Các loại phản ứng hóa học lớp 8 Ôn tập Hóa học 8

Các loại phản ứng hóa học lớp 8 là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 8 tham khảo. Các loại phản ứng hóa học lớp 8 thể hiện chi tiết lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Các loại phản ứng hóa học lớp 8 được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.

Các loại phản ứng hóa học lớp 8

I. Phản ứng hóa học là gì?

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng. Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.

Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm.

Lưu ý: Dấu "→" đọc là tạo thành (hay sinh ra)

Dấu " +" phía trước dấu "→" đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với).

Dấu " +" phía sau dấu "→" đọc là: và

Ví dụ: (1) Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxít

(chất tham gia) (sản phẩm )

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Oxi sinh ra lưu huỳnh đioxít

II. Các loại phản ứng hóa học lớp 8

1. Phản ứng hóa hợp

Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

SO3 + H2O → H2SO4

2. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) KCl + O2

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2

2Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe2O3 + H2O

3. Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải

4. Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

III. Bài tập các loại phản ứng hóa học

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe2O3+ 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

B. H2SO4+ K2O → K2SO4 + 2H2O

C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

D. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓

Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2+ 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag

Câu 3. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Câu 4. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:

A. oxi hóa – khử.

B. không oxi hóa – khử.

C. oxi hóa – khử hoặc không.

D. thuận nghịch.

Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Câu 7. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 8. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 9. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy

A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O

B. CO2 + 1/2O2 → CO3

C. CuO + H2 → Cu + H2O

D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2 → 2MgO

C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 11. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu

C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu

D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 → 2P2O5

C. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

C. CO + O2 → CO2

D. 2Cu + O2 → 2CuO

Câu 13. Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :

A. Oxi hóa.

B. Khử .

C. Nhận proton.

D. Tự oxi hóa – khử.

Câu 14. Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã

A. Nhận 1 mol electron.

B. Nhường 1 mol e.

C. Nhận 2 mol electron.

D. Nhường 2 mol electron

Câu 15. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 16 Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 17. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy

A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O

B. CO2 + 1/2O2 → CO3

C. CuO + H2 → Cu + H2O

D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Câu 18. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2 → 2MgO

C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 19. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu

C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu

D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Câu 20. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 → 2P2O5

C. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

C. CO + O2 → CO2

D. 2Cu + O2 → 2CuO

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Hóa học 8 Hóa 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm