Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 Báo Quân Đội nhân dân - Kỳ 7

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 - Kỳ 7 giúp các em nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội năm 2024 kỳ thi thứ 7 diễn ra từ ngày 12/09/2024 đến hết ngày 11/10/2024.

Đối tượng dự thi là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và công dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 - Kỳ 7

Câu 1: Theo pháp luật hiện hành, đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng, cá nhân bị xử phạt ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.  

Câu 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, những trường hợp công dân nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ?

A. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

B. Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

C. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

D. Tất cả các trường hợp trên  

Câu 3: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ là?

A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

C. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

D. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Câu 4: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị?

A. 15 ngày.

B. 30 ngày.

C. 60 ngày.

D. 90 ngày.

Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định, cá nhân bị xử phạt ở mức nào?

A. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Câu 6: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, sau khi Hội đồng khám sức khỏe tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân, kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại đâu?

A. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.

B. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức.

C. Tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

D. Tại trụ sở Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Câu 7: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là bao nhiêu?

A. Công dân đủ 17 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

B. Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

C. Công dân đủ 19 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 19 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

D. Công dân đủ 20 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 20 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Câu 8: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời gian bao lâu thì phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015?

A. 1 tháng trở lên.

B. 3 tháng trở lên.

C. 6 tháng trở lên.

D. 12 tháng trở lên.

Câu 9: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân không thuộc diện được tạm hoãn là bao nhiêu?

A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 23 tuổi.

B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 29 tuổi.

Câu 10: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ai là người ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ vào trong Quân đội nhân dân?

A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

C. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

D. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 - Kỳ 3

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người nghiện ma túy là:

D. Người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Câu 2: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cai nghiện ma túy là?

D. Là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.

Câu 3: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm?

A. Lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.

Câu 4: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, chất gây nghiện là gì?

D. Là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Câu 5: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền nào sau đây?

C. Được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 về cây có chứa chất ma túy, quy định nào sau đây là đúng và đầy đủ?

A. Cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

Câu 7: Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao lâu kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý?

D. 24 tháng.

Câu 8: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương?

B. 03 ngày.

Câu 9: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định, người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú trong thời hạn bao lâu kể từ ngày chấp hành xong quyết định?

D. 24 tháng.

Câu 10: Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do cơ quan, tổ chức, cá nhân nào quyết định?

A. Do gia đình quyết định.

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người”. Trình bày suy nghĩ của bạn về quan điểm này?

Gợi ý trả lời:

- Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Tệ nạn ma túy đã làm suy đồi đạo đức của con người". Khi bị nghiện, họ sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma tuý, thậm chí giết người, cướp của. Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng, nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…

- Đặc biệt người sử dụng ma túy thường mất kiểm soát về hành vi, ý thức của họ, và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, họ hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có người nghiện đã đánh lại cha mẹ, hành hạ vợ con, gây tội ác với bà con lối xóm, xã hội... gây mất trật tự an toàn xã hội....

Lưu ý: Đây chỉ là câu trả lời mang tính chất tham khảo

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 - Kỳ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm?

A. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

B. Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

C. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

D. Tất cả các địa chỉ trên.

Câu 2: Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây?

A. Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

B. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

C. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Trường hợp sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, internet thực hiện như thế nào?

A. Phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

B. Được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

C. Không được phép, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

D. Phải được sự đồng ý của cơ quan bảo vệ pháp luật.

Câu 4: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây?

A. Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

B. Người bị bạo lực gia đình là người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc.

C. Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 5: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì bị xử lý như thế nào?

A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

C. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

D. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 6: Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm gì sau đây?

A. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Giữ kín các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình.

C. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan công an.

D. Chỉ cung cấp các thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của tòa án.

Câu 7: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào sau đây?

A. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

B. Được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình;

C. Được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

D. Tất cả các quyền trên.

Câu 8: Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào thời gian nào?

A. Tháng 5 hằng năm.

B. Tháng 6 hằng năm.

C. Tháng 7 hằng năm.

D. Tháng 8 hằng năm.

Câu 9: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp về phòng chống bạo lực gia đình là gì?

A. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.

B. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.

C. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 10: Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang thì thực hiện theo quy định nào sau đây?

A. Người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. Cá nhân bị xử phạt vi phạm có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

C. Tổ trưởng dân phố, trưởng thôn nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

D. Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nơi người vi phạm bị xử phạt hành chính có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó (người vi phạm).

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu hỏi: Có quan điểm cho rằng: “Bạo lực gia đình dưới bất cứ góc độ nào về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế cũng đều không thể chấp nhận trong thời đại văn minh”. Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề này?

