Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực Giải Công nghệ Cơ khí 11 Kết nối tri thức trang 115, 116,... , 120
Giải bài tập SGK Công nghệ Cơ khí 11 Bài 22 trang 115→120 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 22: Hệ thống truyền lực thuộc chương 7: Ô tô.
Giải Công nghệ 11 Bài 22 Kết nối tri thức các em hiểu được kiến thức về cấu tạo hệ thống truyền lực, cách sử dụng và bảo dưỡng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án môn Công nghệ lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực
I. Cấu tạo hệ thống truyền lực
Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 22.2 và cho biết mô men chủ động từ động cơ được truyền đến các bánh xe sau thông qua những bộ phận nào. Tác động vào bộ phận nào để có thể ngắt mô men chủ động truyền đến bánh xe đó?
Gợi ý đáp án
Mô men chủ động từ động cơ truyền đến các bánh xe thông qua các bộ phận của hệ thống truyền lực, bao gồm: li hợp, hộp số, trục các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục.
Để ngắt mô men chủ động truyền đến bánh xe có thể tác động vào li hợp hoặc hộp số.
Câu hỏi: Hãy đọc mục 1, quan sát Hình 22.3 và cho biết:
- Nhiệm vụ và các bộ phận chính của li hợp ô tô.
- Nguyên lí nào được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số?
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép.
Gợi ý đáp án
- Nhiệm vụ và các bộ phận chính của li hợp ô tô:
Nhiệm vụ:
+ Ngắt tạm thời dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số để có thể dừng xe hoặc chuyển số.
+ Nối êm dịu dòng truyền mô men của động cơ đến hộp số và đảm bảo an toàn cho động cơ và các bộ phận khác của hệ thống truyền lực.
+ Li hợp được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
Các bộ phận chính của li hợp: trục li hợp, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép, bàn đạp điều khiển và các bộ phận dẫn động điều khiển li hợp. Bánh đà của động cơ là chi tiết chính của li hợp.
- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chi tiết bị động được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
- Hình dạng và vai trò của lò xo ép: lò xo ép có dạng hình nón cụt, có vai trò tạo áp lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và bị động.
Câu hỏi: Hãy kể tên các chi tiết chính của li hợp. Chi tiết nào trực tiếp chịu lực ma sát?
Gợi ý đáp án
- Các chi tiết chính của li hợp:
+ Đĩa ma sát
+ Đĩa ép
+ Lò xo ép
+ Trục li hợp
- Chi tiết trực tiếp chịu lực ma sát: đĩa ma sát
II. Sử dụng và bảo dưỡng
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc vận hành hệ thống truyền lực đúng hướng dẫn và kiểm tra bảo dưỡng đúng định kì.
Gợi ý đáp án
Ý nghĩa của việc vận hành hệ thống truyền lực đúng hướng dẫn và kiểm tra bảo dưỡng đúng định kì:
Đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt, an toàn;
Kéo dài tuổi thọ;
Hạn chế phát thải ô nhiễm và giảm chi phí sửa chữa.
Vận dụng
Câu 1. Hãy cho biết vì sao phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ.
Gợi ý đáp án
Phải đưa cần chuyển số của hộp số thường về vị trí trung gian trước khi khởi động động cơ đề xe không đột ngột khởi hành ngay khi động cơ khởi động và gây mất an toàn.
Câu 2. Khi ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), khả năng hoạt động của ô tô như thế nào (khả năng khắc phục lực cản, khả năng phát huy tốc độ)?
Gợi ý đáp án
Khi ở tay số thấp (có tỉ số truyền lớn), ô tô có khả năng khắc phục được sức cản chuyển động lớn nhưng không phát huy (đạt) được tốc độ cao.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) - Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách)
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Mới nhất trong tuần
-
Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống phanh và an toàn khi tham gia giao thông
100+ -
Công nghệ 11 Bài 24: Hệ thống lái
100+ -
Công nghệ 11 Bài 23: Bánh xe và hệ thống treo ô tô
100+ -
Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống truyền lực
100+ -
Công nghệ 11 Bài 21: Khái quát chung về ô tô
100+ -
Công nghệ 11 Bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong
100+ -
Công nghệ 11 Bài 19: Các cơ cấu trong động cơ đốt trong
100+ -
Công nghệ 11 Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí
100+ -
Công nghệ 11 Bài 18: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong
100+ -
Công nghệ 11 Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực
100+