Dẫn chứng sức mạnh của tri thức Ví dụ về tri thức là sức mạnh
TOP 5 Dẫn chứng sức mạnh của tri thức hay nhất, mang tới những ví dụ, dẫn chứng tiêu biểu xác thực và được nhiều người biết đến, giúp các em dẫn dắt vào bài văn Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ hơn.
Sức mạnh của tri thức còn được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Những dẫn chứng về sức mạnh của tri thức tiêu biểu, đặc sắc nhất, còn giúp bài văn nghị luận đạt điểm cao. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Dẫn chứng sức mạnh của tri thức
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác nhau. Tự bản thân học nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc....
2. Nhà bác học Thomas Edison đã sử dụng những kiến thức mà ông nghiên cứu được để tìm ra được sợi đốt phù hợp nhất với bóng đèn dây tóc, từ đó tạo ra phát minh thay đổi cuộc sống của con người.
3. Cậu bé William bằng vốn từ vựng tiếng Anh ít ỏi của mình cùng với sự trợ giúp của từ điển trong thư viện làng đã chế tạo thành công máy điện gió. Từ đó, giải quyết được vấn đề hạn hán cho cuộc sống cho dân làng của mình.
4. Stephen William Hawking dù mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic lateral sclerosis, ALS), căn bệnh dần tiến triển qua nhiều thập kỷ khiến ông bị liệt toàn thân nhưng ông tham gia các công trình khoa học về các định lý điểm kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối rộng và dự đoán rằng các lỗ đen sẽ phát ra bức xạ, thường được gọi là bức xạ Hawking. Hawking là người đầu tiên đặt ra lý thuyết vũ trụ học được giải thích bởi sự kết hợp giữa lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử. Năm 2002, Hawking xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC.
5. Albert Einstein là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Ông được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện".
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
