Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 9 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc 9 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 môn Âm nhạc năm 2024 - 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Tin học, Công nghệ để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 mới năm 2024 - 2025 của mình. Mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đáp án tập huấn môn Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Đặc điểm chính của sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là gì?
A. Chú trọng âm nhạc truyền thống.
B. Tư tưởng và cách xây dựng được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 là: sinh động – chặt chẽ – linh hoạt – dân tộc và hiện đại.
C. Ngoài cấu trúc chủ đề còn có cấu trúc theo bài.
D. Thể hiện tính dân tộc và hiện đại.
Câu 2. Sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có mấy chủ đề về âm nhạc truyền thống Việt Nam?
A. 1 chủ đề.
B. 2 chủ đề.
C. 3 chủ đề.
D. Không có chủ đề nào.
Câu 3. Trong dạy Hát, hoạt động khởi động giọng nhằm mục đích gì?
A. Giúp ấm giọng.
B. Tạo sự sinh động.
C. Giúp HS hiểu cách hát.
D. Để giọng hát được thông thoáng và góp phần phát triển kĩ thuật hát.
Câu 4. Trong cùng 1 chủ đề của sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo), có thể dùng âm hình tiết tấu gõ đệm cho bài hát để gõ cho bài đọc nhạc và nhạc cụ giai điệu được không? Vì sao?
A. Có thể vì cùng là gõ đệm.
B. Có thể vì được gắn kết về nội dung của chủ đề.
C. Có thể vì cùng loại nhịp và tính chất tiết tấu.
D. Không thể vì khác giai điệu.
Câu 5. Sự phân chia hoạt động Khám phá và Luyện tập của các mạch nội dung thực hành: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc trong sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) cần được hiểu thế nào?
A. Phải tuân thủ tuyệt đối chia riêng từng phần.
B. Có thể linh hoạt ranh giới giữa các phần.
C. Có thể ghép 2 phần với nhau.
D. Có thể linh hoạt ranh giới giữa các phần hoặc ghép 2 phần với nhau.
Câu 6. Vì sao trong dạy học Hát và Đọc nhạc, cần cho học sinh kết hợp giữa hát hoặc đọc nhạc với gõ phách? Học sinh cần gõ như thế nào?
A. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng đầu bàn tay hoặc bàn chân gõ nhẹ nhàng không thành tiếng.
B. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng đầu bàn tay hoặc bàn chân gõ thành tiếng to, rõ ràng.
C. Tạo sự sinh động cho giờ học; học sinh sử dụng thanh phách và gõ to, rộn ràng.
D. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng thanh phách và gõ thành tiếng to, rõ ràng.
Câu 7. Trong dạy Nhạc cụ thể hiện thể hiện tiết tấu, khó khăn nhất đối với giáo viên khi điều khiển nhóm hát và nhóm gõ đệm là gì?
A.Học sinh không nhiệt tình hát.
B. Học sinh gõ quá to.
C. 2 nhóm học sinh hát và gõ không đều nhau về tốc độ.
D. Học sinh không thể hiện đúng tính năng của nhạc cụ gõ.
Câu 8. Trong dạy Đọc nhạc, các ý nào dưới đây cần thiết phải thực hiện?
A. Đọc tên nốt nhạc.
B. Gõ phách (không thành tiếng) theo khi đọc.
C. Không viết tên nốt nhạc bằng tiếng Việt, kí hiệu riêng dưới tên nốt nhạc.
D. Đọc tên nốt nhạc, gõ phách (không thành tiếng) theo khi đọc, không viết tên nốt nhạc bằng tiếng Việt, kí hiệu riêng dưới tên nốt nhạc.
Câu 9. Trong hoạt động Vận dụng, có bắt buộc dạy đủ tất cả các lệnh hoạt động trong sách giáo khoa trên lớp không? Nếu không dạy đủ tất cả các lệnh của hoạt động Vận dụng thì thực hiện thế nào?
A. Bắt buộc dạy tất cả.
B. Không bắt buộc, chỉ chọn phần nào giáo viên thích hoặc học sinh thích.
C. Không bắt buộc, chọn phần nào cần thiết phải thực hiện trên lớp cho bài học, còn lại có thể giao cho học sinh về nhà thực hiện.
D. Không có ý kiến nào đúng.
Câu 10. Hệ thống nguồn dữ liệu của SGK Âm nhạc 9 (bộ sách CTST) được truy cập từ những nguồn nào?
A. www.hanhtrangso.nxbgd.vn.
B. www.chantroisangtao.vn.
C. Kho dữ liệu của nhóm.
D. Cả 3 phương án trên