Giáo án tích hợp Học thông qua Chơi lớp 3 Kế hoạch bài dạy lồng ghép Học thông qua Chơi khối 3
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 3 mang tới giáo án áp dụng các kĩ thuật dạy Học thông qua Chơi môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 3 của mình.
Việc áp dụng dạy lồng ghép Học thông qua Chơi vào các môn học tạo cơ hội cho học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Vậy mời thầy cô tham khảo bộ giáo án để có thêm kinh nghiệm, không còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy HTQC.
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 3
Giáo án Toán 3 lồng ghép Học thông qua chơi
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:..............
Môn: Toán - Lớp 3
Tiết 66. BẢNG CHIA 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS lập được bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9.
- Thuộc bảng chia 9 để giải các bài toán có liên quan.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Hình thành và phát triển NL tự chủ và tự học, NL hợp tác biết vận dụng được, kĩ năng về phép cộng trong bảng chia 9 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. NL tự học và giải quyết vấn đề
- Tạo cơ hội tập, trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS thông qua tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả bảng chia 9, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tu duy và lập luận toán học.
- Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, đoàn kết, tự giác thực hiện được yêu cầu của bài học, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các tấm bìa mỗi tấm có 9 chấm tròn, SGK, lọ hoa, các bông hoa ghi câu hỏi, bảng nhóm, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, giấy nhớ, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày, động não, khăn trải bàn, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động: * Trò chơi: Truyền điện + Chơi trò chơi truyền điện ôn lại bảng nhân 9 - Nhận xét khen HS thực hiện nhanh, đúng - GV giới thiệu bài 2. Khám phá: Lập bảng chia 9 * GV lấy một tấm bìa có 9 chấm tròn 9 lấy 1 lần bằng mấy? Viết lên bảng: 9 x 1 = 9 GV chỉ vào tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Lấy 9 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm? GV viết lên bảng: 9 : 9 = 1 Chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi HS đọc. * GV lấy 2 tấm bìa (mỗi tấm có 9 chấm tròn) 9 lấy 2 lần bằng mấy? Viết lên bảng: 9 x 2 = 18 GV chỉ vào 2 tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Lấy 18 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm? GV viết lên bảng: 18 : 9 = 2 Chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi HS đọc. * GV lấy 3 tấm bìa (mỗi tấm có 9 chấm tròn) 9 lấy 3 lần bằng mấy? Viết lên bảng: 9 x 3 = 27 GV chỉ vào 3 tấm bìa có 9 chấm tròn và hỏi: Lấy 27 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được mấy nhóm? GV viết lên bảng: 27 : 9 = 3 Chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi HS đọc. * Tương tự với các trường hợp tiếp theo, chỉ nên cho HS nêu công thức nhân 9 rồi tự lập công thức chia 9. * Cho HS học thuộc bảng chia 9 bằng cách xóa dần số bị chia.
- Nhận xét 3. Luyện tập – Thực hành Bài 1(68): Trò chơi: Ai thông minh hơn học sinh lớp 3 Sử dụng kĩ thuật tia chớp GV hướng dẫn chơi: Quan sát các phép tính GV đưa ra trên màn hình suy nghĩ và đáp án đúng viết nhanh vào bảng con. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Sau mỗi lần chơi, GV công bố kết quả - Tuyên dương HS làm nhanh, làm đúng. - Gọi HS nối tiếp đọc lại bảng chia 9 Bài 2. (68) Cho HS đọc yêu cầu Sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi - Cho HS thực hiện theo cặp + Nêu quan hệ giữa các phép tính trong từng cột - GV nhận xét Bài 3(68): Gọi HS đọc bài toán. + BT cho biết gì? BT hỏi gì?. - GV tóm tắt 9 túi: 45kg gạo 1 túi: .... kg gạo? * GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
