Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 8 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 8 Cánh diều năm 2023 - 2024
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học 8 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 môn Tin học năm 2023 - 2024.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, HĐTN 8 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 - 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Tin học 8 Cánh diều trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án tập huấn SGK Tin học 8 Cánh diều
Câu 1: Khi nói về mục tiêu của SGK Tin học 8 Cánh Diều, câu nào dưới đây là SAI?
A. Là tài liệu duy nhất có tính pháp lý để thực hiện CT môn Tin học lớp 8.
B. Là tài liệu đáp ứng yêu cầu của Chương trình (CT) môn Tin học 8 năm 2018.
C. Là tài liệu chính giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt (YCCĐ) trong Chương trình môn Tin học lớp 8.
D. Là tài liệu chính giúp GV định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.
Câu 2: Khi nói về SGK Tin học CD thể hiện những điểm mới tiên tiến trong chương trình Tin học 2018, câu nào dưới đây là ĐÚNG?
A. Cung cấp thật nhiều kiến thức.
B. Không yêu cầu HS làm bài tập ở nhà.
C. Tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế.
D. Dành nhiều thời gian để HS thành thạo trong sử dụng phần mềm thông dụng.
Câu 3: Để HS học tập chủ động và tích cực, câu nào dưới đây nói ĐÚNG nhất về điều cần thực hiện khi dạy Tin học ở lớp 8?
A. Kiểm tra bài trước khi vào bài học mới.
B. Tổ chức hoạt động khởi động ở đầu bài học.
C. Tổ chức hoạt động để HS tham gia kiến tạo kiến thức.
D. Tổ chức cho HS phát biểu ý kiến và thảo luận theo nhóm.
Câu 4: Câu nào dưới đây SAI khi nói về SGK Tin học 8 CD đã hiện sự tăng cường hơn mạch kiến thức Khoa học máy tính và chú ý phát triển tư duy máy tính cho HS?
A. Rèn luyện khả năng chia nhỏ công việc
B. Phát triển khả năng khái quát hóa, xác định và sử dụng mẫu
C. Bồi dưỡng khả năng trừu tượng hóa.
D. Yêu cầu HS sử dụng thành thạo các phần mềm phổ biến.
Câu 5: Khi nói về những chủ đề có nhiều điểm mới trong SGK Tin học 8 Cánh Diều, câu nào dưới đây là ĐÚNG nhất?
A. Chủ đề A nói về sự phát triển của Tin học.
B. Chủ đề C, D, G có nội dung mới so với chương trình trước đây.
C. Chủ đề E3 cho HS khám phá phần mềm.
D. Chủ đề F rèn luyện kỹ Năng lập trình trực quan cho HS.
Câu 6: Chủ đề A
Khi trình bày sơ lược về lịch sử phát triển máy tính, câu nào dưới đây là SAI?
A. HS cần nhận biết được sự khác nhau giữa các thế hệ máy tính ở kích thước, sự tiêu thụ điện và tốc độ tính toán của máy tính.
B. HS cần thuộc các nội dung trong SGK về 5 thế hệ máy tính.
C. HS cần biết các máy tính ngày nay đều dựa trên nguyên lý Von Neumann.
D. GV nên dùng hiện vật cụ thể làm giáo cụ trực quan, nếu không thì nên dùng hình ảnh minh họa.
Câu 7: Chủ đề C
Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về cách SGK Tin học 8 Cánh Diều đã chọn để HS nhận biết được lợi ích của thông tin trong giải quyết vấn đề?
A. Trình bày các loại công cụ trao đổi, lưu trữ, xử lí thông tin.
B. Trình bày định nghĩa về nguồn thông tin đáng tin cậy.
C. Giải thích ở mức khái quát về lợi ích của thông tin số
D. Thông qua bài tập nhóm, HS cần tìm kiếm thông tin để thực hiện một nhiệm vụ, từ đó rút ra bài học hữu ích.
Câu 8: Chủ đề D
Câu nào dưới đây là SAI khi giáo dục HS giữ gìn đạo đức và thể hiện văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?
A. Nên yêu cầu HS học thuộc lòng các tình huống nêu trong sách giáo khoa.
B. Những bài học này góp phần phát triển Năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số (NLb).
C. Không nên trình bày định nghĩa về công nghệ kỹ thuật số.
D. Nên tổ chức thảo luận để HS nhận biết thế nào là “vi phạm đạo đức và thiếu văn hóa” trong một số tình huống cụ thể.
Câu 9: Chủ đề E
Câu nào dưới đây là SAI đối với chủ đề E1 (Phần mềm bảng tính điện tử)?
A. Nội dung phần mềm bảng tính kế thừa nội dung đã có ở lớp 7 và còn được tiếp tục ở các lớp trên.
B. Nội dung lí thuyết và thực hành của chủ đề này tách bạch, trong bài học lí thuyết không có nội dung thực hành.
C. Có một số bài tập thực hành nhằm hướng dẫn HS khám phá kiến thức
D. Để bồi dưỡng khả năng tự học nên trong SGK có hướng dẫn học sinh khám phá cách sử dụng phần mềm.
Câu 10: Chủ đề E
Yêu cầu nào dưới đây với học sinh là VƯỢT QUÁ yêu cầu cần đạt trong chương trình khi dạy chủ đề “Làm quen với phần mềm chỉnh sửa ảnh”?
A. Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
B. Sử dụng được một số chức năng đơn giản như phóng to, thu nhỏ, xoay ảnh, điều chỉnh độ sáng tối, …
C. Có kỹ năng thành thạo để nhanh chóng tạo ra những sản phẩm ảnh đẹp.
D. Nêu được ví dụ một vài sản phẩm ảnh có thể làm được bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh để đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình, trường học.
Câu 11: Chủ đề E
Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về nội dung phần mềm soạn thảo và phần mềm trình chiếu trong sách Tin học 8 Cánh Diều?
A. Đây là chủ đề bắt buộc, nội dung phần mềm soạn thảo và phần mềm trình chiếu nâng cao bắt buộc dạy ở lớp 8.
B. Sách giáo khoa trình bày chi tiết mọi thao tác sử dụng phần mềm.
C. Không cần HS kế thừa các kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm đã có ở các lớp dưới.
D. Thông qua dạy học phần mềm cụ thể để bồi dưỡng được cho HS khả năng tự học các phần mềm tương tự khác.
Câu 12: Chủ đề E
Câu nào dưới đây là SAI khi nói về phương pháp dạy học chủ đề E (dạy sử dụng các phần mềm)?
A. GV đọc sách giáo khoa, HS lắng nghe và ghi chép.
B. Xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành trong một bài học.
C. Coi trọng phương pháp dạy học trực quan và dạy học thực hành tạo sản phẩm.
D. Tăng cường việc hướng dẫn cho HS khám phá phần mềm, bồi dưỡng khả năng tự học.
Câu 13: Chủ đề F
Điều nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về nội dung “Lập trình trực quan” ở lớp 8?
A. Mạch nội dung lập trình được bắt đầu từ lớp 8.
B. Nội dung lập trình trực quan không liên quan đến nội dung thuật toán ở lớp 6.
C. Làm HS nhận thấy các yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Scratch: biến, biểu thức, các câu lệnh thể hiện các cấu trúc điều khiển (tuần tự, rẽ nhánh, lặp).
D. Làm HS nhận thấy các yếu tố cơ bản trong bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào, gồm: biến, biểu thức, các câu lệnh thể hiện các cấu trúc điều khiển (tuần tự, rẽ nhánh, lặp).
Câu 14: Chủ đề F
Câu nào dưới đây là SAI khi đánh giá HS ở chủ đề “Lập trình trực quan” ở lớp 8?
A. Có thể đánh giá bằng cách yêu cầu HS nêu lại tất cả các dạng câu lệnh trong Scratch.
B. Có thể đánh giá qua việc HS chuyển một kịch bản đơn giản sang dạng mô tả thuật toán.
C. Có thể đánh giá qua việc HS chuyển từ một mô tả thuật toán đơn giản đã cho sang chương trình Scratch.
D. Có thể đánh giá qua sản phẩm chương trình của HS.
Câu 15: Chủ đề G
Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi đánh giá HS ở chủ đề “Hướng nghiệp với tin học” ở lớp 8?
A. Yêu cầu HS phải hiểu sâu về một số ngành nghề đã được SGK giới thiệu.
B. Cần khai thác hiểu biết của HS, khuyến khích các em tìm hiểu và bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
C. Nội dung hướng nghiệp của môn Tin học chỉ được bắt đầu ở lớp 10, chủ đề này ở lớp 8 không liên quan đến hướng nghiệp.
D. Cần yêu cầu sau này HS lựa chọn ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học.