Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh phúc Đề thi minh họa môn Ngữ văn, Lịch sử, Toán, Vật lý THPT Quốc gia năm 2018
Eballsviet.com xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh phúc có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh phúc là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý, Toán, Ngữ văn và môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Toán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC | ĐỀ KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: NGỮ VĂN |
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi,
Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi,
Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi,
Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?
Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen,
Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.
Nghề cao quý trong những nghề cao quý,
Đến lúc này mạt vận đến thế sao?
Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,
Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.
Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,
Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”
(Trích Đứng lên em!, Phong Du, theo Baomoi.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi./Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?”?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,/Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”.
Câu 4. Anh/chị suy nghĩ gì trước hành động: “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,/Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.”?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội hiện nay.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói” (Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi “làm người lương thiện” (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét cái nhìn của hai nhà văn về người dân lao động trong xã hội cũ.
...................
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2018
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2018
Câu 1: Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?
A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.
B. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
D. Tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.
Câu 2: Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi điều hòa
A. cùng pha với vận tốc. B. ngược pha với vận tốc.
C. sớm pha 0,5π so với vận tốc. D. chậm pha 0,5π so với vận tốc.
Câu 3: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 4 s, thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là
A. 0,5 s. B. 1 s. C. 1,5 s. D. 2 s.
Câu 4: Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. lỏng, khí và chân không. B. chân không, rắn và lỏng.
C. khí, chân không và rắn. D. rắn, lỏng và khí.
Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động là x = 12cos(2πt + π/3) cm. Biên độ dao động của vật là
A. 2π cm . B. 6 cm. C. π/3 cm. D. 12 cm.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng?
A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.
Câu 7: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.