Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 môn GDTC năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, Hoạt động trải nghiệm để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 Kết nối tri thức
Câu 1. Định hướng nội dung GDTC được thể hiện như thế nào trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
A. GDTC trong nhà trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
B. GDTC được thực hiện ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục như: GDTC,
Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Khoa học tự nhiên, Sinh học, Hoạt động
trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… trong đó GDTC là môn học
cốt lõi, bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
C. Nội dung GDTC chủ yếu là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập thể chất đa dạng. Nội dung GDTC được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn cơ bản (cấp Tiểu học và THCS); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT).
D. Cả 3 vấn đề nêu trên.
Câu 2. Tính mở của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thể hiện ở nội dung nào?
A. Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và quy định nội dung giáo dục
cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động cho nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
B. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về: Phẩm chất và năng lực của HS; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục (không quy định quá chi tiết), tạo điều kiện cho tác giả SGK và GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
C. Chương trình bảo đảm tính ổn định, tính phát triển trong quá trình thực hiện, phù hợp với diễn biến tiến bộ về khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tiễn.
D. Cả 3 nội dung nêu trên
Câu 3. Chương trình 2018 đã định hướng như thế nào về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDTC nội khoá?
A. Đảm bảo sư cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
B. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
C. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo sự cân đối giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
D. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân để vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
Câu 4. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học cho HS của chương trình 2018 được thể hiện thông qua những nội dung cơ bản nào?
A. Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tra cứu thông tin, lập kế hoạch và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học.
B. Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học.
C. Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin, lập kế hoạch, thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học.
D. Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin, lập kế hoạch, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học.
Câu 5. Những nội dung nào dưới đây thể hiện định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS của chương trình 2018?
A. Tạo cơ hội cho HS thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội.
B. Tạo cơ hội cho HS thường xuyên được phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội.
C. Tạo cơ hội cho HS thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các hoạt động thi đấu có tính đồng đội.
D. Tạo cơ hội cho HS thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội.
Câu 6. Hình thức luyện tập nào có thể sử dụng để rèn luyện, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong quá trình GDTC?
A. Luyện tập cá nhân.
B. Luyện tập cặp đôi.
C. Luyện tập nhóm, luyện tập cả lớp.
D. Luyện tập cá nhân; Luyện tập cặp đôi; Luyện tập nhóm và luyện tập cả lớp.
Câu 7. Củng cố kĩ thuật chạy cự li ngắn gồm những nhiệm vụ nào?
A. Nâng cao khả năng thực hiện chính xác, ổn định kĩ thuật các giai đoạn trong điều kiện nỗ lực tối đa về sức mạnh tốc độ; đảm bảo tính liên tục, tính nhịp điệu, tính hiệu quả quá trình thực hiện kĩ thuật từng giai đoạn và phối hợp giữa các giai đoạn; đạt được sự bền vững về kĩ thuật trong điều kiện luyện tập ổn định; rèn luyện các tố chất thể lực có tính đặc trưng của chạy cự li ngắn.
B. Nâng cao khả năng thực hiện chính xác, ổn định kĩ thuật các giai đoạn trong điều kiện nỗ lực tối đa về sức mạnh tốc độ; đảm bảo tính liên tục, tính nhịp điệu, tính hiệu quả quá trình thực hiện kĩ thuật từng giai đoạn và phối hợp giữa các giai đoạn;đạt được sự bền vững về kĩ thuật trong điều kiện luyện tập ổn định.
C. Nâng cao khả năng thực hiện chính xác, ổn định kĩ thuật các giai đoạn trong điều kiện nỗ lực tối đa về sức mạnh tốc độ; đảm bảo tính liên tục, tính nhịp điệu, tính hiệu quả quá trình thực hiện kĩ thuật từng giai đoạn và phối hợp giữa các giai đoạn; rèn luyện các tố chất thể lực có tính đặc trưng của chạy cự li ngắn.
D. Nâng cao khả năng thực hiện chính xác, ổn định kĩ thuật các giai đoạn trong điều kiện nỗ lực tối đa về sức mạnh tốc độ; đạt được sự bền vững về kĩ thuật trong điều kiện luyện tập ổn định; rèn luyện các tố chất thể lực có tính đặc trưng của chạy cự li ngắn.
