Đề thi học kì 2 môn Địa lí 12 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lý 12 (Cấu trúc mới, có đáp án)

Đề thi học kì 2 Địa lí 12 Cánh diều năm 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra Địa lí 12 Cánh diều học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 12 Cánh diều năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 với cấu trúc đề gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 12 Cánh diều sẽ giúp các em học sinh lớp 12 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề tốt hơn. Bên cạnh đề thi học kì 2 môn Địa lí 12 các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 12 Cánh diều, đề thi học kì 2 môn Công nghệ 12 Cánh diều.

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 12 Cánh diều năm 2025 (Công văn 7991)

Đề thi học kì 2 môn Địa lý 12 

SỞ GD & ĐT …..

TRƯỜNG THPT………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: ĐỊA LÝ - Khối: 12

Thời gian làm bài: 50 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.

Câu 2: Các ngành kinh tế nào sau đây đóng góp chính vào GRDP của vùng Đông Nam Bộ?

A. Nông nghiệp; công nghiệp - xây dựng.
B. Nông nghiệp; dịch vụ.
C. Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.
D. Dịch vụ; giao thông vận tải.

Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 14.

Câu 4: Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào?

A. Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa.
B. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
C. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế.
D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa.

Câu 5: Dân số của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là

A. số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn.
C. Ba Na, Cơ Ho là các dân tộc thiểu số chủ yếu của vùng.
D. số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 6: Đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

A. dọc sông Tiền và sông Hậu.
B. rải rác khắp trong vùng.
C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau.
D. các tỉnh ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
B. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang.
C. Tiền Giang, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang.
D. Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau.

Câu 8: Thuận lợi của biển nước ta đối với phát triển công nghiệp khai khoáng là

A. đường bờ biển dài, có nhiều cửa sông.
B. biển rộng, gần đường biển quốc tế.
C. nhiều mỏ sa khoáng, cát trắng, dầu khí.
D. rừng ngập mặn rộng, nước biển ấm.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không phải là khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm.
B. Chịu ảnh hưởng lớn của bão.
C. Thiếu tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp.
D. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.

Câu 10: Nhận định nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm?

A. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
B. Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ranh giới không có sự thay đổi theo thời gian.
C. Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển các ngành mới.
D. Mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp đặc biệt so với các vùng địa lí khác.

Câu 11: Vì sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?

A. Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài.
B. Vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.
C. Điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Câu 12: Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ

A. phát triển mạnh, tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu lớn.
B. trong các mặt hàng nhập khẩu chính có dầu thô, nông sản.
C. trong các mặt hàng xuất khẩu chính có phụ liệu dệt, may.
D. có quan hệ xuất, nhập khẩu với toàn bộ các nước thế giới.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 13: Cho thông tin sau:

Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của vùng năm 2021 là 236,5 tỉ USD, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu của cả nước, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 112,6 tỉ USD và giá trị nhập khẩu là 123,9 tỉ USD. Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Nam Bộ là dầu thô, hàng nông sản và nông sản chế biến; hàng điện tử, máy tính và linh kiện; hàn dệt, may và giày dép…

a) Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ phát triển mạnh hàng đầu cả nước.

b) Các mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thật phong phú nhưng cán cân thương mại luôn xuất siêu.

c) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, tỉ lệ hàng gia công lớn, giá trị thấp.

d) Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh do kinh tế phát triển, mức sống người dân cao, thị trường mở rộng.

........

Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn xem trong file tải về

Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 12

Mời các bạn tải file về để xem trọn bộ đáp án đề thi

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm