Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 được tuyển chọn từ các trường trên toàn quốc với nhiều đề thi học sinh giỏi lớp 5 hay, đề thi học sinh giỏi lớp 5 các cấp. Eballsviet.com hy vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo và ôn tập hữu ích cho kì thi học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 sắp tới. Mời các em tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao!
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1: (2 điểm)
Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:
- nhân: có nghĩa là người.
- nhân: có nghĩa là lòng thương người.
(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)
Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)
Câu 2: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.”
(Theo Hoàng Lê)
b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”
(Thép Mới)
Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.
Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương
(Mai Hương)
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.
Câu 4: (5 điểm)
Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết
...................................................................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra khảo sát chất lượng
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)
Môn Tiếng Việt Lớp 5
Câu 1: (2 điểm)
- Xếp đúng mỗi nhóm nghĩa của từ nhân Cho (0,5 điểm)
+ nhân: có nghĩa là người: Nhân loại, nhân dân, nhân vật.
+ nhân: có nghĩa là lòng thương người: Nhân đức, nhân ái, nhân hậu.
- Đặt được mỗi câu đúng cấu trúc ngữ pháp, mỗi câu có một từ nằm trong mỗi nhóm từ trên. Cho (0,5 điểm)
Câu 2: (1điểm)
- Tìm đúng các từ ghép: nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí. Cho (0,5 điểm)
- Tìm đúng các từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Cho (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm) học sinh nêu được các ý sau:
- Bạn học sinh là người có tầm lòng nhân hậu, tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy bà cụ mù lòa đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau khổ cùng bà. Cho (1 điểm)
- Tấm lòng nhân hậu của bạn học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể: dắt bà cụ qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn nhỏ một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn. Cho (1 điểm)
Câu 4: (5 điểm)
1/ Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện: (câu chuyện xảy ra ở đâu, sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì...)
2/ Thân bài: (3 điểm)
Học sinh được diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc.
+ Nêu được sự việc mở đầu cho câu chuyện là gì. Cho (0,5 điểm)
+ Nêu được những sự việc tiếp theo của câu chuyện điễn ra lần lượt theo một trình tự thời gian hợp lý. Cho (2 điểm)
+ Nêu được kết thúc câu chuyện diễn ra như thế nào. Cho (0,5 điểm)
3/ Kết bài: (1 điểm)
Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về việc làm tốt.
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh)
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 2
Câu 1: (2 điểm)
a) Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng.
b) Tìm và viết đúng tên địa lý Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng.
Câu 2: (2 điểm)
Tìm các danh từ, động từ, trong đoạn văn sau:
Ong / xanh / đảo / quanh / một lượt /, thăm dò /, rồi / nhanh nhẹn / sông vào / cửa / tổ / dùng / răng / và / chân / bới đất /. Những / hạt / đất vụn / do / dế / đùn lên / bị / hất / ra / ngoài /. ong / ngoạm /, dứt /, lôi / ra / một / túm / lá / tươi /. Thế / là / cửa / đã / mở.
(Vũ Tú Nam)
Câu 3: (2điểm). Đọc đoạn thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.
(Trần Quốc Minh)
Em hãy tìm những hình ảnh so sánh và cho biết những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu .
Câu 4: (5 điểm)
Em được một người thân tặng một quyên sách đẹp. Em hãy tả quyển sách đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 2)
Câu 1: ( 2 điểm): Mỗi ý đúng cho (1 điểm )
a) Viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng như: Nam, Nguyễn Duy, Lê Văn Tám, Lê Bá Khánh Trình...
b) Viết đúng tên địa lý Việt Nam có một tiếng, hai tiếng, ba tiếng như: Huế, Hà Nội, Điện Biên Phủ...
Câu 2: (2 điểm)
Tìm đúng các danh từ: Cho (1 điểm): Ong, cửa, tổ, răng, chân, đất, dế, hạt, túm, lá .
Tìm đúng các động từ: Cho (1 điểm) : Đảo, thăm dò, xông, dùng, bới, đùn, hất, ngoạm rứt, lôi, mở.
