Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2025 Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn
Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2025 gồm 5 đề ôn thi, có đáp án kèm theo, được thiết kế theo chương trình GDPT 2018, giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2025.
Với 5 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn 2024 còn giúp các em rèn được kỹ năng làm các dạng bài như đọc hiểu, nghị luận văn học và xã hội. Các đề thi có phần đọc hiểu mới mẻ, sâu sắc và cập nhật các tình hình xã hội có sức gợi mở cao, tăng khả năng sáng tạo cho học sinh. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2025
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2025
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 01
(Đề có 02 trang) | KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “Tôi-tin-là-tôi-có-thể”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta. Khi bạn tin rằng tôi-có-thể-làm-được thì cách-thức-thực-hiện sẽ xuất hiện.
Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới. Mỗi người đều “mơ ước” một ngày nào đó, mình sẽ vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Điều đáng tiếc là phần lớn những bạn trẻ này lại chưa tin hẳn vào bản thân mình. Chính nếp nghĩ “tôi-không-thể” đã hạn chế khả năng sáng tạo và khiến họ không tìm ra được con đường thích hợp để vươn lên. Đây là lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường”.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công. Họ bắt tay vào công việc bằng một thái độ tích cực: “Tôi đang-vươn-đến-đỉnh-cao đây!”. Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công. Bằng suy nghĩ không-gì-là-không-thể, những người trẻ này quan sát và học hỏi cách làm việc của thế hệ đi trước. Họ tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề, cách ra quyết định cũng như thái độ làm việc của những người thành đạt. Thật vậy, bí quyết cần-phải-thực-hiện-như-thế-nào luôn đến với những ai tin rằng mình có thể làm được.
(Trích Dám nghĩ lớn, Ph. D David J. Schawartz, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2021, tr. 12-13)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, điều đáng tiếc của phần lớn những bạn trẻ trên khắp thế giới là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những tác động của lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường” đối với những bạn trẻ?
Câu 4. Những lí lẽ trong đoạn mở đầu được người viết sử dụng nhằm mục đích gì? Anh/chị hãy phân tích tác dụng của thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn (1) để chứng minh.
Câu 5. Anh/Chị có suy nghĩ gì về câu văn: Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công? Từ đó hãy trình bày thông điệp mà mình rút ra từ văn bản.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Vẫn hoài nghi thì vẫn còn thất bại (David J. Schwartz, Dám nghĩ lớn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2021, tr. 17).
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Tháng Ba - Rét nàng Bân, nhà văn Vũ Bằng viết:
...Nhưng đến tháng ba thì trời đất quả là kỳ ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi trời sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một mầu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm một đôi giầy lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời thì từ những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay chắc nắng to”. Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.
Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng yên nghe ngóng, để xem cái tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của cây, của lá: chính trong khi ta đương mộng về Tây Phàn() với mấy cô nàng sơn cước, trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm, và chỉ trong khoảnh khắc, rét của cuối chạp, đầu xuân đã trở về trên cánh gió, giữa một khoảng trời tháng ba nắng ấm.
Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành nghiêng nước.
Ðẹp đến nghiêng nước nghiêng thành thì có quyền làm nũng như Dương Quý Phi làm nũng vua Ðường Minh Hoàng: không đau răng cũng nhăn mặt cho thêm xinh, mà ví có đau răng thực thì phải ăn trái lệ chi mà quân sĩ phải rong ngựa đi năm sáu ngày trời mới mong kiếm được. Yêu Quý Phi quá, thì Quý Phi càng làm nũng, mà Ðường Minh Hoàng lại càng sủng ái Quý Phi hơn. Thì người Bắc đối với tháng Ba cũng vậy: yêu cái nắng ấm của tháng Ba nhưng cũng yêu cái rét đột ngột của tháng Ba, mà nếu ví dụ trong tháng ấy có ngày nào nắng chói chan làm cho “chó già le lưỡi"”thì cũng cứ yêu luôn, yêu không kì quản. Người đẹp mà làm nũng thì lại càng đẹp hơn.
