Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn Ôn tập môn Văn thi THPT Quốc gia 2025 (Chương trình mới)

Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 (Chương trình mới) là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 12.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2025 môn Văn tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm gồm đọc hiểu, nghị luận xã hội và các bài nghị luận văn học kèm theo bộ đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn các bạn sẽ chủ động và luyện tập một cách thành thạo nhất. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiết Đề cương ôn tập THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2025, mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 (Chương trình mới)

CHUYÊN ĐỀ 1:

TRUYỆN – TIỂU THUYẾT

A.Tri thức về thể loại

1.Khái niệm: Truyện là thể loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa

1. Phân loại

Truyện có các tiểu loại như:

+ Truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, sử thi, truyện thơ,…)

+ Truyện truyền kì, truyện thơ Nôm

+ Truyện ngắn hiện đại/ hậu hiện đại, tiểu thuyết

+ ………………………………………………….

2. Đặc điểm của truyện là tính hư cấu, tưởng tượng thể hiện qua những yếu tố cụ thể sau

- Cốt truyện: gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc

- Sự kiện: Là những sự việc có tính chất bước ngoặt, tạo ra thay đổi nào đó đối với nhân vật.

- Chi tiết: Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản nhưng có sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng

- Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật

- Nhân vật : Là hình tượng con người hoặc đối tượng được mô tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng.

- Bối cảnh: Không gian, thời gian

- Điểm nhìn: Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

+ Phân loại:

. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể

. Điểm nhìn bên ngoài và bên trong, điểm nhìn không gian (xa, gần), điểm nhìn di động (từ đối tượng này sang đối tượng khác), điểm nhìn thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), điểm

nhìn luân phiên (trong, ngoài).

. Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể của người kể chuyện hoặc hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật

- Giọng điệu: là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…

- Lời văn trần thuật: là việc giới thiệu, khái quát hóa, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định.

Trong văn bản tự sự có ngôn ngữ người kể chuyện (trần thuật), ngôn ngữ nhân vật; có lời đối thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện có thể kể bằng lời khách quan “bên ngoài”, hay kể bằng “tiếng nói bên trong”, bằng lời nhập vai

+Lời người kể chuyện: là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, cách nhìn, thái độ, đánh giá đối với sự việc, nhân vật

Đặc điểm: Lời người kể chuyện gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện. Chức năng của nó là miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung, theo dõi mạch kể của người đọc.

+ Lời nhân vật: là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm ,là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật

Đặc điểm : Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong tình

huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật. Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật.

-Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

Phân loại: có 2 ngôi kể chủ yếu là ngôi kể thứ nhất và thứ 3

. Ngôi kể thứ nhất: là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia.

. Ngôi kể thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả lộ diện. Ngôi kể thứ nhất thường không biết hết mọi chuyện.

. Ngôi kể thứ 3: là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể

. Kể chuyện ngôi thứ 3 có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện.

-Các bút pháp nghệ thuật gắn với từng thể loại truyện: bút pháp tả thực, bút pháp tượng trưng, bút pháp trào lộng- giễu nhại, bút pháp phúng dụ- huyền thoại,…

=> Từ các yếu tố hình thức trên trên để hiểu thông điệp, nội dung, tư tưởng của truyện

B.KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KÌ, TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

3. Cách đọc hiểu văn bản truyện truyền kì

- Tìm hiểu và vận dụng đặc điểm thể loại truyện truyền kì và việc đọc hiểu.

- Vận dụng các thông tin về tác phẩm, tác giả cần thiết cho việc đọc hiểu

- Đọc kĩ văn bản, nhận diện cốt truyện, đề tài, sự kiện, nhân vật và các yếu tố kì ảo

- Phân tích đề tài, cốt truyện, nhân vật, yếu tố kì ảo ... kết hợp với thông tin bên ngoài văn bản, từ đó suy đoán ý nghĩa của văn bản truyện truyền kì.

- Liên hệ những vấn đề đặt ra trong truyện truyền kì với đời sống xã hội hiện tại để thấy giá trị nội dung của tác phẩm và bài học cần rút ra cho bản thân.

4. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng/lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.

- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa tính cách nhân vật. Cần chú ý đến nghệ thuật tự sự: người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba; điểm nhìn trần thuật; cách sắp xếp sự kiện; thủ pháp kể, miêu tả; giọng điệu lời văn, ...

- Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết, tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật; cách miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm...

- Suy đoán về chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của truyện. Có thể xác định giá trị của truyện ở các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

- Từ văn bản, liên hệ với bản thân và cuộc sống xung quanh để thấy ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, con người.

I. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TRUYỆN VÀ VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TRUYỆN

Đề số 1

Đọc văn bản sau:

(Lược đoạn đầu: Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng những chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi […] Khi ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói ghém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến tàu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh, nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau.)

Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích ‘‘Cây khế’’ còn dang dở 15 ngày trước…

Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: ‘‘Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!’’ Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành:

- Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé.

Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy.

Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.

Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình.

(Vũ Thị Huyền Trang(1), Ga tàu tuổi thơ, báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012)

(1) Vũ Thị Huyền Trang (sinh năm 1987), tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ. Là một cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Phải cố gắng để vượt lên sự mỏi mòn của cái nghèo nơi quê hương, sự khó khăn của những năm tháng theo học đại học, để rồi bằng sự bứt phá, cô đã có thể tự tin sống bằng ngòi bút của mình. Trang viết chủ yếu bằng ký ức của mình. Dòng ký ức tuôn chảy như lúc nào cũng chực chờ vỡ òa, nhất là khi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của một cô gái luôn thấy mình lạc lõng giữa thành phố nhộn nhịp càng thôi thúc cô viết như một cách giải tỏa cảm xúc, để trấn an mình, vỗ về những nỗi hoang mang luôn thường trực trong mình.

Trả lời các câu hỏi :

Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện ngắn Ga tàu tuổi thơ.

Câu 2. Theo văn bản, Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên, tôi hiểu ra những điều gì?

Câu 3. Nội dung chính của truyện là gì ?

Câu 4. Theo anh/chị hành động“lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật ?

Câu 5. Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân.

...............

Mời các bạn tải về để xem chi tiết nội dung tài liệu

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm