Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 tỉnh Vĩnh Phúc Đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 8
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 có đáp án kèm theo được Eballsviet.com sưu tầm và giới thiệu là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 hay, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC | KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Tối 14/3/2016 tại thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt - di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo; di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn - Sông Lô. Đây là sự kiện văn hóa, chính trị lớn của tỉnh, khẳng định sự đóng góp của đất và người Vĩnh Phúc vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc, khẳng định những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, những nét riêng của kho tàng văn hóa đã được các thế hệ người dân Vĩnh Phúc sáng tạo nên qua các thời kì.
(Theo hanoimoi.com.vn số ra ngày 15/3/2016)
Trước sự kiện trên, là một công dân của Vĩnh Phúc, em thấy mình cần có nghĩa vụ gì trong việc bảo tồn các di tích quốc gia đặc biệt này?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 - 1918).
b. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Câu 3 (2,0 điểm)
Đất ơi muốn nói điều chi thế,
Mà sao không nói được với người?
(Trần Đăng Khoa)
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng.
Câu 4 (2,0 điểm)
Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau:
“Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc”.
(SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.53)
-------------Hết-------------
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8
Câu | Nội dung trình bày | Điểm |
1 | Là một công dân của Vĩnh Phúc, em thấy mình cần có nghĩa vụ gì trong việc bảo tồn các di tích quốc gia đặc biệt này? | 1,0 |
Học sinh liên hệ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn các di tích quốc gia đặc biệt. Cần đảm bảo những nội dung sau: - Trước hết cần nâng cao nhận thức về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mĩ của các di tích. | 0,25 | |
- Có tình cảm yêu quý, trân trọng các di sản văn hóa của quê hương và đất nước. | 0,25 | |
- Có ý thức bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử. | 0,25 | |
- Tích cực tuyên truyền, quảng bá với bạn bè, người thân, khách du lịch… về giá trị các di tích của địa phương. | 0,25 | |
2 | a. Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). b. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. | 2,0 |
a. Nguyên nhân bùng nổ và tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). * Nguyên nhân: - Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những cuộc chiến tranh đế quốc đã sớm nổ ra để tranh giành thuộc địa… | 0,5 | |
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành của hai khối quân sự kình địch nhau: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung; khối Hiệp ước của ba nước Anh - Pháp - Nga. Hai khối đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa làm bá chủ thế giới. | 0,5 | |
- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1914 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi… | 0,25 | |
* Tính chất: - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa | 0,25 | |
b. Suy nghĩ của em về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay - Thí sinh có thể nêu suy nghĩ khác nhau về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay nhưng phải đề cập được các ý cơ bản sau: + Bảo vệ hòa bình thế giới là trách nhiệm của mọi cá nhân, dân tộc, quốc gia trên thế giới. Bởi vì hòa bình là điều kiện để phát triển, là mong muốn chính đáng của các quốc gia dân tộc thế giới. Trong khi đó chiến tranh là sự tàn phá, hủy diệt. | 0,25 | |
+ Cần lên án đối với những hành động gây chiến tranh, bạo lực… | 0,25 | |
3 | Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng. | 2,0 |
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có mở bài, thân bài, kết luận. | 0,25 | |
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nói thay điều mà đất ở đồng bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm với con người khi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng. | 0,25 | |
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. + Tâm sự của đất về những khó khăn khi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng (Hs có thể nêu những cảm xúc phong phú của đất, kết hợp nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng này) + Những mong mỏi, đề xuất, tâm nguyện mà đất gửi tới con người. | 0,5 0,5 | |
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | |
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | |
4 | * Làm sáng tỏ nhận định: “Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển. Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc”. | 2,0 |
- Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh: + Dân số đông: 536 triệu người (năm 2002). + Dân số tăng khá nhanh: Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,5% (2002). | 0,5 | |
- Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển Việt Nam, Mi - an - ma, Thái Lan, một số đảo của In - đô - nê - xi - a , Phi - líp - pin. Thưa dân ở nội địa khu vực bán đảo và các đảo. | 0,25 | |
- Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc: + Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước tư bản Âu-Mĩ. | 0,25 | |
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đều lần lượt giành được độc lập. | 0,25 | |
- Các nước trong khu vực có những nét tương đồng về phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt: Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính... | 0,25 | |
- Có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: Về tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực, tinh thần.... | 0,5 | |
Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4) | 7,0 |
----------Hết----------