Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bính, Nam Định Đề thi minh họa tốt nghiệp môn Ngữ văn 2025 (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bính, Nam Định có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bính là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Ngữ văn trường THPT Hoàng Văn Thụ, đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 trường Trần Nhân Tông.
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 trường Nguyễn Bính
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn
Trường THPT Nguyễn Bính
|
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề Đề có : 02 trang |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Mạng ảo nhưng hậu quả.... rất thật!
Đến thời điểm này, không ai có thể phủ nhận sự hữu dụng của mạng Internet. Đó là ngoài tác dụng giải trí, Internet thật sự là một công cụ làm việc, học tập hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, môi trường mạng này cũng trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Mạng ảo nhưng hậu quả ... rất thật!
Khi mỗi người chăm chú vào điện thoại, chìm đắm vào thế giới riêng tư thì cũng đồng nghĩa
với những phút giây trò chuyện cùng nhau bị đánh mất. (Ảnh: Internet)
[…] Một báo cáo của tổ chức UNICEF cho biết, 83% trẻ em Việt Nam từ 12 đến 13 tuổi sử dụng Internet; con số này là 93% ở độ tuổi 14 - 15. Không chỉ sử dụng ở nhà, Internet còn được sử dụng tại trường học... Trẻ sử dụng Internet nhiều như vậy, nhưng chỉ có khoảng 1/3 trẻ em được dạy về an toàn mạng.
Trong khi đó, mặt tích cực của môi trường mạng đã rõ, nhưng mặt trái của Internet cũng lại là “bóng tối” dày đặc với người dùng nếu không được chuẩn bị tâm thế vững vàng, nhất là trẻ em với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi rất tò mò và thích khám phá, thích thể hiện bản thân.
Chắc hẳn khi nhắc đến trò chơi Thử thách Cá voi xanh cách đây mấy năm gieo rắc kinh hoàng cho nhiều gia đình học sinh ở Nga, châu Âu, châu Mỹ… nhiều phụ huynh vẫn chưa quên. Cấp độ cao nhất của trò chơi này dành cho người chiến thắng là "tự sát". Hơn 100 thanh niên ở Nga đã tự kết liễu cuộc đời mình khi chơi trò chơi quái ác này.
[…] Mặt khác, trẻ em sử dụng Internet quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nghiện Internet, nghiện game, bỏ bê học hành, khép kín trong thế giới riêng mình để rồi bị trầm cảm, trở thành một loại bệnh khó chữa. Việc xem quá nhiều nội dung trên các nền tảng như: TikTok, Facebook, Zalo, Telegram... còn khiến trẻ bắt chước làm theo rất nguy hiểm. Trẻ nhỏ có thể sẽ bị ám ảnh về tâm lý dẫn đến trạng thái bất an, căng thẳng, rối loạn hành vi, thậm chí còn tự gây thương tích cho bản thân do học theo mạng xã hội. Đau lòng hơn, có em khi bị cấm cản đã dùng hung khí hành hung người thân trong gia đình chỉ vì “địa chỉ đen” trên mạng dạy trẻ em cách hành xử bạo lực, kể cả tự tử...
Như vậy không gian mạng xã hội với một kho tri thức bao la nhưng cũng là một cái "chợ đầy rác" đang là con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Vậy, quản lý trẻ em sử dụng mạng Internet ra sao? Làm thế nào để trẻ em được dùng "Internet sạch" và hạn chế những tác động xấu tới tâm lý và sức khoẻ?
Để trả lời câu hỏi trên, thiết nghĩ, rất cần sự vào cuộc của cả xã hội, từ nhà trường, cơ quan chức năng và nhất là các bậc phụ huynh. Phải xây dựng cho được môi trường giáo dục toàn diện là Gia đình - Nhà trường - Xã hội, nhưng trước hết và căn bản nhất phải xuất phát từ gia đình.
(Theo:https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/mang-ao-nhung-hau-qua-rat-that-651978.html)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1. Chỉ ra cách trình bày thông tin của tác giả trong bài viết.
Câu 2. Dữ liệu được sử dụng trong văn bản là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp?
Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
Câu 4. Phân tích cách đặt nhan đề văn bản của tác giả.
Câu 5. Anh/chị hãy nhận xét về thái độ của tác giả trong bài viết.
II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Theo anh/chị, được học đại học, được cầm tấm bằng đẹp trong tay là cơ hội hay thách thức ?
Từ góc nhìn của người trẻ, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trả lời câu hỏi trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về hình tượng người mẹ được khắc họa trong hai văn bản sau:
Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn tải file về để xem đầy đủ
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
