chảy gây ra ngập lụt, bão, và sóng thần. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ra mưa a-xít làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa. Những hình thức thời tiết cực đoan như: mưa đá, sương muối, băng tuyết diễn ra ngày càng nhiều. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện, ví dụ như đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới đã cướp đi tính mạng của nhiều người. Sự đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng khi số lượng các loài bị giảm đi, hay tuyệt chủng. Bởi vậy con người cần ý thức sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng như sự đa dạng sinh học… Chúng ta hãy cùng nhau góp phần bảo vệ cân bằng sinh thái cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình.