Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 9 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 9 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 môn Mỹ thuật năm 2024 - 2025.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử - Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

Đáp án tập huấn môn Mĩ thuật 9 Cánh diều

Câu 1: Nội dung định hướng chủ đề của Chương trình môn Mĩ thuật 2018 lớp 9 là

A. Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam, thế giới.

B. Nghệ thuật Trung đại Việt Nam, thế giới.

C. Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, thế giới.

D. Nghệ thuật Cận đại Việt Nam, thế giới.

Câu 2: Yêu cầu cần đạt đối với năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ thuộc nội dung Hướng nghiệp trong Chương trình môn Mĩ thuật 2018 lớp 9 là:

A. Thu thập được tư liệu, tài liệu,... cho việc thực hiện sản phẩm; phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác phẩm mĩ thuật; phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian,... ở sản phẩm, tác phẩm,…

B. Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng; nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng.

C. Viết được một bài luận hoặc làm một đoạn video clip,... giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng.

D. Hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống văn hoá xã hội; nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

Câu 3: “Nhận định được giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật đương đại.…” thuộc năng lực gì trong yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Mĩ thuật 2018 lớp 9?

A. Nhận thức thẩm mĩ

B. Quan sát thẩm mĩ

C. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

Câu 4: Có bao nhiêu mạch nội dung giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật 2018 lớp 9?

A. 5 mạch nội dung

B. 6 mạch nội dung

C. 7 mạch nội dung

D. 8 mạch nội dung

Câu 5: Có bao nhiêu chủ đề học tập, bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều)?

A. 6 chủ đề, 15 bài học mới và 2 hoạt động cuối kì

B. 5 chủ đề, 15 bài

C. 5 chủ đề, 17 bài

D. 6 chủ đề, 16 bài

Câu 6: Cấu trúc một bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều) gồm bao nhiêu đề mục lớn?

A. 3 (khám phá, sáng tạo, ứng dụng)

B. 4 (quan sát, nhận thức; sáng tạo; thảo luận; ứng dụng)

C. 5 (quan sát, sáng tạo, luyện tập, thảo luận, ứng dụng)

D. 6 (quan sát, khám phá, nhận thức, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng)

Câu 7: Mục “Tìm ý tưởng” trong sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều) nhằm

A. rèn thói quen tư duy tìm ý tưởng trước khi thực hành cho học sinh.

B. gợi ý cho học sinh các bước tư duy sáng tạo.

C. giúp học sinh có thể sử dụng ý tưởng để thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Mục “Em có biết” trong mỗi bài học của sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều) nhằm

A. cung cấp kiến thức để học sinh thực hiện bước “quan sát – nhận thức”.

B. tạo thói quen cho học sinh liên kết các phần trong sách giáo khoa.

C. cung cấp tư liệu giúp giáo viên chốt kiến thức chuẩn cho học sinh.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Mục “Ứng dụng” trong mỗi bài học của sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều) nhằm gợi ý cho học sinh

A. ứng dụng kiến thức, kĩ năng và sản phẩm của bài học vào cuộc sống.

B. nắm được các tác dụng của sản phẩm.

C. thuyết trình nêu quan điểm cá nhân, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật.

D. sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.

Câu 10: Để đánh giá năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, giáo viên nên tổ chức hoạt động của học sinh như thế nào?

A. Đưa trước các nội dung và yêu cầu học sinh học thuộc.

B. Đưa ra một số nội dung để học sinh tự lựa chọn phương án đúng.

C. Gợi ý học sinh tự tìm hiểu các nội dung trong sách giáo khoa và liên hệ với thực tiễn cuộc sống theo trải nghiệm của bản thân.

D. Yêu cầu học sinh phân tích tranh, tự tìm hiểu trên internet.

Câu 11: Phiếu đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Mĩ thuật có mấy mức độ?

A. 3 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng)

B. 4 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao)

C. 5 (Biết; Hiểu; Sáng tạo; Phân tích; Vận dụng)

D. 6 (Biết; Hiểu; Sáng tạo; Phân tích; So sánh; Vận dụng)

Câu 12: Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật

A. chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.

B. chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các các bài tập Mĩ thuật.

C. chủ yếu bằng định lượng, sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, vấn đáp.

D. chủ yếu dựa trên quan sát hoạt động thực hành, luyện tập Mĩ thuật của học sinh.

Câu 13: Yêu cầu cần đạt đối với năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ của nội dung mĩ thuật ứng dụng trong Chương trình môn Mĩ thuật 2018 lớp 9 là gì?

A. Vận dụng được nguyên lí của sự sắp xếp (hay còn gọi là bố cục) trong thiết kế.

B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm.

C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm.

D. Nêu được các bước thực hành, sáng tạo

Câu 14: Cho câu sau: (…..) là dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm hợp tác, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra.
Từ ngữ phù hợp nhất điền vào chỗ (…..) trong câu trên là:

A. Dạy học giải quyết vấn đề

B. Dạy học tạo hình theo quy trình

C. Dạy học hợp tác

D. Dạy học thực hành

Câu 15: Các bài thuộc chủ đề Nghệ thuật đương đại trong sách giáo khoa Mĩ thuật 9 (bộ sách Cánh Diều) được đề xuất dạy 3 tiết nhằm dành thêm thời gian cho nội dung tích hợp lịch sử mĩ thuật. Giáo viên được gợi ý phân phối thời lượng dạy học như thế nào?

A. Sử dụng 2 tiết đầu cho mục Quan sát – nhận thức và hướng dẫn quy trình sáng tạo; dành 1 tiết cuối để học sinh luyện tập (thực hành sáng tạo sản phẩm).

B. Sử dụng 2 tiết cuối cho mục (luyện tập) để học sinh thực hành sản phẩm.

C. Tổ chức cho học sinh xem tranh là chính.

D. Dành 1 tiết cho hoạt động khác.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm