Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 - 2021 trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm TP.HCM Đáp án đề thi vào lớp 10 chuyên môn Ngữ văn, Toán năm 2020

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn năm 2020 - 2021 trường THPT Chuyên Trung học thực hành, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, gồm môn Ngữ văn, Toán, có đáp án kèm theo. Giúp các em so sánh với bài thi của mình rất thuận tiện!

Đề Toán thi vào 10 THPT chuyên Trung học Thực hành TPHCM năm 2020

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2020

Câu 1:

a) Xem hình

b)

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d') ta có:

-x^2 = -mx - 4\(-x^2 = -mx - 4\)

\Leftrightarrow x^{2} -mx-4=0 (*)\(\Leftrightarrow x^{2} -mx-4=0 (*)\)

Để (P) cắt (d') tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi (*) có hai nghiệm phân biệt, hay:

\Delta = m^2 + 16 >0\(\Delta = m^2 + 16 >0\) với mọi m.

Áp dụng hệ thức Vi-ét, ta có:

\left\{ \matrix{ x_1+x_2 = m \hfill \cr x_1x_2 = -4 \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ x_1+x_2 = m \hfill \cr x_1x_2 = -4 \hfill \cr} \right.\)

Ta có:

y_1^2 + y_2^2 = 49\(y_1^2 + y_2^2 = 49\)

\Leftrightarrow x_1^4 + x_2^4 = 49\(\Leftrightarrow x_1^4 + x_2^4 = 49\)

\Leftrightarrow (x_1^2 + x_2^2)^2 - 2x_1^2x_2^2 = 49\(\Leftrightarrow (x_1^2 + x_2^2)^2 - 2x_1^2x_2^2 = 49\)

\Leftrightarrow [(x_1 + x_2)^2-2x_1x_2]^2 - 2x_1^2x_2^2 = 49\(\Leftrightarrow [(x_1 + x_2)^2-2x_1x_2]^2 - 2x_1^2x_2^2 = 49\)

\Leftrightarrow (m^2+8)^2 - 2.(-4)^2= 49\(\Leftrightarrow (m^2+8)^2 - 2.(-4)^2= 49\)

\Leftrightarrow m^4 + 16m^2 -17 = 0\(\Leftrightarrow m^4 + 16m^2 -17 = 0\)

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ m^2 = 1 \Rightarrow m = ±1 & (tm) \hfill \cr m^2 = -17 & (loại) \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{ m^2 = 1 \Rightarrow m = ±1 & (tm) \hfill \cr m^2 = -17 & (loại) \hfill \cr} \right.\)

KL...

Câu 2:

Để phương trình có 2 nghiệm phân biệt

⇔\Delta = 1^2 - 4 + 4m = 4m -3 >0 ⇔ m > \dfrac{3}4\(⇔\Delta = 1^2 - 4 + 4m = 4m -3 >0 ⇔ m > \dfrac{3}4\)

Áp dụng hệ thức Vi-ét, ta có:

\left\{ \matrix{ x_1+x_2 = -1 \hfill \cr x_1x_2 = 1-m \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ x_1+x_2 = -1 \hfill \cr x_1x_2 = 1-m \hfill \cr} \right.\)

Ta có:

\dfrac{1}{x_1^2} + \dfrac{1}{x_2^2} \leq \dfrac{5}{(x_1x_2)^2}\(\dfrac{1}{x_1^2} + \dfrac{1}{x_2^2} \leq \dfrac{5}{(x_1x_2)^2}\) (đkxđ: x_1x_2 ≠ 0 ⇔ m ≠1\(x_1x_2 ≠ 0 ⇔ m ≠1\))

⇔ \dfrac{x_1^2 + x_2^2}{(x_1x_2)^2} \leq \dfrac{5}{(x_1x_2)^2}\(⇔ \dfrac{x_1^2 + x_2^2}{(x_1x_2)^2} \leq \dfrac{5}{(x_1x_2)^2}\)

