Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 7 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 7 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 7 môn Mỹ thuật năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh diều để nắm rõ những ưu, nhược điểm của từng môn, có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 7 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 7 trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 7 Cánh diều
Câu 1: Nội dung định hướng chủ đề của Mĩ thuật 7:
A. Nghệ thuật Trung đại Việt Nam, thế giới.
B. Nghệ thuật Cổ đại Việt Nam, thế giới
C. Nghệ thuật hiện đại Việt Nam, thế giới
D. Nghệ thuật đương đại Việt Nam, thế giới
Câu 2: Yêu cầu cần đạt của năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ thuộc nội dung Mĩ thuật tạo hình lớp 7 là:
A. Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm. Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số trường phái nghệ thuật. Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm…
B. Nêu được tính chất biểu tượng của logo thương hiệu. Xác định được phong cách chủ đạo, ngôn ngữ thiết kế sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm. Biết được một số kĩ thuật cơ bản tạo nên sản phẩm.
C. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập.
D. Sáng tạo từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới.
Câu 3: “Sao chép, mô phỏng và phát triển được sản phẩm dựa theo mẫu có sẵn. Vận dụng được nhịp điệu của hoa văn, hoạ tiết vào thiết kế sản phẩm…” là yêu cầu cần đạt của năng lực nào trong CT Mĩ thuật 7?
A. Nhận thức thẩm mĩ
B. Quan sát thẩm mĩ
C. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ
Câu 4: Có bao nhiêu mạch nội dung giáo dục Mĩ thuật lớp 7?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 5: Có bao nhiêu chủ đề học tập, bài học trong sách Mĩ thuật 7 Cánh Diều:
A. 6 chủ đề, 15 bài học mới và 2 hoạt động cuối kì
B. 5 chủ đề. 15 bài
C. 5 chủ đề, 17 bài
D. 6 chủ đề, 16 bài
Câu 6: Cấu trúc của một bài học trong sách mĩ thuật 7 Cánh Diều gồm bao nhiêu đề mục lớn:
A. 3 (Khám phá, sáng tạo, ứng dụng)
B. 4 (Khám phá, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng).
C. 5 (Khám phá, sáng tạo, luyện tập, thảo luận, ứng dụng)
D. 6 (Quan sát, nhận thức, sáng tạo, ứng dụng, phân tích, đánh giá)
Câu 7: Mục sáng tạo trong sách Mĩ thuật 7 Cánh Diều gồm có:
A. Tìm ý tưởng, thực hành, gợi ý, luyện tập
B. Sáng tạo, luyện tập
C. Hướng dẫn thực hành, luyện tập
D. Sáng tạo, vận dụng
Câu 8: Trong biên soạn sách Mĩ thuật 7 Cánh Diều KHÔNG có các cặp liên kết nào sau đây:
A. Khám phá – Em có biết
B. Sáng tạo – Tìm ý tưởng
C. Thực hành – Gợi ý
D. Luyện tập – thực hành
Câu 9. Hãy chọn phương án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống sau:
…. là dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hình thành các nhóm hợp tác, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do GV đặt ra.
A. Dạy học giải quyết vấn đề
B. Dạy học tạo hình theo quy trình
C. Dạy học hợp tác
D. Dạy học thực hành
Câu 10: Để đánh giá năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, GV nên tổ chức hoạt động cho HS như thế nào?
A. Đưa trước các nội dung và yêu cầu HS học thuộc.
B. Đưa ra một số nội dung để HS tự lựa chọn phương án đúng.
C. Gợi ý HS tự tìm hiểu các nội dung trong SGK và liên hệ với thực tiễn cuộc sống theo trải nghiệm của bản thân.
D. Yêu cầu HS phân tích tranh, tự tìm hiểu trên internet.
Câu 11: GV tổ chức cho HS sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật, có đưa ra các tiêu chí cụ thể về nội dung, tạo hình, trình bày, ý tưởng, có trọng số điểm cho từng tiêu chí. Để đánh giá sản phẩm của HS đạt được mức nào theo các tiêu chí đưa ra thì GV cần xây công cụ đánh giá nào sau đây?
A. Câu hỏi
B. Bài tập
C. Rubric
D. Hồ sơ học tập
Câu 12: Lựa chọn phương án đúng nhất để “Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật”
A. Chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
B. Chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các các bài tập Mĩ thuật.
C. Chủ yếu bằng định lượng, sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, vấn đáp.
D. Chủ yếu dựa trên quan sát hoạt động thực hành, luyện tập Mĩ thuật của học sinh.
Câu 13: Đâu là yêu cầu cần đạt của năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ môn mĩ thuật lớp 7?
A. Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống.
B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm.
C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm.
D. Nêu được các bước thực hành, sáng tạo
Câu 14. Mục “Ứng dụng” trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 7 Cánh Diều nhằm những mục tiêu nào sau đây:
A. Gợi ý học sinh ứng dụng kiến thức, kĩ năng và sản phẩm của bài học vào cuộc sống.
B. Gợi ý học sinh nắm được các tác dụng của sản phẩm.
C. Gợi ý học sinh thuyết trình nêu quan điểm cá nhân, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật
D. Gợi ý học sinh sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật
E. Chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các các bài tập Mĩ thuật.
Câu 15. Đáp án nào KHÔNG PHẢI là các động từ mô tả mức độ Biết trong dạy học Mĩ thuật?
A. Nhận biết được (yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, đặc điểm,…)
B. Đọc được tên (màu sắc, tác giả, sản phẩm, tác phẩm, trường phái,…)
C. Liệt kê được (đồ dùng, công cụ, vật liệu, ngành nghề,…)
D. Tạo được (sản phẩm, sự hài hòa, hòa sắc,…)