Tôi yêu tháng Ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng Ba có thể làm cho “bà già chết cóng”. Tôi chỉ thích nghĩ rằng cái rét đôi khi bất ưng trở về với tháng Ba là một cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương và ngát hoa, trong đó có những chàng trai mặc quần đỏ ngồi bên án sách ngâm thơ [...]
(Thương nhớ ở ai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 56-58)
Anh/Chị hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích trên.
---------- HẾT ----------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề tham khảo ôn thi THPT Quốc gia 2025 môn Văn
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, bác bỏ. | 0,5 |
2 | Điều đáng tiếc của phần lớn những bạn trẻ trên khắp thế giới là: chưa thực sự tin tưởng vào chính bản thân mình. | 0,5 | |
3 | Tác động của lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường” đối với những bạn trẻ: - Chỉ ra lề thói suy nghĩ thường thấy đó là: chưa tin hẳn vào bản thân mình. - Tác động: Khiến người trẻ rụt rè, thiếu can đảm, mạnh dạn trong công việc, hạn chế tính sáng tạo, thể hiện mình, đánh mất nhiều cơ hội, v.v.. | 1,0 | |
4 | - Những lí lẽ trong đoạn mở đầu được người viết sử dụng nhằm mục đích: Nêu rõ tác động tích cực của niềm tin và khẳng định niềm tin luôn có ở mỗi người. - Tác dụng của thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn mở đầu: + Sử dụng thao tác lập luận giải thích: Niềm tin, tức thái độ “tôi tin là tôi có thể, v.v.. + Tác dụng: Diễn giải, cắt nghĩa được khái niệm niềm tin, củng cố thêm luận điểm mở đầu. | 1,0 | |
5 | - Suy nghĩ về câu văn: + Khẳng định niềm tin là quan trọng trong công việc và cuộc sống. + Những người có niềm tin luôn là những người thành công. - Thông điệp: Luôn có trong mình niềm tin vào công việc và những lĩnh vực khác trong xã hội. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 6,0 |
| 1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Vẫn hoài nghi thì vẫn còn thất bại | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của niềm tin. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Niềm tin đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Nó giúp cho con người mạnh dạn, tự tin hơn, dám thử thách, dám nghĩ, dám làm để hướng tới cuộc sống tốt đẹp sau này. Hoài nghi làm cho người ta thối chí, nản lòng, không dám xông pha, thử thách, bỏ lỡ nhiều cơ hội, con người trở nên rụt rè, thiếu can đảm, sống cuộc sống khép mình. Từ đó có nhận thức và hành động thực tiễn đóng góp vào xã hội. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
| 2
| Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích. | 4,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. * Giới thiệu đặc trưng của thể loại tùy bút: - Là tác phẩm văn xuôi trữ tình, tự sự phi hư cấu. - Ghi lại cảm xúc chủ quan về sự việc và con người; thể hiện tâm hồn, cái tôi độc đáo của tác giả. - Thường có sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và trữ tình. * Biểu hiện yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích: - Yếu tố tự sự: Kể về những cảm nhận của “anh”; sự si tình, sủng ái của bậc quân vương với mĩ nhân, so sánh với sự quyến rũ của cái rét đột ngột tháng Ba;... - Yếu tố trữ tình: + Sự việc được chọn miêu tả (tháng Ba). + Sự vi diệu của trời đất khi thời tiết thay đổi. + Ngôn ngữ: Lời kể giàu tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, chất thơ, hình ảnh liên tưởng, giọng văn nghẹ nhàng, dư ba, v.v.. + Cảm xúc mãnh liệt của tác giả. - Tác dụng: Tăng sức hấp dẫn, đa giọng điệu, gợi những cảm xúc tinh tế ở độc giả, làm nổi bật nỗi nhớ và tình yêu mùa xuân, v.v.. - Đánh giá chung: Giàu giá trị nghệ thuật, thành công về nội dung. Làm bật lên vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời kì ảo và lãng mạn. | 1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
.................
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn