Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim Nghị luận xã hội Có công mài sắt có ngày nên kim
Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim thật hay.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì, nhẫn nại được cha ông ta đúc kết và gửi gắm tới thế hệ sau. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Lập dàn ý Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim
Dàn ý Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Sắt: thanh kim loại to, có độ cứng rất cao.
- Kim: Vật dụng rất nhỏ được làm từ chất liệu sắt dùng để khâu vá.
Từ một thỏi sắt làm thành một cây kim phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức giống như để trở thành một con người có ích cho xã hội mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân rất cực khổ.
b. Phân tích
- Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.
- Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.
- Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.
- Nếu mỗi chúng ta lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, chúng ta mãi mãi không phát huy được năng lực của bản thân mà dần dần sẽ bị lạc hậu, tụt lùi về phía sau.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập, cuộc sống và đã đạt được thành tựu.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần ham học hỏi nên đã biết được nhiều thứ tiếng và tìm ra con đường giải phóng cho đất nước; thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt cả hai tay nhưng thầy đã kiên trì tập viết bằng chân và trở thành người thầy tài năng,…
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Lập dàn ý Có công mài sắt có ngày nên kim
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
- Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu câu tục ngữ đưa ra một hình ảnh cụ thể mang tính nguyên nhân, hệ quả: thỏi sắt thô cứng kia nếu ra sức mài giũa lâu ngày thì nó sẽ trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng, phải có nghị lực, kiên trì thì mới đi đến thành công trong công việc.
=> Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.
b) Phân tích, chứng minh, bình luận
- Là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi lẽ bất cứ công việc gì muốn thành công đều phải trải qua một quá trình lao động một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại. Không cứ chỉ qua một lần làm việc mà dễ dàng mang lại kết quả tốt đẹp mà chính nghị lực, lòng trì, nhẫn nại mới là sức mạnh vô hình giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan, chịu đựng càng dài thì sự thành công đó mới càng vinh quang và đáng tự hào.
- Nếu chỉ mới thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí, bỏ cuộc thì ta khó đạt tới đích. Phải nên nhớ rằng "Thất bại là mẹ thành công".
Dẫn chứng:
- Một học sinh yếu môn Toán, cứ miệt mài chăm chỉ rèn luyện... chắc chắn có ngày sẽ khá lên.
- Thầy Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay nhưng với lòng quyết tâm cao, thầy đã kiên trì rèn luyện viết được bằng đôi chân. Đó chẳng phải là những tấm gương về lòng kiên trì, nhẫn nại đó sao.
- Một em học tiểu học Thanh Hóa không có 2 cánh tay vẫn trở thành học sinh viết chữ đẹp.
- Những nhà bác học đã giam mình trong phòng thí nghiệm hết ngày này ngày khác để tìm ra được những chất hóa học phục vụ cho nhân dân.
c) Mở rộng vấn đề
- Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ "thấy sóng cả vội ngã tay chèo", để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại, những kẻ đó dễ thất bại trên đường đáng phê phán.
- Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.
- Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.
- Với người trẻ tuổi, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi người ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Bởi vậy, không thể không "mài sắt" để "thành kim".
3. Kết luận
- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một bài học giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại không dành cho riêng ai và mãi mãi được thực hiện bất kì thời đại nào.
- Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành và khi vào đời.