- GV đưa bài làm của các nhóm lên bảng để nhận xét, chữa bài - Khen các nhóm thực hiện nhanh, đúng trình bày rõ ràng Bài 4(68): Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS tự tóm tắt ra nháp và làm bài vào vở. - GV nhận xét bài làm vào vở của HS, chữa bài 4. Vận dụng * Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” + GV làm những bông hoa ghi yêu cầu đọc các bảng nhân chia đã học - Khen HS đọc đúng, to rõ ràng. - GV nhận xét tiết học. | - HS tham gia chơi + 1 HS đọc phép tính trong bảng nhân 9 và chỉ 1 bạn nêu kết quả; bạn đó lại đọc phép nhân khác và chỉ bạn tiếp theo;.... - HS lắng nghe - HS nhắc lại đầu bài - 9 lấy 1 lần bằng 9. - 9 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được 1 nhóm (9 chia 9 được 1) - 9 nhân 1 bằng 9; 9 chia 9 bằng 1 - 9 lấy 2 lần bằng 18. - 18 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được 2 nhóm (18 chia 9 được 2) - 9 nhân 2 bằng 18; 18 chia 9 bằng 2. - 9 lấy 3 lần bằng 27. - 27 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 9 chấm tròn thì được 3 nhóm (27 chia 9 được 3) - 9 nhân 3 bằng 27; 27 chia 9 bằng 3. - HS luyện đọc thuộc lòng - HS luyện đọc thuộc lòng bảng chia 9 theo cặp - 1 số HS đọc bảng chia 9
- HS lắng nghe. - HS tham gia chơi viết vào bảng con
- HS nối tiếp đọc lại bảng chia 9 - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận cặp làm SGK - Hỏi đáp theo cặp 9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 - Nhận xét - HS nêu - HS nhắc lại - HS đọc bài toán - HS nêu - HS thực hiện KT khăn trải bàn - HS làm bài cá nhân sau đó thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm. Bài giải Mỗi túi có số kg gạo là: 45 : 9 = 5 (kg) Đáp số: 5 kg gạo. - Chia sẻ
- HS đọc yêu cầu - HS tóm tắt ra nháp và giải vào vở - 1 HS làm bảng phụ Bài giải Có tất cả số túi gạo là: 45 : 9 = 5 (túi) Đáp số: 5 túi gạo. - Nhận xét + HS tham gia chơi đọc bảng nhân, chia trong những bông hoa - Nhận xét bạn - HS về ôn lại các bảng nhân, chia. Vận dụng vào làm bài tập |
* Điều chỉnh bổ sung:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giáo án Tiếng Việt 3 lồng ghép Học thông qua chơi
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:………
Môn: Tập đọc - Lớp 3
Tiết 70. HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ,...
- Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lầm lì, nổi lên, Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,...
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
* THQPAN:
- Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử. 6 tờ giấy A3, bút dạ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút...
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi, sơ đồ tư duy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động Trò chơi “Ô cửa bí mật” - GV nêu luật chơi: Có 3 ô cửa bí mật, HS chọn một ô cửa tùy thích sau mỗi ô cửa là một câu hỏi. Nếu trả lời đúng mảnh ghép của bức tranh sẽ được mở ra. Cứ mở lần lượt đến khi bức tranh được mở ra. (Bức tranh trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên) CH1: Trong bài Hội vật, những chi tiết nào miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? CH2: Cách đánh cả ông Cản Ngũ có gì hay? CH3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt Đã làm thay đổi kéo vật ntn? - Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giới thiệu với các em một ngày hội lớn, rất thú vị và độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đó là hội đua voi. - Ghi tựa bài lên bảng. 2. Khám phá HĐ1: Luyện đọc a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý học sinh đọc với giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập ở đoạn 2. b. Hướng dẫn đọc từng câu - GV yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 câu. Yêu cầu hs đọc cho đến hết bài - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những học sinh phát âm sai. GV đọc mẫu các từ học sinh phát âm sai và yêu cầu học sinh đọc lại - GV chiếu các từ khó lên yêu cầu 1 số em đọc - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2 c. Hướng dẫn đọc nối tiếp từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - GV hướng dẫn học sinh chia bài thành 2 phần mỗi lần xuống dòng là 1 phần. -Yêu cầu 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: - GV chiếu câu khó lên Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng. - Yêu cầu học sinh nêu cách ngắt giọng câu khó.
