Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn GD KT&PL năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Đáp án tập huấn môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều
Câu 1: Theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, Giáo dục kinh tế và pháp luật là
A. môn học bắt buộc.
B. môn học tự chọn.
C. chuyên đề học tập lựa chọn.
D. môn học lựa chọn.
Câu 2: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù nào sau đây?
A. Tự chủ và tự học
B. Giải quyết vấn đề và sáng tạo
C. Điều chỉnh hành vi
D. Giao tiếp và hợp tác
Câu 3: Trong quan hệ với chương trình môn học, sách giáo khoa thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Cụ thể hoá nội dung chương trình môn học thành nội dung bài học
B. Thuyết minh về tính đúng đắn của chương trình môn học
C. Minh hoạ thêm cho chương trình môn học
D. Bổ sung một số nội dung cho chương trình môn học
Câu 4: Sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 (bộ sách Cánh Diều) được biên soạn theo hướng mở sẽ tạo thuận lợi gì cho giáo viên?
A. Giảm bớt thời gian soạn kế hoạch bài dạy
B. Dạy theo sở thích và khả năng của mình
C. Đổi mới phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học
D. Dễ dạy, dễ nhớ
Câu 5: Việc biên soạn sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 (bộ sách Cánh Diều) theo chuỗi hoạt động học tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi như thế nào?
A. Giúp học sinh nắm được hệ thống bài học
B. Giúp giáo viên thuận lợi trong thiết kế các hoạt động học tập
C. Giúp học sinh tự chủ hơn trong học tập và trong cuộc sống
D. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy phản biện
Câu 6: Phần Khám phá trong mỗi bài học sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 (bộ sách Cánh Diều) nhằm mục đích gì?
A. Giúp học sinh thực hành kiến thức bài học
B. Giúp học sinh có thêm kiến thức mới
C. Tạo điều kiện cho học sinh trao đổi thảo luận, cùng nhau khám phá, hình thành kiến thức bài học
D. Giúp học sinh nhanh chóng tìm ra chân lí
Câu 7: Phần Luyện tập trong mỗi bài học sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 (bộ sách Cánh Diều) có vai trò như thế nào?
A. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo và khả năng ôn bài
B. Củng cố cho học sinh kiến thức đã được hình thành trong phần Khám phá, rèn luyện kĩ năng gắn với yêu cầu của bài học
C. Rèn luyện thói quen để học sinh có thể nhớ kiến thức bài học lâu hơn
D. Rèn luyện cho học sinh tính chăm chỉ, siêng năng trong học tập
Câu 8: Các phương pháp dạy học nào dưới đây được khuyến nghị sử dụng trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
A. Phương pháp dạy học khám phá, giải quyết vấn đề
B. Phương pháp thuyết trình, đàm thoại
C. Phương pháp đóng vai, kể chuyện
D. Phương pháp thuyết trình, kể chuyện
Câu 9: Khi tổ chức dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên cần chú ý điều gì?
A. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học
B. Bám sát Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
C. Dạy học thông qua hoạt động, học sinh là trung tâm của hoạt động
D. Dạy theo sở trường của giáo viên
Câu 10: Giáo viên cần lưu ý điều gì khi dạy các bài học thuộc nội dung giáo dục kinh tế trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật (bộ sách Cánh Diều)?
A. Phản ánh đúng thực tế và liên hệ thực tế
B. Nắm vững các vấn đề có tính quy luật, tất yếu khách quan của nền kinh tế
C. Cần giúp học sinh hiểu và thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước bằng những việc làm cụ thể, phù hợp
D. Cả 3 ý trên
Câu 11: Giáo viên cần lưu ý điều gì khi dạy các bài học thuộc nội dung giáo dục pháp luật trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật (bộ sách Cánh Diều)?
A. Cần tăng cường khai thác các tình huống pháp luật gần gũi với học sinh THPT
B. Cần tăng cường khai thác các thông tin pháp luật gần gũi với học sinh THPT
C. Cần tăng cường khai thác các trường hợp điển hình gần gũi với học sinh THPT
D. Cả 3 ý trên
Câu 12: Khi dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên có quyền
A. linh hoạt điều chỉnh yêu cầu cần đạt của bài học.
B. thay đổi hoàn toàn nội dung bài học.
C. thay đổi thông tin, tình huống hấp dẫn hơn, phù hợp hơn.
D. thay đổi thứ tự các phần Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.
Câu 13: Khi kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý điều gì?
A. Kiến thức, kĩ năng
B. Kiến thức, thái độ
C. Kiến thức, kĩ năng, thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa
D. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Câu 14: Việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục kinh tế và pháp luật trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá sự tiến bộ của học sinh
B. Đánh giá theo yêu cầu của Chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 2018
C. Đa dạng hoá các hình thức đánh giá
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Trong thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 (bộ sách Cánh Diều), tiến trình dạy học cần được sắp xếp
A. linh hoạt.
B. có thể kết hợp dạy Khám phá và Luyện tập.
C. theo trật tự khác nhau tuỳ từng bài học.
D. tuỳ theo chủ quan của giáo viên.