Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Trắc nghiệm GDCD 8 (Có đáp án)
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích gồm 105 trang tổng hợp 350 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giải chi tiết kèm theo.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết, đầy đủ cả năm bám sát nội dung trong SGK với các mức độ nhận biết: 50%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 20% theo từng bài học. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 8 ôn tập củng cố kiến thức để nắm được kiến thức trọng tâm. Vậy sau đây là nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức (Cả năm)
Lưu ý: Các bạn xem đầy đủ đáp án trong file tải về
I. MA TRẬN ĐỀ
(Cấp độ nhận thức: Nhận biết: 40%; thông hiểu: 40%; vận dụng: 20%)
TT |
Chủ đề/Bài |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||
01 |
Bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam |
- Biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tự hào truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Nêu được nội dung cơ bản và nhận biết được các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
|
- Hiểu được nội dung và tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Phân biệt và nhận xét được các hành vi liên quan đến việc tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam |
- Lựa chọn được các việc làm phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Phê phán những việc làm xúc phạm đến truyền thống của dân tộc Việt Nam. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
02 |
Bài 2: Tôn Trọng sự đa dạng của các dân tộc khác |
- Nhận biết được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
|
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc tộc và nền văn hóa trên thế giới.
|
- Thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
03 |
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo |
- Biết được những biểu hiện đúng hoặc biểu hiện chưa đúng về lao động cần cù và sáng tạo. - Nêu được nội dung cơ bản về lao động cần cù và sáng tạo.
|
- Hiểu được những biểu hiện đúng hoặc biểu hiện chưa đúng về lao động cần cù và sáng tạo. - Phân biệt và nhận xét được các biểu hiện, hành vi về lao động cần cù và sáng tạo. |
- Lựa chọn được các việc làm, biểu hiện, hành vi phù hợp về lao động cần cù và sáng tạo. - Phê phán những việc làm vi phạm luật lao động. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
04 |
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải |
Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
|
Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. |
Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
05 |
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
- Biết được một số quy định cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
|
- Hiểu được sự cần thiết phỉ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
|
- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. - Phê phán đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
06 |
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân |
- Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân ; các loại mục tiêu cá nhân.
|
- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân. - Nêu được cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. |
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đó. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
07 |
Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình |
- Biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hạnh phúc gia đình. - Nêu được nội dung cơ bản của việc phòng chống bạo lực gia đình.
|
- Hiểu được nội dung của việc phòng chống bạo lưc gia đình. - Phân biệt và nhận xét được các hành vi xảy ra bạo lực gia đình |
- Lựa chọn được các việc làm phù hợp để tránh xảy ra bạo lực gia đình. - Phê phán những việc làm để xảy ra bạo lực gia đình. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
08 |
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu |
- Nhận biết được sự cần thiết của lập kế hoạch chi tiêu
|
- Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu. - Hiểu được ý nghĩa của việc chi tiêu có kế hoạch |
- Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí. - Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
09 |
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại |
- Biết được một số tai nạn vũ khí, cháy, nỗ và các chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. - Biết được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. |
- Hiểu được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
|
- Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. - Nhắc nhỡ, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
10 |
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
- Biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. |
- Hiểu được nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - - Phân biệt và nhận xét được các hành vi liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
-Lựa chọn được các việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Phê phán những việc làm vi phạm luật lao động. |
|
Số câu: 14 |
Số câu: 14 |
Số câu: 7 |
Số câu: 35 |
||
Tổng số câu |
Số câu: 140 |
Số câu: 140 |
Số câu: 70 |
Số câu: 350 |
|
Tỉ lệ % |
40 % |
40% |
20% |
100% |
II. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
BÀI 1. TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
1.NHẬN BIẾT ( 14 Câu )
Câu 1. Truyền thống tốt đep của dân tộc là
A. Tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, ông cha tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày nay.
B. Người con đất Việt luôn đáng tự hào.
C. Chúng ta luôn tự hào.
D. Quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
Câu 2. Để truyền thống của dân tộc Việt Nam không bị mất đi chúng ta phải .
A. Quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
B. Người con đất Việt luôn đáng tự hào.
C. Chúng ta luôn tự hào.
D. Tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, ông cha tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày nay.
Câu 3. Bài Đồng dao dưới đây nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
“ Ăn một bát cơm
Nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo chống
Nằm võng
Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ người trồng trọt”
A. Biết ơn.
B. Chống giặc ngoại xâm.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.
Câu 4. Câu nói “ Học, học nữa, học mãi” thể hiện truyền thống
A. Hiếu học.
B. Biết ơn.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Cần cù lao động.
Câu 5. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta ?
A. Chống giặc ngoại xâm.
B. Biết ơn.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.
Câu 6. Khi cha mẹ già yếu ốm đau là con cháu chúng ta có bổn phận phải chăm sóc, đó là thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Chống giặc ngoại xâm.
D. Cần cù lao động.
Câu 7. Biết ơn thầy cô giáo là truyền thống
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Hiếu thảo.
C. Cần cù lao động.
D. Chống giặc ngoại xâm.
Câu 8. Loại trang phục truyền thống nào sau đây của người phụ nữ Việt Nam được xem là Quốc phục?
A. Áo dài.
B. Áo bà ba.
C. Áo tứ thân.
D. Áo đầm.
Câu 9. Khi nhắc đến biểu tượng muôn đời về trí tuệ của dân tộc Việt Nam, ta nghĩ ngay đến
A. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
B. Chùa Một Cột.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Hội thánh Tây Ninh.
Câu 10. Hành vi nào sau đây vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức?
A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
B. Con cháu kính trọng ông bà.
C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Câu 11. Câu tục ngữ: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” là muốn nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.
Câu 12. Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A.Tự ý khắc tên mình lên di tích lịch sử.
B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.
C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
D. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
............
Tải file về để xem trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
