Chỉ thị 993/CT-BGDĐT Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục
Vụ việc bạn nữ học sinh bị 5 bạn bạo hành tại Hưng Yên đã làm tốn rất nhiều giấy bút của báo chí, điều này có thể nói bạo lực học đường ngày càng gia tăng. Chính vì điều này mà vào ngày 12/04/2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Văn bản này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Sau đây là nội dung của chỉ thị,mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Nội dung Chỉ thị 993/CT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 993/CT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
Thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; thời gian qua với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các điều kiện về vật chất và tinh thần trong cơ sở giáo dục được quan tâm đầu tư, tạo thuận lợi cho học sinh được giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực. Tuy nhiên, gần đây liên tiếp xảy ra một số vụ bạo lực học đường ở một số cơ sở giáo dục với tính chất và mức độ phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Để tăng cường các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ bạo lực học đường, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục), cơ sở đào tạo giáo viên và đơn vị thuộc Bộ triển khai một số công việc sau:
1. Đối với các sở giáo dục và đào tạo
a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.
c) Xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức ở địa phương như: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh.
d) Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.
đ) Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, sân chơi, bãi tập; bố trí giáo viên bảo đảm số lượng, cơ cấu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
2. Đối với các cơ sở giáo dục
a) Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn trong cơ sở giáo dục; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
b) Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
c) Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để việc thực hiện kế hoạch hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng và cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
d) Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
đ) Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. Xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục.
e) Tổ chức ký cam kết phối hợp hằng năm giữa gia đình học sinh với cơ sở giáo dục về việc quản lý, giáo dục học sinh. Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình học tập, rèn luyện, các dấu hiệu bất thường và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh; hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
g) Tham mưu các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan phối hợp với nhà trường trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng quy chế phối hợp với công an, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mạng lưới bảo vệ trẻ em của địa phương trong công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
h) Phối hợp với công an, các lực lượng chức năng để khẩn trương điều tra, xác minh các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật xảy ra ở cả trong và ngoài nhà trường; xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh có hành vi bạo lực học đường theo quy định.
3. Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên
a) Tiến hành rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập sư phạm để rèn các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, kỹ năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, chuyên đề đào tạo về công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm.
b) Nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại các địa phương thiết thực hiệu quả.
c) Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp.
4. Đề nghị Công đoàn giáo dục Việt Nam
a) Phối hợp chỉ đạo tổ chức công đoàn giáo dục các cấp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ngành và Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường. Phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, không có bạo lực học đường;
b) Hỗ trợ nhà giáo, người lao động nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng nắm bắt thông tin và ngăn ngừa bạo lực học đường.
5. Các đơn vị thuộc Bộ
a) Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì giúp Bộ trưởng kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai Chỉ thị tại các địa phương; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị tại hội nghị tổng kết năm học hăng năm. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định về môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các mô hình tốt, cách làm hay, tạo sự lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã hội.
b) Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
c) Vụ Giáo dục Quốc phòng - An ninh hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; tăng cường các hoạt động ngoại khóa về phòng, chống bạo lực học đường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường; tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những nhân tố điển hình trong phòng, chống bạo lực học đường của các cơ sở giáo dục.
d) Thanh tra Bộ chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ biến Chỉ thị này tới cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người học để quán triệt thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG |
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 4: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
100+ -
Luật cán bộ, công chức
10.000+ -
Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH
100.000+ -
Luật Giáo Dục 2019
50.000+ -
Phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH
10.000+ -
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
50.000+ -
Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT
50.000+ -
Điều lệ Trường Tiểu học năm 2025
10.000+ -
Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH
50.000+ -
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
50.000+