⇔ x_1^2 + x_2^2 \leq 5\(⇔ x_1^2 + x_2^2 \leq 5\)

⇔ (x_1+ x_2)^2 - 2x_1x_2 \leq 5\(⇔ (x_1+ x_2)^2 - 2x_1x_2 \leq 5\)

⇔ 1 - 2(1-m) \leq 5\(⇔ 1 - 2(1-m) \leq 5\)

⇔ m \leq 3\(⇔ m \leq 3\)

Vậy \dfrac{3}4 < m \leq 3; m ≠ 1\(\dfrac{3}4 < m \leq 3; m ≠ 1\)

Câu 3: 

Ta có:

VT = \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a\sqrt a - b\sqrt b}{a-b} + \dfrac{1}{\dfrac{1}{\sqrt a}+\dfrac{1}{\sqrt b}} \right)\(VT = \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a\sqrt a - b\sqrt b}{a-b} + \dfrac{1}{\dfrac{1}{\sqrt a}+\dfrac{1}{\sqrt b}} \right)\)

=\left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{(\sqrt a - \sqrt b)(a+ \sqrt {ab} + b)}{(\sqrt a - \sqrt b)(\sqrt a + \sqrt b)} + \dfrac{ \sqrt {ab} }{\sqrt a + \sqrt b} \right)\(=\left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{(\sqrt a - \sqrt b)(a+ \sqrt {ab} + b)}{(\sqrt a - \sqrt b)(\sqrt a + \sqrt b)} + \dfrac{ \sqrt {ab} }{\sqrt a + \sqrt b} \right)\)

= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a+ \sqrt {ab} + b}{\sqrt a + \sqrt b} + \dfrac{ \sqrt {ab} }{\sqrt a + \sqrt b} \right)\(= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a+ \sqrt {ab} + b}{\sqrt a + \sqrt b} + \dfrac{ \sqrt {ab} }{\sqrt a + \sqrt b} \right)\)

= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a+ 2\sqrt {ab} + b}{\sqrt a + \sqrt b}\right)\(= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a+ 2\sqrt {ab} + b}{\sqrt a + \sqrt b}\right)\)

= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{(\sqrt a + \sqrt b)^2}{\sqrt a + \sqrt b}\right)\(= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{(\sqrt a + \sqrt b)^2}{\sqrt a + \sqrt b}\right)\)

= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \sqrt a + \sqrt b\right)\(= \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \sqrt a + \sqrt b\right)\)

= a-b\(= a-b\)

Hay \left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a\sqrt a - b\sqrt b}{a-b} + \dfrac{1}{\dfrac{1}{\sqrt a}+\dfrac{1}{\sqrt b}} \right) = a-b\(\left( \sqrt a - \sqrt b \right) \left( \dfrac{a\sqrt a - b\sqrt b}{a-b} + \dfrac{1}{\dfrac{1}{\sqrt a}+\dfrac{1}{\sqrt b}} \right) = a-b\)

(đpcm)

KL....

Câu 4:

\dfrac{x^4}{1+x^2 - 2x} + \dfrac{1}{1-x} = 3+ x\(\dfrac{x^4}{1+x^2 - 2x} + \dfrac{1}{1-x} = 3+ x\)

ĐKXĐ: x ≠ 1.

⇔ \dfrac{x^4+1-x}{(x-1)^2} = 3+ x\(⇔ \dfrac{x^4+1-x}{(x-1)^2} = 3+ x\)

⇔ x^4 - x + 1 = (3+ x)(x-1)^2\(⇔ x^4 - x + 1 = (3+ x)(x-1)^2\)

⇔ x^4 - x + 1 = (x + 3)(x^2 - 2x + 1)\(⇔ x^4 - x + 1 = (x + 3)(x^2 - 2x + 1)\)