Gợi ý trả lời:

Có quan điểm cho rằng: “Bạo lực gia đình dưới bất cứ góc độ nào về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế cũng đều không thể chấp nhận trong thời đại văn minh”. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này và xin đưa ra những dẫn chứng để chứng minh ý kiến của bản thân:

Tôn trọng và giá trị của con người: Một xã hội văn minh đặt giá trị cao nhất là sự tôn trọng và giữ gìn quyền của con người. Bạo lực gia đình không chỉ là sự xâm phạm vào quyền lợi cá nhân mà còn là sự mất mát của sự tôn trọng và giá trị của con người.

An toàn và tự do cá nhân: Bạo lực gia đình làm mất đi an toàn và tự do của cá nhân trong gia đình. Trong một xã hội văn minh, mọi người có quyền được sống một cuộc sống tự do và an toàn mà không bị đe dọa bởi bạo lực từ bên trong gia đình.

Phát triển và tiến bộ của xã hội: Bạo lực gia đình gây ra những tổn thương không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả xã hội. Nó làm giảm sự hòa nhập và tương tác xã hội, gây ra căng thẳng và không ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Bảo vệ trẻ em và tương lai: Trẻ em là những nạn nhân yếu thế của bạo lực gia đình. Việc chấp nhận bạo lực trong gia đình không chỉ gây tổn thương ngay lập tức mà còn có thể gây ra những vấn đề tâm lý và hành vi trong tương lai của trẻ. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là bảo vệ tương lai của xã hội.

Tôn trọng và đồng thuận trong các mối quan hệ: Bạo lực gia đình phá vỡ sự tôn trọng và đồng thuận trong các mối quan hệ gia đình. Trong một xã hội văn minh, mọi mối quan hệ gia đình cần được xây dựng dựa trên sự tôn trọng, đồng thuận và hỗ trợ lẫn nhau, không phải là sự đe dọa và bạo hành.

Nói tóm lại, không thể chấp nhận bất kỳ hình thức nào của bạo lực gia đình trong thời đại văn minh là vì nó xâm phạm nghiệm trọng quyền con người. Việc phòng chống lại và loại bỏ bạo lực gia đình đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ cả cộng đồng. Chúng ta cần tạo ra những chính sách và chương trình hỗ trợ để giúp nạn nhân thoát khỏi tình trạng bạo lực và đảm bảo rằng mỗi người có quyền sống trong một môi trường an toàn và được đối xử tôn trọng.

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 - Kỳ 1

Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng.

B. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.

C. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.

D. Lấy Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm nền tảng tư tưởng.

Câu 2: Khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, công dân bao nhiêu tuổi có quyền biểu quyết?

A. Đủ 17 tuổi trở lên.

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 19 tuổi trở lên.

D. Đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 3: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên là?

A. Cơ quan dân chính đảng.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Mặt trận Tổ quốc.

Câu 4: Theo Hiến pháp năm 2013, quy định nào sau đây là đúng và đầy đủ nhất?

A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

D. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Câu 5: Văn bản quy phạm pháp luật nào của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực pháp lý cao nhất?

A. Luật.

B. Pháp lệnh.

C. Hiến pháp.

D. Nghị định, nghị quyết liên tịch.

Câu 6: Theo Hiến pháp năm 2013, tội nào sau đây là tội nặng nhất?

A. Sản xuất, tàng trữ, mua bán ma túy.

B. Hiếp dân, mua bán người.

C. Trộm cắp, cướp tài sản.

D. Phản bội Tổ quốc.

Câu 7: Theo Hiến pháp năm 2013, công dân đủ bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân? Việc thực hiện các quyền này do luật định.

A. Đủ mười tám tuổi trở lên.

B. Đủ mười chín tuổi trở lên.

C. Đủ hai mươi tuổi trở lên.

D. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.

Câu 8: Hiến định nào sau đây về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 là đúng?

A. Là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Là nhà nước xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

C. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

D. Là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân.

Câu 9: Theo Hiến pháp năm 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách nào?

A. Bằng dân chủ trực tiếp thông qua các cơ quan pháp luật.

B. Bằng dân chủ trực tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

C. Bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

D. Bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Câu 10: Việc trưng cầu dân ý về Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do cơ quan nào quyết định?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

C. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

D. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

B. TỰ LUẬN.

Câu hỏi: Theo bạn, vì sao mỗi công dân phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”?

Một quốc gia phát triển bền vững cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đặt lên hàng đầu. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.

Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.

Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm