Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THCS Cuộc thi An toàn giao thông cho học sinh năm 2024 - 2025
Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THCS giúp các em trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm, cùng câu hỏi tự luận của cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2024 - 2025 nhanh chóng hơn.
Thời hạn nộp cho đến 17 giờ 00 phút ngày 15/11/2024. Cuộc thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cấp THCS và cấp THPT phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh THCS năm 2024 - 2025
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở
Dành cho học sinh
Năm học 2024 - 2025
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……
Ngày tháng năm sinh: ……………………………..
Lớp:………………………………………….………
Trường: ………………………..……………………
Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…
Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…
Email (nếu có) …………………..…………………
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1: Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.
Câu 2: Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?
A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới.
B. Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe.
C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe.
D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.
Câu 3: Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?
A. Biển 1 và 2.
B. Biển 2 và 3.
C. Biển 1 và 4.
D. Biển 2 và 4.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?
A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.
B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh.
D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra.
Câu 5: Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?
A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dung.
D. Phương tiện giao thông đường sắt.
Câu 6: Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?
A. Biển 1 và 3.
B. Biển 1.
C. Cả ba biển.
D. Không biển nào.
Câu 7: Phương án nào dưới đây trái quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ?
A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 8: Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?
A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.
B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.
C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường.
D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.
Câu 9: Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 – 2025 đã quán triệt thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nào dưới đây?
A. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông.
B. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số.
C. Vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
D. Tất cả các nội dung trên đều đúng.
Câu 10: Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư, trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi đúng quy định vào khung giờ nào?
A. Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
B. Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
C. Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm.
D. Từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm.
Phần 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Bạn A (học sinh lớp 8) được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học. Sau giờ tan học, bạn A đã mời hai người bạn của mình đi ăn kem và chở hai bạn đến quán kem gần trường, cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, bị trầy sát chân tay, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu.
Em hãy cho biết:
a. Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.
b. Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.
Đáp án tham khảo:
a. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn không đúng quy định. Việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn. Thêm vào đó, việc mải nói chuyện có thể làm mất tập trung và tăng nguy cơ xảy ra sự cố.
b. Để nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học và địa phương, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tổ chức các buổi tuyên truyền: Mời chuyên gia đến nói chuyện về an toàn giao thông, đặc biệt là về việc đội mũ bảo hiểm và tuân thủ luật lệ.
- Mô hình thực hành: Tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành tham gia giao thông an toàn cho học sinh, bao gồm việc sử dụng xe đạp điện đúng cách.
- Phát động chiến dịch: Khuyến khích học sinh viết bài, vẽ tranh về an toàn giao thông và treo tại trường để nhắc nhở mọi người.
- Thi đua và khen thưởng: Tổ chức các cuộc thi về kiến thức an toàn giao thông và khen thưởng những cá nhân hoặc lớp có ý thức cao trong việc thực hiện các quy định.
Câu 2: Vào kỳ nghỉ hè các bạn nam trong khu phố thường tổ chức chơi đá bóng trên đường giao thông. Khi phát hiện ra sự việc trên, bạn xử lý như thế nào? Theo em hành vi đó bị xử phạt như thế nào?
Đáp án tham khảo:
Nếu phát hiện các bạn nam trong khu phố tổ chức chơi đá bóng trên đường giao thông, em sẽ xử lý theo các bước sau:
- Gần gũi và nhắc nhở: Em có thể tiếp cận và nhắc nhở các bạn về sự nguy hiểm của việc chơi bóng trên đường, vì điều này có thể gây cản trở giao thông và dễ dẫn đến tai nạn.
- Đề xuất địa điểm khác: Em có thể gợi ý cho các bạn tìm một địa điểm an toàn hơn để chơi, như sân bóng hoặc công viên gần đó, nơi không có xe cộ qua lại.
- Thông báo cho người lớn: Nếu các bạn vẫn không nghe, em có thể thông báo cho người lớn hoặc các bậc phụ huynh để họ can thiệp và nhắc nhở các bạn.
Xử phạt hành vi:
Theo đó, hành vi chơi đá bóng trên đường giao thông có thể bị xem là vi phạm quy định về an toàn giao thông, nhất là khi gây cản trở giao thông hoặc nguy hiểm cho người tham gia. Tùy theo quy định của từng địa phương, có thể bị xử phạt như sau:
- Cảnh cáo: Có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo về hành vi này, yêu cầu không tiếp tục chơi trên đường.
- Phạt hành chính: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nếu gây cản trở giao thông hoặc gây ra tai nạn, có thể bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thí sinh có thể tham khảo đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS như đã nêu trên.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- hiền hiềnThích · Phản hồi · 3 · 20:02 25/11