Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận hậu quả của chiến tranh (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
TOP 5 Đoạn văn Nghị luận hậu quả của chiến tranh hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về những tác hại, hậu quả nặng nề mà hậu quả chiến tranh gây ra cho con người.
Chiến tranh qua đi nhưng để lại biết bao hậu quả nặng nề, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào, biết bao nạn nhân chất độc màu da cam. Vì vậy, chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ hòa bình, độc lập. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Đoạn văn nghị luận hậu quả của chiến tranh hay nhất
Đoạn văn nghị luận hậu quả của chiến tranh
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh - đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết.
Đoạn văn suy nghĩ hậu quả của chiến tranh
Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về: "Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Tây Tiến - Quang Dũng) Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Mà đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ. Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được. Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác. Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác. Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.
Đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước Việt Nam tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
Viết đoạn văn nghị luận về chiến tranh
Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và những gì để lại sâu sắc và nặng nề nhất chính là chiến tranh. Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội... là hành động sai trái và phi nghĩa mà mọi công dân trên thế giới đều cần phải lên án và ngăn cản. Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại. Một số nước mang quân đội của mình đến nước khác chiếm đóng, bành trướng lãnh thổ. Các thành phần khủng bố gây chiến tranh, đàn áp người dân vô tội một cách dã man ở một số nước Trung Đông. Đặc biệt là với đất nước Việt Nam, từ thời xa xưa đến nay đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, gần một thế kỷ bị thực dân đế quốc xâm lăng... Vậy nguyên nhân do đâu mà chiến tranh lại bùng nổ? Phần lớn là do tham vọng bành trước lãnh thổ của một số nước lớn khi họ chưa thỏa mãn với diện tích lãnh thổ của mình. Hoặc do xung đột về chính trị, quan điểm ngoại giao mà các nước sẵn sàng đem quân đến tấn công nước khác. Hậu quả của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề. Chiến tranh gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của con người, khiến cuộc sống và tinh thần của người dân bị đảo lộn. Nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá đến mức không thể khôi phục lại, nền kinh tế, sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng, đình trệ... Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm chịu dưới ách xâm lăng, con người bị chà đạp, đàn áp. Cho đến nay ảnh hưởng chất độc màu da cam của đế quốc Mỹ năm xưa lên người dân Việt Nam vẫn còn đó, họ không được sống lành lặn, không được phát triển bình thường, chiến tranh lấy đi những người chồng, người cha, người con của biết bao gia đình... Để ngăn chặn chiến tranh, mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc và có hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm xung đột. Là một học sinh, em ý thức được rằng thế hệ thanh thiếu niên cần có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh...
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về hậu quả của chiến tranh
Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến là những cuộc chiến tranh và hậu quả của nó. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được. Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Hiện nay, chúng ta sống trong thời bình nhưng cũng không nên mất cảnh giác. Mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích. Mỗi người một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo thành khối sức mạnh dân tộc to lớn, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình đáng quý của toàn nhân loại.