Cách nhận biết các chất hóa học lớp 11 Ôn tập Hóa học 11
Cách nhận biết các chất hóa học lớp 11 là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Hóa 11. Tài liệu thể hiện chi tiết lý thuyết và một số bài tập trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.
Cách nhận biết các chất hóa học lớp 11 kì 1 được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm bài tập Axit Cacboxylic, bài tập phương pháp tính pH.
Cách nhận biết các chất hóa học lớp 11
I. Nhận biết ion dương (cation)
Ion | Thuốc thử | Hiện tượng | Phản ứng |
Li+ | Đốt trên ngọn lửa vô sắc | Ngọn lửa màu đỏ thẫm | |
Na+ | Ngọn lửa màu vàng tươi | ||
K+ | Ngọn lửa màu đỏ da cam | ||
Ca2+ | Ngọn lửa màu lục (hơi vàng) | ||
Ba2+ | |||
Ca2+ | dd SO42-, dd CO32- | ↓ trắng | Ca2+ + SO42- → CaSO4 ↓; Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ |
Ba2+ | dd SO42-, dd CO32- | ↓ trắng | Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓; Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ |
Ag+ | HCl, HBr, HI NaCl, NaBr, NaI | AgCl ↓ trắng AgBr ↓ vàng nhạt AgI ↓ vàng đậm | Ag+ + Cl- → AgCl ↓ Ag+ + Br- → AgBr↓ Ag+ + I- → AgI ↓ |
Pb2+ | dd KI | PbI2 ↓ vàng | Pb2+ + 2I- → PbI2 ↓ |
Hg2+ | HgI2 ↓ đỏ | Hg2+ + 2I- → HgI2 ↓ | |
Fe2+ | Na2S, H2S | FeS ↓đen | Fe2+ + S2- → FeS ↓ |
Pb2+ | PbS ↓ đen | Pb2+ + S2- → PbS ↓ | |
Cu2+ | CuS ↓ đen | Cu2+ + S2- → CuS ↓ | |
Cd2+ | CdS ↓ vàng | Cd2+ + S2- → CdS ↓ | |
Ni2+ | NiS ↓ đen | Ni2+ + S2- → NiS ↓ | |
Mn2+ | MnS ↓ hồng nhạt | Mn2+ + S2- → MnS ↓ | |
Zn2+ | dd NH3 | ↓ xanh, tan trong dd NH3 dư | Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 |
Cu2+ | ↓ trắng, tan trong dd NH3 dư | Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 | |
Ag+ | ↓ trắng, tan trong dd NH3 dư | AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH | |
Mg2+ | dd Kiềm | ↓ trắng | Mg2+ + 2OH- → Mn(OH)2 ↓ |
Fe2+ | ↓ trắng, hóa nâu ngoài không khí | Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ 2Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)3 ↓ | |
Fe3+ | ↓ nâu đỏ | Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ | |
Al3+ | ↓ keo trắng, tan trong kiềm dư | Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 ↓ | |
Zn2+ | ↓ trắng tan trong kiềm dư | Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2 ↓ Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO + 2H2O | |
Be2+ | Be2+ + 2OH- → Be(OH)2 ↓ Be(OH)2 + 2OH- → BeO22-+ 2H2O | ||
Pb2+ | Pb2+ + 2OH- → Pb(OH)2 ↓ Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O | ||
Cr3+ | ↓ xám, tan trong kiềm dư | Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3 ↓ Cr(OH)3 + 3OH- → Cr(OH)63- | |
Cu2+ | ↓ xanh | Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓ | |
NH4+ | NH3 ↑ | NH4+ + OH- ⇔ NH3↑ + H2O |
II. Nhận biết các chất trong nhóm nito
STT | Chất cần nhận biết | Thuốc thử | Hiện tượng xảy ra và phản ứng |
1 | NH3 (khí) | Quỳ tím ẩm | Quỳ tím ẩm hoá xanh |
2. | NH4+ | Dung dịch kiềm (có hơ nhẹ) | Giải phóng khí có mùi khai: NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O |
3. | HNO3 | Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 2NO + O2 → 2NO2 |
4. | NO3- | H2SO4, Cu | Dung dịch hoá xanh, giải phóng khí không màu và hoá nâu trong không khí: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑+ 4H2O 2NO + O2 → 2NO2↑ |
5. | PO43- | Dung dịch AgNO3 | Tạo kết tủa màu vàng 3Ag+ + PO43- → Ag3PO4↓ |
Bài tập vận dụng
Câu 1: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và AlCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn giải
Nhỏ từ từ đến dư Ba(OH)2 vào các dung dịch.
NH4NO3 có khí mùi khai bay ra.
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2SO4 có khí mùi khai, có kết tủa trắng
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4+ 2NH3+ 2H2O
MgCl2 có kết tủa trắng
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
FeCl2 có kết tủa trắng xanh
FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 + BaCl2
AlCl3 có kết tủa trắng keo, dư kiềm thì tan
2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2
Câu 2: Mỗi cốc chứa một trong các dung dịch sau: Pb(NO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Na3PO4 và MgSO4. Nhận biết các dung dịch trên và viết phương trình hóa học.
Đáp án hướng dẫn giải
Cho từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử chứa các hóa chất trên có những hiện tượng xảy ra như sau:
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
(NH4)2CO3 + NaOH → 2NH3 + 2H2O + Na2CO3
Để nhận biết hai muối này ta cho tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử nào cho khí bay lên là (NH4)2CO3, còn mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là NH4Cl
Có 3 kết tủa trắng Zn(OH)2, Mg(OH)2, Pb(OH)2, nếu tiếp tục cho NaOH vào: Zn(OH)2 và Pb(OH)2 tan còn Mg(OH)2 không tan, như vậy ta biết được cốc chứa MgSO4:
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
PbSO4 + 2NaOH → Pb(OH)2 + Na2SO4
Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O
Để nhận biết Pb(NO3)2 và ZnSO4 ta cho dung dịch HCl vào hai mẫu thử, mẫu thử nào cho kết tủa màu trắng là Pb(NO3)2 còn mẫu thử không tác dụng là ZnSO4.
Pb(NO3)2 + 2HCl → PbCl2 + 2HNO3
Câu 3: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.
Câu 4: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch:
a) Na2CO3; (NH4)3PO4; NH4Cl; NaNO3.
b) NH4Cl; (NH4)2SO4; BaCl2; KNO3.
III. Nhận biết một số hợp chất hữu cơ
Câu 1: Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết stiren, toluen, phenol
Câu 2: Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn: ancol etylic, toluen, phenol, axit fomic. Để nhận biết 4 chất đó có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây ?
Câu 3: Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết các chất: ancol etylic, axit axetic, glixerol, glucozơ đựng trong 4 lọ mất nhãn ?
Câu 4: Để loại bỏ SO2 có lẫn trong C2H4 người ta cho hỗn hợp khí qua dung dịch
Câu 5: Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch
Câu 6: Khi làm khan rượu C2H5OH có lẫn một ít nước người ta dùng cách nào sau đây ?
Câu 7: Hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin. Để lấy riêng từng chất nguyên chất cần dùng
Câu 8: Để tách các chất trong hh gồm ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic cần dùng các dd
Câu 9: Để tách riêng lấy từng chất từ hỗn hợp gồm benzen, anilin, phenol, ta có thể dùng thêm các dung dịch