- Yêu cầu học sinh đọc câu khó trên máy chiếu - GV nhận xét các em đọc, khen các em đọc tốt, ngắt nghỉ đúng. - Yêu cầu học sinh đọc chú giải trong SGK để hiểu nghĩa các từ mới. - GV chiếu ảnh chiếc chiêng cho học sinh quan sát - Yêu cầu học sinh đặt câu với từ cổ vũ, gan dạ. - Yêu cầu học sinh đọc lại bài theo đoạn trước lớp * Vừa rồi chúng ta đã luyện đọc khá trôi chảy văn bản, bây giờ để hiểu rõ hơn nội dung của bài, chúng ta sang phần tiếp theo HĐ2: Tìm hiểu bài - GV yêu cầu 1 học sinh đọc lại bài + Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? (Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy) GV chia lớp thành 6 nhóm, Phát cho mỗi nhóm một khổ giấy A3,bút dạ. Nhiệm vụ của các nhóm sẽ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? - GV gắn bài làm của các nhóm lên bảng - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm
- Không khí lễ hội trước khi diễn ra cuộc đua như thế nào? - Không khí lễ hội trước khi diễn ra cuộc đua rất sôi nổi. Vậy để xem cuộc đua diễn ra như thế nào, cô mời 1 bạn đọc đoạn 2 + Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- Nhận xét + Khi về trúng đích, voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? - Nhận xét - Em có cảm nhận gì về hội đua voi ở Tây Nguyên - GV nhận xét, chốt nội dung bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị, hấp dẫn và cũng rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên. Đó cũng chính là nội dung của bài ngày hôm nay. - GV chiếu nội dung lên màn hình và gọi 2,3 em đọc 3. Luyện tập HĐ3: Luyện đọc lại - Giáo viên gọi học sinh đọc bài. - Giáo viên yêu cầu luyện đọc theo nhóm đôi * Trò chơi “Hái hoa dân chủ” - Tổ chức cho HS tham gia Hái hoa dân chủ. - Cách chơi: Đại diện các nhóm lên hái hoa (chọn 1 trong 10 bông hoa có trên màn hình). Trong mỗi bông hoa ghi nội dung yêu cầu cần thực hiện. Các thành viên trong đội có thể giúp thành viên của đội mình thực hiện các yêu cầu trong giấy. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Yêu cầu 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? Yêu cầu 2: Đọc 5 câu đầu và trả lời câu hỏi những chi tiết tả công việc chuẩn bị cuộc đua? Yêu cầu 3: Đọc đoạn 2: Trong bài kể về lễ hội nào? Yêu cầu 4: Đọc 5 câu cuối và trả lời câu hỏi voi có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương? Yêu cầu 5: Đọc cả bài và nêu nội dung bài học. ...... - Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. 4. Vận dụng - Giới thiệu cho HS một đoạn phim ngắn về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. - GV kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên. * Liên hệ: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài voi? - Nhận xét giờ học | - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tham gia trò chơi: Học sinh lựa chọn ô cửa, khi ô cửa mở ra thì các em suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trả lời. - Lắng nghe. - HS ghi nhắc lại đầu bài và ghi vào vở - Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo. - HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - Cả lớp nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh mắc lỗi đọc lại theo. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện : Lầm lì, nổi lên, Man-gát, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,... - 1 số em đọc từ khó trên màn hình - HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. - HS chia bài thành 2 phần theo hướng dẫn của GV - 2 HS đọc trước lớp. - Luyện đọc câu khó -1 HS nêu, cả lớp nhận xét tìm cách ngắt giọng đúng, sau đó luyện ngắt giọng câu: Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.// - 2,3 học sinh đọc câu khó - Nhận xét bạn đọc - 2,3 em đọc phần chú giải . - Quan sát ảnh trên màn hình - 2 đến 3 học sinh đặt câu trước lớp: - Các bạn nữ reo hò vang sân vận động để cổ vũ cho các bạn vận động viên nam của lớp mình - HS đọc bài theo đoạn - Lắng nghe - 1 em đọc, lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm 6. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để trả lời + Chiêng trống đánh vang lừng. Voi đua tưng tốp dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi có hai chàng Man-gát ăn mặc rất đẹp. - Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình - Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung nhóm bạn - Rất sôi nổi, vui tươi
- HS đọc đoạn 2
+ Chiêng trống vừa nổi lên 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo để điều khiển con voi về trúng đích. - Nhận xét bạn trả lời + Ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng. - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS trả lời: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị, hấp dẫn và cũng rất độc đáo
- Học sinh lắng nghe - 2,3 em đọc nội dung chính của bài - 1 HS đọc lại toàn bài. - HS luyện đọc - Các nhóm tham gia Hái hoa dân chủ Các nhóm cử đại diện lên hái hoa và thực hiện theo yêu cầu. - HS theo dõi và chia sẻ ý kiến. - HS nhận xét các nhóm tham gia chơi - HS xem video - Lắng nghe và nêu cảm nhận - HS nêu |
* Điều chỉnh bổ sung:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 lồng ghép Học thông qua chơi
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:……..
