Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra Ôn tập Hóa học 8
Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 1 môn Hóa 8. Tài liệu bao gồm lý thuyết, ví dụ minh họa kèm theo một số dạng bài tập trắc nghiệm.
Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Ngoài ra các em xem thêm một số tài liệu như: Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.
Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
I. Lý thuyết Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (có tính chất khác với chất phản ứng).
Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái. Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra.
Ví dụ:
Cho mẩu sắt đã nung đỏ vào bình chứa oxi thấy phản ứng cháy sáng mạnh và tỏa nhiều nhiệt → phản ứng có xảy ra.
II. Ví dụ minh họa dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học
Ví dụ 1: Khi đun nóng đường, ta thấy:
(1) có hơi nước tạo thành.
(2) đường chuyển thành màu đen (than).
(3) than không tan trong nước.
Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra?
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1; 2 và 3.
Đáp án D.
Ví dụ 2: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat có trong vỏ trứng tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.
Gợi ý đáp án
Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra là sủi bọt ở vỏ trứng (do thoát khí cacbon đioxit).
Phương trình chữ của phản ứng:
Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + cacbon đioxit + nước.
Ví dụ 3: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên.
b) Khi cho dây sắt có quấn mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
Gợi ý đáp án
a) Dấu hiệu: mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên.
b) Dấu hiệu: cháy mạnh, sáng chói, tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.
III. Bài tập dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học
Câu 1: Khi bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric, có sủi bọt ở vỏ quả trứng là do:
A. Canxi clorua sinh ra đã bay lên.
B. Khí cacbon đioxit thoát ra.
C. Hơi nước bay lên.
D. Khí oxi bay lên.
Đáp án B.
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. có ánh sáng phát ra.
B. có chất mới tạo thành.
C. có khí thoát ra.
D. có dung dịch tạo thành.
Đáp án B
Câu 3: Dấu hiệu nào giúp khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra?
A. có chất khí thoát ra.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
D. Một trong các dấu hiệu trên.
Đáp án D.
Câu 4: Cho một mẩu sắt tác dụng với axit clohiđric. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. mẩu sắt tan dần.
B. có khí thoát ra.
C. mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
D. có kết tủa xuất hiện.
Đáp án C
Sắt + axit clohiđric → sắt (II) clorua + khí hiđro
Dấu hiệu: mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
Câu 5: Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là
A. Đường trắng chuyển thành màu đen.
B. Có giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
C. Đun nóng.
D. Cả A và B.
Đáp án D.
Câu 6: Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở và ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong. Dấu hiệu quan sát được là
A. không có dấu hiệu gì.
B. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu trắng.
C. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu vàng.
D. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu xanh.
Đáp án B
Trong hơi thở có khí cacbon đioxit, khí cacbon đioxit tác dụng với dung dịch nước vôi trong tạo thành chất vẩn đục (hay kết tủa) màu trắng là canxi cacbonat.
Câu 7: Khi đun nóng thuốc tím (Kali pemanganat) sinh ra khí làm bùng cháy que đóm còn tàn đỏ. Khí sinh ra là
A. Oxi.
B. Nitơ.
C. Hiđro.
D.Cacbonic.
Đáp án A
Câu 8: Muốn nhận biết trong hơi thở có khí cacbon đioxit (CO2 ), người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa:
A. Nước cất.
B. Dung dịch natri hiđroxit.
C. Dung dịch nước vôi trong.
D. Dung dich axit clohiđric.
Đáp án C
Khí cacbon đioxit tác dụng với dung dịch nước vôi trong tạo thành chất vẩn đục (hay kết tủa) màu trắng là canxi cacbonat.
Câu 9: Khi quét nước vôi (có chất canxi hiđroxit) lên tường sau một thời gian nước vôi sẽ khô đi và hoá rắn (chất rắn là canxi cacbonat) do
A. canxi hiđroxit đã bốc hơi nước.
B. có phản ứng giữa nước vôi với khí cacbonic trong không khí tạo ra canxi cacbonat.
C. có phản ứng giữa nước vôi với khí oxi trong không khí.
D. có phản ứng giữa nước vôi với khí nitơ trong không khí.
Đáp án B
Câu 10: Trong các nhận định sau, nhận định sai là
A. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
B. Phản ứng hóa học xảy ra được khi các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần xúc tác…
C. Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
D. Sự tỏa nhiệt và phát sáng không phải là dấu hiệu nhận ra phản ứng hóa học.
Đáp án D.
Câu 11. Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên
A. Dung dich BaCl2.
B. Dung dich phenolphtalein.
C. Dung dich NaHCO3.
D. Quy tím.
Dùng thêm thuốc thử là dung dịch BaCl2
NaOH | H2SO4 | HCl | Na2CO3 | |
BaCl2 | Không hiện tượng | Kết tủa trắng | Không hiện tượng | Kết tủa trắng |
NaOH | Không hiện tượng | Không hiện tượng | ||
HCl | Không hiện tượng | Xuất hiện khí |
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
BaCl2 + H2SO 4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2 NaCl
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2OCâu 12. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaNO3, NaOH.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 6
+) Quỳ tím hóa đỏ: NaHSO4
+) Quỳ tím hóa xanh: Na2CO3 và NaOH
Na2CO3 + NaHSO4→ sủi bọt khí
Na2CO3 + 2 NaHSO4 → 2 Na2SO4 + H2O + CO2
NaOH + NaHSO4 → không hiện tượng
+) Quỳ không đổi màu: NaCl, NaHCO3, NaNO3
NaHCO3 + NaHSO4 → sủi bọt khí
NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
NaNO3, NaCl + NaHSO4→ không hiện tượng
Vậy phân biệt được 4 chất.
Câu 13. Thuốc thử nào dưới đây nhận biết được 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al(NO3)3 (chỉ dùng một lần thử với mỗi dung dịch)?
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch HCl
C. dung dịch BaCl2.
D. dung dịch H2SO4.
Trích mẫu thử của 3 dung dịch ra 3 ống nghiệm có đánh số.
Sử dụng dung dịch NaOH nhỏ vào từng mẫu thử.
Không xuất hiện hiện tượng gì → Na2CO3
Xuất hiện kết tủa trắng không tan khi NaOH dư → MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl
Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan khi NaOH dư → Al(NO3)3
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3
Al(OH)3 ↓+ NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 14. Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch (có cùng nồng độ) KCl, KBr, KI. Hai thuốc thử có thể dùng đề xác định dung dịch chứa trong mỗi lọ là:
A. khí O2 và dung dịch NaOH.
B. khí Cl2 và hồ tính bột.
C. brom long và benzen.
D. tính bột và brom lỏng.
Câu 15. Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:
K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3
A. AgNO3
B. BaCl2
C. HCl
D. NaOH