Bài thơ Đường về quê mẹ Tác giả Đoạn Văn Cừ
Bài thơ Đường về quê mẹ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho người mẹ và niềm trân trọng quá khứ của nhà thơ.
Tài liệu Bài thơ Đường về quê mẹ sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về tác giả Đoàn Văn Cừ, tác phẩm Đường về quê mẹ.
Bài thơ Đường về quê mẹ
Đường về quê mẹ
U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.
Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.
I. Đôi nét về tác giả Đoàn Văn Cừ
- Đoạn Văn Cừ (1913 - 2004), quê ở Nam Định.
- Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Ông đã tham gia phong trào Thơ mới với bút pháp tả chân mang đậm chất lãng mạn, sở trường viết về cảnh trí và đời sống thôn quê.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định. Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ năm 1959 ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hoá). Từ năm 1971 ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1974 ông công tác tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây.
II. Giới thiệu về bài thơ Đường về quê mẹ
1. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ bảy chữ
2. Bố cục
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1. Khổ 1: giới thiệu hoàn cảnh về thăm quê.
- Phần 2. Khổ 2 và 3, 4: kỉ niệm về quê hương.
- Phần 3. Khổ 5 và 6: hình ảnh người mẹ và tình cảm với quê hương.
3. Nội dung
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương dành cho người mẹ và niềm trân trọng quá khứ của nhà thơ.
4. Nghệ thuật
Ngôn từ giản dị, sử dụng các biện pháp tu từ,...