Môn:Tự nhiên và Xã hội
Lớp 3
Bài 36: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện được những hành vi đúng giữ gìn vệ sinh môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, chia sẻ, vận dụng thực hành giữ vệ sinh môi trường và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
- Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
*GD BVMT:
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật
- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bài giảng điện tử. 06 bộ thẻ “đúng” hoặc “sai”. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa. Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động - GV cùng HS hát và vận động theo bài hát “Không xả rác” https://www.youtube.com/watch?v=qrD52QvvP7Q - Bài hát khuyên chúng ta làm gì? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới 2. Khám phá a) Hoạt động 1: Sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với môi trường * Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đôi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 2, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. *Kết luận:Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. b) Hoạt động 2: Cách xử lí rác thải *Sử dụng kĩ thuật tia chớp cho trò chơi “Nhanh tay – Tinh mắt” - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm - Giáo viên giao 06 bộ thẻ “ đúng ” hoặc “sai” cho 6 nhóm. - Luật chơi: Lớp chia thành 06 nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 đại diện cầm sẵn thẻ. Sau khi quan sát hình và nghe giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận nhanh và đưa và trả lời bằng cách đưa thẻ “đúng” hoặc “sai”. Đội nào trả lời nhanh và đúng số câu trả lời thì đội đó giành chiến thắng. Thẻ chỉ được đưa lên một lần. Nếu đưa hai lần là phạm quy và không được tính kết quả. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi + Hình 3: Em thấy gì trong hình? + Hình 4: Người trong hình là ai ? họ đang làm gì? + Hình 5: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn? + Hình 6: Người trong hình đang làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm này? - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc * Liên hệ thực tế: + Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?(Thông qua Phiếu học tập)
- Giáo viên nhận xét - Kết luận:Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả,… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả. - Hãy kể tên một số sản phẩm được tái chế từ rác thải - Giáo viên cho học sinh xem video cách làm một số sản phẩm tái chế - GV cho HS giới thiệu tranh ảnh mà các em sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải. 3. Vận dụng - Kể tên một số việc em đã làm để góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà làm các sản phẩm tái chế từ rác | - Học sinh hát và vận động theo bài hát “Không xả rác” - Học sinh nêu: + Bài hát khuyên em dọn vệ sinh cho mái trường luôn đẹp xanh. + Hãy bỏ rác đúng nơi quy định, .... - Mở sách giáo khoa và ghi vở - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. VD: - Rác có mùi rất hôi, thối và rất khó chịu. Khi đi qua em thấy buồn nôn, khó thở và mệt nếu ngửi mùi rác lâu. - Các loài chuột, gián, ruồi, muỗi thường sống ở đống rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại - Học sinh nhận thẻ - Lắng nghe - Học sinh tham gia trò chơi + Một bạn nhỏ mang rác đổ ra lề đường – việc làm Sai + Cô lao công đang thu gom rác thải – việc làm Đúng + Bạn nữ mang rác đổ vào thùng rác- việc làm Đúng + Chôn rác khi chưa phân loại – việc làm Sai - Nhận xét - Nơi công cộng là nơi mọi người qua lại do đó cần giữ vệ sinh chung để tất cả mọi người được thoải mái, dễ chịu. - Học sinh liên hệ bản thân. - Học sinh làm Phiếu học tập Ví dụ
- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh kể một số sản phẩm được tái chế mà mình biết. - Học sinh xem video và kể tên một số sản phẩm tái chế có trong video. - HS lần lượt giới thiệu tranh ảnh mình sưu tầm được - Học sinh nêu - Học sinh lắng nghe. - Làm một sản phẩm được tái chế từ rác thải. - Thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện |
* Điều chỉnh bổ sung:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!