Câu 8. Củng cố kĩ thuật chạy cự li trung bình gồm những nghiệm vụ nào?
A. Nâng cao khả năng chịu đựng mệt mỏi, khả năng nỗ lực ý chí trong quá trình luyện tập; đạt được sự ổn định về kĩ thuật, nhịp điệu và khả năng tiết kiệm sức; sử dụng quãng nghỉ giữa các lần lặp lại bài tập đảm bảo tính hợp lí và hiệu quả; có sự tăng trưởng về sức bền và khả năng khắc phục hiện tượng “cực điểm”.
B. Nâng cao khả năng chịu đựng mệt mỏi, khả năng nỗ lực ý chí trong quá trình luyện tập; rèn luyện khả năng duy trì, điều chỉnh tốc độ chạy trên toàn cự li; đạt được sự ổn định về kĩ thuật, nhịp điệu và khả năng tiết kiệm sức; sử dụng quãng nghỉ giữa các lần lặp lại bài tập đảm bảo tính hợp lí và hiệu quả; có sự tăng trưởng về sức bền và khả năng khắc phục hiện tượng “cực điểm”.
C. Nâng cao khả năng chịu đựng mệt mỏi, khả năng nỗ lực ý chí trong quá trình luyện tập; rèn luyện khả năng duy trì, điều chỉnh tốc độ chạy trên toàn cự li; có sự tăng trưởng về sức bền và khả năng khắc phục hiện tượng “cực điểm”.
D. Nâng cao khả năng chịu đựng mệt mỏi, khả năng nỗ lực ý chí trong quá trình luyện tập; rèn luyện khả năng duy trì, điều chỉnh tốc độ chạy trên toàn cự li; đạt được sự ổn định về kĩ thuật, nhịp điệu và khả năng tiết kiệm sức; sử dụng quãng nghỉ giữa các lần lặp lại bài tập đảm bảo tính hợp lí và hiệu quả.
Câu 9. Phương pháp củng cố kĩ thuật chạy cự li trung bình gồm những nội dung nào?
A. Thực hiện bài tập và duy trì khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện cơ thể đã xuất hiện mệt mỏi; nghỉ ngơi tích cực trong các “quãng nghỉ ngắn”; tốc độ, cự li, số lần lặp lại bài tập trong quá trình củng cố kĩ thuật phải phù hợp với diễn biến sức khoẻ, đặc điểm cá nhân của người tập.
B. Lặp lại bài tập xen kẽ với “quãng nghỉ ngắn”; nghỉ ngơi tích cực trong các “quãng nghỉ ngắn”; tốc độ, cự li, số lần lặp lại bài tập trong quá trình củng cố kĩ thuật phải phù hợp với diễn biến sức khoẻ, đặc điểm cá nhân của người tập.
C. Lặp lại bài tập xen kẽ với “quãng nghỉ ngắn”; thực hiện bài tập và duy trì khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện cơ thể đã xuất hiện mệt mỏi; tốc độ, cự li, số lần lặp lại bài tập trong quá trình củng cố kĩ thuật phải phù hợp với diễn biến sức khoẻ, đặc điểm cá nhân của người tập.
D. Lặp lại bài tập xen kẽ với “quãng nghỉ ngắn”; thực hiện bài tập và duy trì khả năng thực hiện bài tập trong điều kiện cơ thể đã xuất hiện mệt mỏi; nghỉ ngơi tích cực trong các “quãng nghỉ ngắn”; tốc độ, cự li, số lần lặp lại bài tập trong quá trình củng cố kĩ thuật phải phù hợp với diễn biến sức khoẻ, đặc điểm cá nhân của người tập.
Câu 10. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất “Trách nhiệm” đối với HS cấp THCS gồm những tiêu chí nào?
A. Có trách nhiệm với bản thân; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; có trách nhiệm với môi trường sống.
B. Có trách nhiệm với gia đình; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; có trách nhiệm với môi trường sống.
C. Có trách nhiệm với bản thân; có trách nhiệm với gia đình; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; có trách nhiệm với môi trường sống.
D. Có trách nhiệm với bản thân; có trách nhiệm với gia đình; có trách nhiệm với nhà trường và xã hội.