Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu (2 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Nội dung gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 8. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được giới thiệu ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu - Mẫu 1
“Mời trầu” là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích của tác giả Hồ Xuân Hương. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, với hình ảnh gần gũi nhưng rất độc đáo. Tác giả đã thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm nhưng cũng rất cá tính. Mời trầu vốn là một phong tục trong lễ nghi của người Việt. Có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu giống như là để bắt đầu câu chuyện. Còn ở bài thơ, mời trầu kỳ thực là mời tình. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chịu nhiều định kiến, phải tuân theo lễ giáo. Họ không có quyền được quyết định số phận, không được tự quyết cho chuyện lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã vượt qua lễ giáo phong kiến, bộc lộ niềm khao khát tình cảm lứa đôi. Đó giống như một tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ. Bài thơ thể hiện được cái tôi của Hồ Xuân Hương, gửi gắm thông điệp giá trị.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mời trầu - Mẫu 2
Mời trầu của Hồ Xuân Hương là một bài thơ giàu ý nghĩa. Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” - người xưa có phong tục ăn trầu, mời trầu như một cách để gợi mở cuộc trò chuyện. Mượn câu chuyện mời trầu, nhà thơ muốn ẩn dụ về chuyện tình cảm và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, không được làm chủ cuộc đời của mình, không được tự do yêu thương và mà còn phải chịu kiếp chồng chung. Chính vì thế, bài thơ giống như một tiếng nói chung, thể hiện khát vọng về một tình yêu hạnh phúc, chung thủy và vẹn toàn của người phụ nữ. Trong bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh gần gũi, cùng với các câu thành ngữ quen thuộc. Giọng thơ đầy khao khát hạnh phúc, băn khoăn về tình yêu cũng như nguyện ước thủy chung. Qua đó, tác giả cũng thể hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc và được làm chủ cuộc đời mình của tác giả trong bối cảnh xã hội xưa.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về truyện ngắn Làng của Kim Lân
-
Một số dạng bài tập về thời gian lớp 3
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc
-
Nghị luận xã hội về tình bạn (2 Dàn ý + 19 Mẫu)
-
Đề ôn tập Toán học kì II lớp 1 - Đề thi Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại
-
Tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh - Tác giả Lê Anh Trà
-
Bài phát biểu cảm tưởng của Đảng viên mới
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Cà Mau 2022
-
Toán lớp 5 Bài 2: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Mới nhất trong tuần
-
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Sơ đồ tư duy)
100.000+ -
Thuyết minh về trò chơi dân gian (Dàn ý + 24 mẫu)
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về sách Ngữ văn 8 tập 1 (Dàn ý + 14 mẫu)
100.000+ -
Nghị luận Thương người như thể thương thân (Dàn ý + 10 mẫu)
100.000+ 6 -
Nghị luận về tinh thần tự giác trong học tập của học sinh (2 Dàn ý + 15 mẫu)
100.000+ -
Đề cương ôn tập hè môn Ngữ văn lớp 8
100+ -
Văn mẫu lớp 8: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (3 mẫu)
10.000+ -
Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Sơ đồ tư duy)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 8: Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ (8 mẫu)
10.000+ -
Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (8 mẫu)
10.000+ 1