⇔ x^4 - x + 1 = x^3 + x^2 - 5x + 3\(⇔ x^4 - x + 1 = x^3 + x^2 - 5x + 3\)

⇔ x^4 -x^3 - x^2 + 4x - 2 = 0\(⇔ x^4 -x^3 - x^2 + 4x - 2 = 0\)

⇔ (x^2 + x -1) (x^2 -2x + 2) = 0\(⇔ (x^2 + x -1) (x^2 -2x + 2) = 0\)

⇔x^2 -2x + 2 = (x-1)^2 + 1 > 0\(⇔x^2 -2x + 2 = (x-1)^2 + 1 > 0\) nên:

x^2 + x -1 = 0\(x^2 + x -1 = 0\)

⇔ \left[ \matrix{ {x} = \dfrac{-1+\sqrt 5}2 \hfill \cr {x} = \dfrac{-1-\sqrt 5}2 \hfill \cr} \right.\(⇔ \left[ \matrix{ {x} = \dfrac{-1+\sqrt 5}2 \hfill \cr {x} = \dfrac{-1-\sqrt 5}2 \hfill \cr} \right.\) (tm đkxđ)

KL....

Câu 5:

Gọi số bạn được 9 điểm là A (học sinh, A ∈ ℕ*)

Gọi số học sinh trong 1 tổ là X (học sinh, X ∈ ℕ*)

Vì lớp có 4 tổ, mỗi tổ có số học sinh bằng nhau ⇒ Tổng số học sinh của lớp là:4X (4X > A)\(4X (4X > A)\)

Theo bài ra ta có:

9A + 8(4X - A) = 336\(9A + 8(4X - A) = 336\)

⇔A+32X=336>32X⇒X<10,5\(⇔A+32X=336>32X⇒X<10,5\)

Lại có 4X>A⇒336=A+32X<4X+32X=36X⇒9,3<X\(4X>A⇒336=A+32X<4X+32X=36X⇒9,3<X\)

Mà X ∈ ℕ^*, 9,3 < X < 10,5 ⇒ X = 10 (học sinh)

⇒ A = 336 - 32 x 10 = 16 (học sinh) (tm đk)

KL...

Câu 6:

Gọi cạnh tấm tôn ban đầu là a (cm; a > 4)

Ta có:

V_{hộp} = h.(a-4)^2 = 128 ⇔ (a-4)^2 = \dfrac{128}h = \dfrac{128}2 = 64\(V_{hộp} = h.(a-4)^2 = 128 ⇔ (a-4)^2 = \dfrac{128}h = \dfrac{128}2 = 64\)

⇔a-4=8⇔a=12(cm)\(⇔a-4=8⇔a=12(cm)\)

Diện tích tấm tôn ban đầu là:

S = a^2 = 144 \space ({cm}^2)\(S = a^2 = 144 \space ({cm}^2)\)

KL....

Câu 7:

Câu 7

a)

Theo giả thiết, ta có: ∠ADC = ∠AFC = 90° ⇒ Tứ giác CADF nội tiếp đường tròn đường kính CA (đpcm)

⇒ ∠DFA = ∠DCA = ∠DBA

⇒ Tứ giác DFBA nội tiếp ⇒ ∠BFD + ∠BAD = 180° ⇒ ∠BFD = 180° - ∠BAD = 90° (đpcm)

b)

Xét △EFC và △EBA có:

Góc ∠FEC chung

∠EFC = ∠EBA = 90°

Suy ra \triangle E F C \sim \Delta E B A \Rightarrow \frac{C F}{A B}=\frac{E C}{E A}\(\triangle E F C \sim \Delta E B A \Rightarrow \frac{C F}{A B}=\frac{E C}{E A}\)

