Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Bạc Liêu môn Sinh bảng A (Năm học 2011 - 2012) - Ngày thi thứ hai Sở GD&ĐT Bạc Liêu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG TỈNH |
MÔN THI: SINH HỌC (BẢNG A)
Ngày thi: 06/11/2011
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2 điểm)
Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin.
Câu 2: (2 điểm)
Giải thích ngắn gọn bằng cơ chế sinh học các hiện tượng sau:
a) Prôtêin được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào. Thế nhưng phân tử prôtêin ở màng tế bào khác đôi chút so với phân tử prôtêin vừa được tổng hợp ởmạng lưới nội chất hạt.
b) Na+ và glucose không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
c) Khi nhiệt độ tăng quá cao enzim bị bất hoạt vĩnh viễn.
d) Với lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng quá cao hoạt tính của enzim (vận tốc phản ứng) không tăng.
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày các vật liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết và các bước tiến hành thí nghiệm nhận biết protein bằng axit tricloaxetic (TCA).
Câu 4: (2 điểm)
Ở cà độc dược bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST theo trạng thái của nó trong một tế bào ở các thời điểm sau:
a) Kì trung gian trước khi phân bào lần I.
b) Kì giữa lần I.
c) Kì cuối lần I khi 2 tếbào con được tạo thành.
d) Kì giữa lần II.
e) Kì sau lần II.
f) Kì cuối lần II khi quá trình phân bào kết thúc.
Câu 5: (2 điểm)
Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Cấu trúc xoắn qua nhiều cấp độ của NST có ý nghĩa gì trong di truyền?
Câu 6: (2 điểm)
1. Phân biệt qui luật di truyền phân li độc lập với qui luật hoán vị gen của 2 cặp tính trạng trội hoàn toàn do 2 cặp gen trên NST thường qui định.
2. Có một số cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen nằm trên NST thường.
a) Các cá thể này có thể có các kiểu gen như thế nào ?
b) Nêu tên các qui luật di truyền tương ứng với các kiểu gen trên.
c) Nếu các cá thể trên tự thụ phấn thì số kiểu gen tạo ra ở đời con:
+ Nhiều nhất là bao nhiêu? Tương ứng với qui luật di truyền nào?
+ Ít nhất là bao nhiêu? Tương ứng với qui luật di truyền nào?
Câu 7: (2 điểm)
Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích.
Câu 8: (2 điểm)
Ởmột loài thực vật, các alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể số 2; các alen B và b nằm trên nhiễm sắc thể số 3. Người ta tiến hành phép lai: P ♀ aaBB x ♂AAbb. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2.
Trường hợp 2: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3.
Câu 9: (2 điểm)
a) Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn?
b) Vì sao việc chọn lọc trong dòng thuần không mang lại hiệu quả?
Câu 10: (2 điểm)
Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ban đầu là: P: 50% AA : 50% aa.
a) Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ.
b) Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Tại sao?
c) Nêu các điều kiện cần thiết để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết