Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 - 2022 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa Vũng Tàu Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn chung, chuyên năm 2021
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chung, Chuyên) năm 2021 - 2022 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa Vũng Tàu, gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn.
Với những tỉnh chưa thi có thể tham khảo đề thi để chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu năm 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Thời gian làm bài: 150 phút |
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Họp mặt lớp cũ, thầy giáo già tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: “Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không em?”
Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?”
Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đã đầy nếp nhăn, và hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”? Tại sao là Hạnh phúc mà không phải là Thịnh Vượng hay Văn Minh? Hoá ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả.”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”,
Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.38)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên
Câu 2. Tại sao khi gặp lại học trò mà chỉ hỏi về hạnh phúc
Câu 3. Hãy giúp học trò cũ trả lời câu hỏi của người thầy: “Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”? Tại sao là “Hạnh phúc” mà không phải là “Thịnh Vượng” hay “Văn Minh”?
II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Trong cuốn sách “999 lá thư gửi cho chính mình” (Miêu Công Tử - NXB Thanh niên, 2019)
Bức thư 278 viết:
“Trưởng thành là gì? Đừng dễ dàng trở thành người bạn không muốn, đừng điên cuồng chạy theo sau người khác”
Bức thư 313 viết:
“Biểu hiện của trưởng thành là bạn không còn cãi lại bố mẹ, học được cách nhượng bộ để giữ gìn tình bạn, học được cách độc lập không dựa dẫm người khác. (…) Học cách nhìn nhận rõ bản thân, không phải rất tốt nhưng cũng không đến nỗi tệ.”
Em hãy viết một bức thư gửi cho chính mình để trả lời câu hỏi: Thế nào là trưởng thành?
Câu 2. (5.0 điểm)
“Cái hồn của thơ không phải là chữ mà là cái vầng sáng tỏ mờ bao quanh mỗi chữ.”
(Chu Văn Sơn)
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Nói với con” của Y Phương.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu năm 2021
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Câu 1:
Học sinh có thể trình bày một trong các phương thức biểu đạt có trong đoạn trích.
Gợi ý: Biểu cảm, tự sự.
Câu 2:
Phép liên kết trong đoạn văn: Phép thế Từ ngữ thể hiện: “Đó là” thế cho những con người thầm lặng”
Câu 3:
Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo theo cảm nhận của mình, lý giải
Gợi ý:
- Khu cách ly hiện lên như một thế giới chứa đầy sự ân cần chăm sóc của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới của những người anh hùng thầm lặng.
- Nơi đó giúp con người hiểu ra rằng hạnh phúc là được sống trong niềm tin và tình yêu thương
- Điều đó gợi cho em niềm tự hào với truyền thông tương thân tương ái của người dân Việt Nam Đồng thời thêm tin tưởng vào chiến thắng đại dịch Covi.
II. PHẦN LÀM VĂN.
Câu 1:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
II. Thân đoạn 4. Giải thích thể nào là “lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơm, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
b. Biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long - Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
c. Tại sao phải có lòng biết ơn? - Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
1. Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn. VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ..
III. Kết đoạn
Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.
Câu 2: Cách giải:
1. Mở bài
Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
+ Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
+ Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm viết trong cuộc chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong.
- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nếu cảm nhận chung về nhân vật.
2. Thân bài
a. Khái quát về truyện
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
- Mà lòng phơi phới dậy tương tự, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong đặc biệt là Phương Định.
b. Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên: *Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định
- Sống trong hầm giữa chân đồi cao điểm
- Công việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".
->Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
* Đoạn trích trên đã làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Phương Định trong lần phá bom
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
+ Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày
+ Hành động chuẩn xác, thuần thục
+ Xem công việc quan trọng hơn cả tính mạng của mình
- Dùng cảm gan dạ - Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng
- Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom
+ Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp.
+ Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo và cổ can đảm hơn, không cho phép mình đi khom
+ Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn
c. Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích: - Khắc họa thành công tâm lý nhân vật, làm nổi bật tượng đài anh hùng của cô thanh niên xung phong trong lần phá bom
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tố”, giúp mạch kể chuyện tự nhiên và nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc
- Sử dụng hàng loạt các kiểu cầu đặc biệt, rút gọn để cho thấy tình trạng khẩn trương, gấp gáp nơi chiến trường
3. Kết bài
- Cảm nhận về cô gái thanh niên Phương Định với vẻ đẹp anh hung.
- Bài học cho bản thân về sự biết ơn, cống hiến đối với đất nước
Đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT Chuyên Lê Quý Đôn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Thời gian làm bài: 120 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Em bé của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng.(...) Tất cả vỡ òa cảm xúc! (...)
Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hỉ sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt băn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo cướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay là bay la... ".
Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “Khu vực cách ly đặc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người.
(Trích “Thư gửi em bé gái được sinh ra khi mẹ đang điều trị Covid-19", Đào Anh Thư, Giải nhất Quốc Gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2021)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định một phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Gọi tên phép liên kết và chỉ ra từ ngữ liên kết trong hai câu văn: “Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm bị sinh bản thân mình hết lòng vì người bệnh.”
Câu 3. Trong cái nhìn của tác giả bức thư, khu cách ly đặc biệt hiện lên như thế nào? Điều đó gợi cho em cảm xúc gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi thể hiện lòng biết ơn của em đối với cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm).
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các ánh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...
- Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xong chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nόng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi, Dây mạn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: Liệu mình có nổ, bom có nỗ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục 2013, tr117,118)