\Rightarrow C F=\frac{E C \cdot A B}{E A}=\frac{C B \cdot A B}{\sqrt{E B^{2}+B A^{2}}}=\frac{C B \cdot A B}{\sqrt{4 C B^{2}+B A^{2}}}=\frac{3.4}{\sqrt{4.9+16}}=\frac{6}{\sqrt{13}}(\mathrm{cm})\(\Rightarrow C F=\frac{E C \cdot A B}{E A}=\frac{C B \cdot A B}{\sqrt{E B^{2}+B A^{2}}}=\frac{C B \cdot A B}{\sqrt{4 C B^{2}+B A^{2}}}=\frac{3.4}{\sqrt{4.9+16}}=\frac{6}{\sqrt{13}}(\mathrm{cm})\)

Ta có:

\dfrac{S_{\triangle DEF}}{S_{\triangle DAE}} = \dfrac{EF}{AE}\(\dfrac{S_{\triangle DEF}}{S_{\triangle DAE}} = \dfrac{EF}{AE}\)

⇒ S_{\triangle DEF}= \dfrac{EF}{AE}.S_{\triangle DAE} = \dfrac{EF}{AE}(S_{ABED} - S_{\triangle EAB}) = \dfrac{EF}{AE}[\dfrac{1}2.(AD+BE).AB - \dfrac{1}2.BE.AB]\(⇒ S_{\triangle DEF}= \dfrac{EF}{AE}.S_{\triangle DAE} = \dfrac{EF}{AE}(S_{ABED} - S_{\triangle EAB}) = \dfrac{EF}{AE}[\dfrac{1}2.(AD+BE).AB - \dfrac{1}2.BE.AB]\)

= \dfrac{\sqrt{{EC}^2-{FC}^2}}{\sqrt{{EB}^2+{BA}^2}}(\dfrac{1}2.3.AD.AB - \dfrac{1}2.2.AD.AB)\(= \dfrac{\sqrt{{EC}^2-{FC}^2}}{\sqrt{{EB}^2+{BA}^2}}(\dfrac{1}2.3.AD.AB - \dfrac{1}2.2.AD.AB)\)

= \dfrac{\sqrt{{3}^2-{\dfrac{36}{13}}}}{\sqrt{4.3^2+4^2}}(\dfrac{1}2.3.3.4 - \dfrac{1}2.2.3.4)\(= \dfrac{\sqrt{{3}^2-{\dfrac{36}{13}}}}{\sqrt{4.3^2+4^2}}(\dfrac{1}2.3.3.4 - \dfrac{1}2.2.3.4)\)

= \dfrac{\dfrac{9}{\sqrt{13}}}{2\sqrt{13}}.6\(= \dfrac{\dfrac{9}{\sqrt{13}}}{2\sqrt{13}}.6\)

= \dfrac{27}{13} \space ({cm}^2)\(= \dfrac{27}{13} \space ({cm}^2)\)

KL...

 Câu 8:

Câu 8

Vì △ABC vuông cân tại A ⇒ ∠ABC = ∠ACB = 45°.

△ONC cân tại O (do ON = OC) ⇒ ∠ONC = ∠OCN = 45° ⇒ ∠NOC = 90°.

Tương tự, ta có MNCK là hình vuông (do 2 đường chéo MC ⊥ NK và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)

Suy ra △ABC ∽ △KCM (hai △ cùng vuông cân)  \Rightarrow \frac{A C}{B C}=\frac{K C}{M C} \Rightarrow \frac{A C}{K C}=\frac{B C}{M C}\(\Rightarrow \frac{A C}{B C}=\frac{K C}{M C} \Rightarrow \frac{A C}{K C}=\frac{B C}{M C}\)

Xét △CMB và △CKA, ta có:

\frac{A C}{K C}=\frac{B C}{M C}(\mathrm{cmt})\(\frac{A C}{K C}=\frac{B C}{M C}(\mathrm{cmt})\)

∠BCM = ∠ACK = 45°

Suy ra △CMB ∽ △CKA ⇒ ∠BMC = ∠AKC

Lại có tứ giác MEKC nội tiếp ⇒ ∠EKC + ∠EMC = 180° ⇒ ∠AKC = ∠EKC = 180° - ∠EMC

Suy ra ∠BMC = 180° - ∠EMC ⇒ ∠BMC + ∠EMC = 180° hay ∠BME = 180°

hay B,M,E thẳng hàng (đpcm).

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020

Đề thi Văn vào lớp 10 chuyên trường Trung học Thực hành năm 2020

Đáp án tham khảo đề thi Văn vào lớp 10 chuyên THTH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút
(Dùng cho lớp chuyên: Toán, Văn và Tiếng Anh)

Câu 1. (4,0 điểm)

“... Bàn tay mẹ lắm chai

Gót chân ngày càng dày

Cũng không thành lớp biểu bì áo giáp che chắn con suốt đời, khi thế giới

ngày một phức tạp hơn

Vào thời trái đất biến đổi khí hậu

Hãy sống can đảm lên con...”

(Trích Trở thành, Vi Thùy Linh, vannghequandoi.com.vn)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của người mẹ trong đoạn trích bài thơ trên: “Hãy sống can đảm lên con”.

Câu 2. (6,0 điểm)

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

Đáp án tham khảo đề thi Văn vào lớp 10 chuyên THTH

Câu 1. (4,0 điểm)

Gợi ý: Lòng can đảm là sự dũng cảm của con người, dám đối mặt với sự thực, đối mặt với khó khăn, dám mạnh mẽ tìm cách vượt qua những khó khăn đó. Người có lòng can đảm thì cuối cùng sẽ đi được đến đích con đường mình đã chọn, sẽ đạt được những thành công nhất định.

Câu 2. (6,0 điểm)

Mở bài:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều"– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Thúy Kiều"còn rất thành công về nghệ thuật.

Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình chính là tác giả đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều

1. Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều.

– Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian.

– Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều:

+ Lầu Ngưng Bích là nơi Kiều bị giam lỏng. Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên điều đó.

+ Cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo:

_ Ngước nhìn xa xa, chỉ thấy dãy núi mờ nhạt.

_ Nhìn lên trời cao chỉ có “tấm trăng gần”. -> Thời gian chiều tối, gợi buồn.

_ Xa hơn nữa, nhìn ra “bốn bề bát ngát xa trông” là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.

=>Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản “non xa”/”trăng gần”, đảo ngữ, từ láy “bát ngát”-> gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn.

– Nàng đau đớn, tủi nhục cho thân phận của mình:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết “mây sớm” lại “đèn khuya”. Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến “bẽ bàng”.

+ Bốn chữ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

2. Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

*Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

– Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.

+ Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ “tưởng” ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”.“Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.

+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

+ Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận “bên trời góc biển bơ vơ” của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”:

_ Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.

_ Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố,biết bao giờ mới gột rửa được?

-> Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.

– Nhớ người yêu, Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ:

+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:

_ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

_ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.

_ Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai,gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.

Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.

3. Liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

Qua 14 câu thơ, Nguyễn Du đã viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng, một nỗi đau khổ riêng, nhưng họ đều có đặc điểm chung là “bạc mệnh”. Ta cũng có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Vũ Nương cũng là một người con gái đẹp, nhưng ở mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Ở Vũ Nương, nàng "thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng "cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa". Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng “không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên”. Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa. Ở Kiều, số phận khiến nàng ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào chốn lầu xanh nhưng nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho cha mẹ mình hơn cả bản thân. Cả hai người phụ nữ giữa hai ngòi bút khác nhau, nhưng điểm chung là họ đều được xây dựng với một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Họ, những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết. Họ một lòng chung thủy, hiếu thảo với cha mẹ, luôn hết lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo.

Những người phụ nữ đẹp là thế, tâm hồn thanh cao là vậy, nhưng đáng tiếc thay họ lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ, hồng nhan thì bạc phận.

Kết bài: Bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nói chung và tám câu thơ trên nói riêng Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đó cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm