Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm Giáo án KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo (Word + PPT)
Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm là tài liệu rất hữu ích thuộc phân môn Vật lí được biên soạn cả dạng Word + PPT và câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Qua đó giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian làm bài giảng điện tử cho riêng mình.
PowerPoint KHTN 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo được thiết kế chi tiết bám sát nội dung trong SGK Chủ đề 4: Âm thanh với nhiều hình ảnh đẹp mắt, giúp bài giảng trở nên hấp dẫn hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm, mời các bạn tải tại đây.
Giáo án PowerPoint Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Video PowerPoint KHTN 7 Bài 13 Độ to và độ cao của âm
Giáo án Vật lí 7 Bài 13 Độ to và độ cao của âm
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Độ to và độ cao của âm
Câu 1: Biên độ dao động là
A. số dao động trong một giây.
B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây.
C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
Câu 2: Biên độ dao động của vật càng lớn khi
A. Vật dao động càng nhanh.
B. Vật dao động với tần số càng lớn.
C. Vật dao động càng chậm.
D. Vật dao động càng mạnh.
Câu 3: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
A. Độ to.
B. Độ cao.
C. Tốc độ lan truyền.
D. Biên độ.
Câu 4: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây?
A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.
B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz.
C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động.
D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.
Câu 5: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Câu 6: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A. Khi vật dao động mạnh hơn.
B. Khi vật dao động chậm hơn.
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
D. Khi tần số dao động lớn hơn.
Câu 7: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?
A. Khi tần số dao động lớn hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi vật dao động nhanh hơn.
D. Khi vật dao động yếu hơn.
Câu 8: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz.
B. 8,5 Hz.
C. 1024 Hz.
D. 256 Hz.
Câu 9: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gỗ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gỗ nhẹ là vì
A. Gỗ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
B. Gỗ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
C. Gỗ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.
D. Gỗ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.
Câu 10: Một âm thoa dao động với tần số 25 Hz. Trong 1 phút âm thoa thực hiện được
A. 25 dao động.
B. 1500 dao động.
C. 750 dao động.
D. 50 dao động.
.............
Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ giáo án PowerPoint KHTN 7 Bài 13
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