Câu 3: (2điểm)
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong khổ thơ. Cho (0,5 điểm):
Những ngôi sao thức ngoài kia
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Nêu được các ý sau: Cho (1,5 điểm)
+) Mẹ rất thương con có thể thức thâu đêm để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao thức trong đêm bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.
+) Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè giúp cho con ngủ ngon giấc. Có thể nói người mẹ luôn đem đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời .
Câu 4: (5 điểm)
1/ Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu khái quát về quyển sách mà mình định tả: Quyển sách đó ở đâu? do ai tặng? nhìn nó như thế nào ...?
2/ Thân bài: (3 điểm)
+) Tả bao quát (1 điểm): Nêu vài nét bao quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu....
+) Tả chi tiết từng bộ phận nổi bật của quyển sách (2 điểm): Nêu được màu sắc, hình vẽ cách trình bày, của bìa sách; những đặc điểm nổi bật bên trong quyển sách như: hình vẽ, chữ viết, mùi giấy...
3/ Kết bài: (1 điểm)
- Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về quyển sách mình tả.
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh)
Đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 3
Bài 1: (1 điểm)
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây: Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Bài 2: (1điểm)
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 3: (1điểm)
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 4: (2điểm)
Trong bài thơ “Tiếng ru”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đượn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
Qua cách diễn đạt giàu hình ảnh trên, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc một triết lí sâu sắc: Con người chỉ thực sự trở nên hữu ích khi biết sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng. Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó trở nên vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Bài 5: (5 điểm)
Có một nhà văn đã viết: “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của bầu trời khi có trăng lưỡi liềm.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 3)
Bài 1: (1điểm)
Đáp án:
Bảng đen, vải thâm, gạo hẩm, đũa mun, mắt huyền, ngựa ô, chó mực.
Bài 2: (1điểm)
*Đáp án
(1): đổi mới (3): cựa mình
(2): sinh sôi (4): xoè nở
(5): rung động
Bài 3: (1điểm)
a) Thợ điện , thợ mỏ, thợ mộc, thợ nề , thợ cơ khí , ...
b) Giáo viên, Gảng viên, sinh viên, ...
c) Nhà văn, Nhà báo , Nhà sử hoc, Nhà toán học....
d) Bác sĩ, y sĩ, nghệ sĩ, dược sĩ, ...
Bài 4: (2 điểm)
*Đáp án tham khảo:
Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt mang tính chất tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một màn đêm (một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được cả màn đêm); “Một thân lúa chín” với “mùa vàng” (một bông lúa thì thật nhỏ bé, không thể làm nên cả một vụ mùa bội thu); “Một người” với cả “nhân gian” (một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống, vì vậy, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa nhỏ nhoi sắp tàn lụi).
Bài 5: (5 điểm)
- Bài văn có đủ 3 phần, bố cục rõ ràng.
- Có kĩ năng dựng đọan, đảm báo sự lô-gic, liên kết chặt chẽ giữa các câu văn trong đoạn.
- Diễn đạt trong sáng rõ ràng, mạch lạc, biết dùng các từ ngữ, hình ảnh sinh động.
- Chữ viết đều nét , đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
*Tham khảo:
Có một nhà văn nào đó đã viết: “Mặt trăng đầu tháng như một lưỡi liềm vàng mà người thợ gặt bỏ quên trên cánh đồng đầy sao”. Có người lại ví trăng như con thuyền, như cánh diều,...Cách so sánh nào cũng đúng cả. Trăng non đầu tháng thật là đẹp!Mới sẩm tối, mặt trăng đã hiện lên lơ lửng ở phía tây. Bầu trời xanh thẫm, không một gợn mây. Trời càng tối, trăng càng sáng thêm. Những ngôi sao cũng nhấp nhánh mọc lên ngày một nhiều. Khoảng bảy tám giờ tối, khi mặt trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên nền trời đầy sao, ánh trăng chênh chếch chiếu xuống hiên nhà, trải một chiếc chiếu ra sân ngồi hóng mát, vừa chuyện trò bên xoong ngô nóng, vừa lắng tai nghe tiếng những chú côn trùng đang râm ran ở góc vườn và ngắm trăng lên. Cuộc sống mới tuyệt diệu làm sao!...
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh)