Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 7 môn GDCD năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Ngữ văn, Mĩ thuật, Tin học 7 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 7 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Giáo dục công dân 7 trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án tập huấn SGK Giáo dục công dân 7 Cánh diều
Câu 1. Môn Giáo dục công dân lớp 7 góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực chung nào sau đây?
A. Siêng năng, kiên trì
B. Tự chủ và tự học
C. Linh hoạt và sáng tạo
D. Tích cực và tự giác.
Câu 2. Môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở có năng lực đặc thù nào dưới đây?
A. Năng lực điều chỉnh hành vi.
B. Năng lực tính toán.
C. Năng lực ngôn ngữ.
D. Năng lực tin học.
Câu 3. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 thuộc bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo định hướng nào dưới đây?
A. Phát triển nội dung kiến thức.
B. Phát triển hình thức chương trình.
C. Phát triển năng lực học sinh.
D. Phát triển hiểu biết của học sinh.
Câu 4. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 Cánh Diều được biên soạn theo hướng mở nhằm tạo điều kiện gì cho giáo viên?
A. Giảm bớt thời gian soạn giáo án.
B. Dễ dạy, dễ nhớ.
C. Đổi mới phương pháp dạy học.
D. Tự do trong dạy học.
Câu 5. Cấu trúc mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 gồm 4 phần, nhằm tạo thuận lợi gì cho giáo viên?
A. Thiết kế các hoạt động dạy học.
B. Dễ soạn giáo án.
C. Dạy theo trật tự bài học.
D. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Câu 6. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7 Cánh Diều được biên soạn theo cấu trúc hoạt động học nhằm mục đích gì cho học sinh?
A. Dễ học thuộc bài.
B. Khắc sâu kiến thức.
C. Rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.
D. Siêng năng, kiên trì hơn trong học tập.
Câu 7. Phần Khám phá trong mỗi bài học nhằm mục đích gì?
A. Giúp học sinh thực hành kiến thức bài học.
B. Giúp học sinh có thêm kiến thức mới.
C. Để học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau hình thành kiến thức bài học.
D. Cho học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau tìm ra chân lí.
Câu 8. Phần Luyện tập trong mỗi bài học có vai trò như thế nào?
A. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo và khả năng ôn bài.
B. Củng cố, rèn luyện cho học sinh kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.
C. Rèn luyện thói quen để học sinh có thể nhớ kiến thức bài học lâu hơn.
D. Rèn luyện tính chăm chỉ, siêng năng của học sinh.
Câu 9. Hai phương pháp dạy học nào dưới đây được sử dụng nhiều nhất trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 đổi mới?
A. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại
B. Phương pháp dạy học khám phá, giải quyết vấn đề.
C. Phương pháp đóng vai, kể chuyện.
D. Phương pháp dự án, xử lí tình huống.
Câu 10. Giáo dục các giá trị đạo đức như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được tăng cường thực hiện khi dạy học các bài về nội dung gì?
A. Giáo dục kĩ năng sống.
B. Giáo dục kinh tế.
C. Giáo dục đạo đức.
D. Giáo dục pháp luật.
Câu 11. Khi tổ chức các hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần chú ý điều gì?
A. Bám sát nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.
B. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học.
C. Bám sát chương trình tổng thể.
D. Dạy theo sở trường của giáo viên.
Câu 12. Dạy học các bài về giáo dục đạo đức cần chú ý đến điều gì?
A. Giáo dục tư cách công dân.
B. Giáo dục các giá trị đạo đức.
C. Giáo dục cách học làm người.
D. Giáo dục lối sống.
Câu 13. Khi dạy học Giáo dục công dân theo Chương trình mới, giáo viên có quyền linh hoạt và sáng tạo như thế nào?
A. Bổ sung hoặc giảm bớt yêu cầu cần đạt của bài học.
B. Thay đổi hoàn toàn nội dung bài học.
C. Thay đổi bằng thông tin, tình huống hay hơn, phù hợp hơn.
D. Thay đổi thứ tự các phần Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
Câu 14. Việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân cần đảm bảo nguyên tắc nào?
A. Đánh giá sự chăm chỉ của học sinh.
B. Đánh giá sự tiến bộ của HS,
C. Đánh giá sự tích cực của học sinh.
D. Đánh giá một cách chính xác.
Câu 15. Trong thiết kế Kế hoạch bài dạy, tiến trình dạy học cần được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?
A. Tự do.
B. Tuỳ ý của giáo viên.
C. Phải tuân theo thứ tự các phần của bài học
D. Có thể kết hợp dạy Khám phá và Luyện tập