Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 Sở GD&ĐT Hà Nam - Lần 1 Đề thi minh họa năm 2018 môn Ngữ văn
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 Sở GD&ĐT Hà Nam - Lần 1 có đáp án chi tiết kèm theo được Eballsviet.com tổng hợp đăng tải ngay sau đây.
Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ Văn – lớp 12 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Đọc các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Một anh chàng có tên là Bryan Anderson đang lái xe trên đường cao tốc thì gặp một bà cụ già đang đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes mới cứng bị xịt lốp với dáng vẻ lo lắng.
Anderson liền dừng xe và đi bộ lại chỗ cũ. Thấy một anh đầu tóc bù xù, quần áo nhếch nhác, vẻ mặt hơi dữ, râu ria không cạo, cụ già hơi sợ. Cụ đành gật đầu vì đã đợi cả tiếng trên cao tốc dưới nắng gắt mà không ai dừng lại giúp.
Chỉ trong mươi phút, chàng trai đã thay xong cái lốp bị hỏng dù quần áo bị bẩn lem luốc thêm, tay anh bị kẹt sưng tấy.
Khi xong việc, cụ bà hỏi, anh lấy bao nhiêu nhưng Anderson cười và nói “Cụ chẳng nợ chi ạ. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.
(Con người và sự tử tế, Hiệu Minh, Báo Vietnamnet, 29/03/2016)
2. Giờ đã là 1 giờ sáng nhưng cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang, 22 tuổi, vẫn đang ngồi ngoài vỉa hè lạnh giá để khám bệnh miễn phí cho ông Nguyễn, một người đàn ông vô gia cư 70 tuổi. Con đường này là nơi nương náu duy nhất của ông khi đêm xuống.
Ông mặc 3 lớp áo để chống lại cái lạnh. Ông kêu đau tay và lưng do công việc sửa xe đạp. Không do dự, Trang nhẹ nhàng đưa tay xoa các ngón tay cho ông. Sauk hi hỏi han xong, cô đã trao cho ông ba miếng dán Salonpas. Ông Nguyễn đã rất xúc động cảm ơn cô.
Ông nói: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”.
(“Chuyện người tử tế” Việt Nam lên báo nước ngoài, Phạm Khánh lược dịch, Infonet, 22/03/2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn trích trên. (nhận biết)
Câu 2. Việc làm của anh Bryan Anderson và cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang trong hai đoạn trích trên có thể gọi tên là gì? Anh/ chị có đồng tình với những việc làm đó không, vì sao? (thông hiểu)
Câu 3. Câu nói của anh Bryan Anderson và lời chia sẻ của ông Nguyễn trong hai đoạn trích trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Anh Bryan Anderson: “Cụ chẳng nợ chi cả. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.
Ông Nguyễn: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”. (vận dụng)
II. LÀM VĂN
Câu 1: Từ hai đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay. (vận dụng cao)
Câu 2: Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta. Phân tích nhân vật người lái đò trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của anh/chị về những phẩm chất cần có của mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. (vận dụng cao)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Dựa vào các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.
*Cách giải: Phương thức biểu đạt: tự sự.
Câu 2:
*Phương pháp: Phân tích.
*Cách giải:
_Việc làm của hai người trong hai đoạn trích trên là việc làm tử tế.
_Đồng tình với những việc làm trên vì đó là những việc làm tốt, xuất phát từ tấm lòng nhân ai, yêu thương con người. Nếu mỗi người đều có những việc làm, những tấm lòng như vậy thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 3:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Câu nói của hai nhân vật trong hai đoạn trích gợi cho anh/ chị những suy nghĩ:
_Sự tử tế, lòng nhân ái cần được mang đến cho tất cả mọi người, cần được nhân rộng ra.
_Sự tử tế , lòng nhân ái đem lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ cho người cho mà còn cho cả người nhận. Đó cũng là sự chia sẻ, đồng cảm.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)
*Cách giải:
* Giải thích vấn đề
_Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé.
_tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn.
_Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn.
_Sự lan tỏa của tử tế tức là sự tử tế được nhân rộng ra khắp toàn xã hội.
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
_Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:
+Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.
+Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.
+Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.
_Việc làn tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:
+Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…
+Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.
_Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:
+Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…
+Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.
Ÿ Liên hệ bản thân: Anh/chị đã làm gì để góp mình vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Có câu chuyện nào về việc tử tế/ chưa tử tế với người nào để chia sẻ?
Câu 2:
*Phương pháp:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:
* Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận xét:
_Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.
_Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.
_Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của ông: tài hoa, uyên bác, lịch lãm.
_Nhẫn xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta”. Hình ảnh người lái đò trong tác phẩm chính là chất vàng mười mà tác giả đã đi tìm bấy lâu.
* Giải thích ý kiến trên:
_Vàng mười: chỉ những gì tinh túy nhất, cao quý nhất, giá trị nhất. _Con người Tây Bắc mới thực sự xứng đáng là thứ vàng mười của đất nước ta: Nguyễn Tuân muốn khẳng định tài năng hiếm có của người lái đò, nó được rèn luyện, thử thách qua nguy hiểm, khó khăn, không
những thế, nó vượt qua ngưỡng là một công việc lao động bình thường trở thành một thứ nghệ thuật cao cấp và nâng tầm người thực hiện lên bậc nghệ sĩ.
* Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà: 1.Giới thiệu chân dung, lai lịch
_ Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu
_ Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.
2.Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.