Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Trắc nghiệm GDCD 7 (Có đáp án)
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích gồm 64 trang tổng hợp 250 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giải chi tiết kèm theo.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất chi tiết, đầy đủ cả năm bám sát nội dung trong SGK với các mức độ nhận biết: 50%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 20% theo từng bài học. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập củng cố kiến thức để nắm được kiến thức trọng tâm. Vậy sau đây là nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.
Lưu ý:Các bạn xem đầy đủ đáp án trong file tải về
Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2025
I. MA TRẬN ĐỀ
(Cấp độ nhận thức: Nhận biết: 40%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 30%)
TT |
Chủ đề/Bài |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
||
01 |
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
|
- Biết được tự hào về truyền thống quê hương là gì? - Nêu được một số biểu hiện thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.
|
- Hiểu được vì sao phải tự hào về truyền thống quê hương. - Phân biệt được tự hào về truyền thống quê hương và không tự hào về truyền thống quê hương. |
- Lựa chon việc làm tự hào về truyền thống quê hương. - Phê phán những việc làm không tự hào về truyền thống quê hương. |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Số câu: 22 |
||
02 |
Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
|
Nêu được những biểu hiện, việc làm, hành động của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác và ngược lại.
|
Giải thích được tại sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. |
Đánh giá lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
|
Số câu: 8 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 21 |
||
03 |
Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
|
- Nêu được tính học tập tự giác, tích cực. - Nêu được một số biểu hiện thể hiện tính học tập tự giác, tích cực - Biết huy tính học tập tự giác, tích cực bằng những việc làm cụ thể. |
- Hiểu được ý nghĩa tính học tập tự giác, tích cực - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của tính học tập tự giác, tích cực |
- Lựa chon việc làm phát huy tính học tập tự giác, tích cực - Phê phán những việc làm không có tính học tập tự giác, tích cực |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Số câu: 22 |
||
04 |
Bài 4: Giữ chữ tín
|
- Nêu được giữ chữ tín là gì? - Nêu được một số biểu hiện thể hiện việc giữ chữ tín.
|
- Hiểu được vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
|
- Lựa chon việc làm giữ chữ tín. - Phê phán những việc làm không giữ chữ tín. |
|
Số câu: 8 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 21 |
||
05 |
Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá |
- Nêu được khái niệm DSVH và một số loại DSVH của Việt Nam - Nêu được qui định cơ bản của PL về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ DSVH - Liệt kê được các hành vi đúng về bảo tồn DSVH |
- Giải thích được ý nghĩa của DSVH đối với con người và xã hội. |
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ DSVH |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Số câu: 22 |
||
06 |
Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng |
Biết được khái niệm, những biểu hiện, nguyên nhân và tác động của căng thẳng. |
Hiểu và phân biệt được nguyên nhân gây căng thẳng.
|
Nhận diện phân tích được nguyên nhân tình huống gây căng thẳng. |
|
Số câu: 8 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 21 |
||
07 |
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
|
- Nhận biết được khái niệm ứng phó với tâm lí căng thẳng. - Biết được một số biểu hiện ứng phó với tâm lí căng thẳng. |
Hiểu và giải thích được nguyên nhân, hậu quả của ứng phó với tâm lí căng thẳng đối với bản thân, gia đình và xã hội. |
- Lựa chọn việc làm đúng sai để xử lí tình huống vi phạm trong ứng phó với tâm lí căng thẳng - Đánh giá được việc làm đúng, việc làm sai. |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Số câu: 22 |
||
08 |
Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường
|
- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường. - Nêu được 1 số quy định của PL liên quan đến phòng chống bạo lực học đường. |
- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được cách ứng phó khi bị bạo lực học đường. |
Tình huống phê phán, đấu tranh với hành vi bạo lực học đường. |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 22 |
||
09 |
Bài 9: Quản lí tiền
|
Nhận biết được thế nào là quản lí tiền, ý nghiã của việc quản lí tiền trong cuộc sống. Nhận biết được biểu hiện lãng phí trong cuộc sống |
Hiểu và phân biệt được thế nào là quản tốt tiền và chưa quản lí tiền tốt trong cuộc sống. Nhận xét được điểm đúng, sai và đồng tình hay không đồng tình với việc làm thể hiện quản lí tiền. |
Đánh giá, so sánh, nhận xét được việc làm việc làm thể hiện quản lí tiền. |
|
Số câu: 8 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Tổng: 21 |
||
10 |
Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội |
Nhận biết được khái niệm TNXH và các loại TNXH phổ biến.
|
Hiểu và giải thích được nguyên nhân, hậu quả của TNXH đối với bản thân, gia đình và xã hội. |
-Lựa chọn việc làm đúng sai để xử lí tình huống vi phạm TNXH. -Đánh giá được việc làm đúng, việc làm sai. |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 22 |
||
11 |
Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
|
- Nêu được một số qui định về phòng chống tệ nạn xã hội.
|
- Thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
|
- Phê phán đấu tranh với các TNXH và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng chống TNXH.
|
|
Số câu: 9 |
Số câu: 7 |
Số câu: 6 |
Số câu: 22 |
||
12 |
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình |
Nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. |
Hiểu và giải thích được các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. |
Đánh giá, phân tích được việc làm đúng, việc làm sai trong việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. |
|
Số câu: 9 |
Số câu: 6 |
Số câu: 7 |
Số câu: 22 |
||
Tổng số câu |
Số câu: 104 |
Số câu: 78 |
Số câu: 78 |
Số câu: 260 |
|
Tỉ lệ % |
40 % |
30% |
30% |
100% |
II. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Nhận biết: Số câu: 9
Câu 1: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.
Câu 2: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. địa phương này sang địa phương khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. người vùng này sang người vùng khác. Câu 4:
Câu 3: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.
Câu 4: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 5: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
A. Hiếu thảo.
B. Yêu nước.
C. Dũng cảm.
D. Trung thực.
Câu 6 : Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?
A. Yêu nước.
B. Hà tiện, ích kỉ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.
Câu 7: Một trong những lễ hội truyền thống của người dân miền tây Nam Bộ là:
A. lễ vía Bà Chúa Xứ.
B. lễ cày tịch điền Đọi Sơn.
C. lễ hội Lồng Tồng.
D. lễ hội cồng chiêng.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?
A. Yêu nước.
B. Hiếu học.
C. Dũng cảm.
D. Ích kỉ.
Câu 9: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống
A. yêu nước, chống ngoại xâm.
B. lsao động cần cù.
C. kiên cường, bất khuất.
D. tương thân tương ái.
Thông hiểu: Số câu: 7
Câu 1: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?
A. Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 2: Chiếu hoa (Tân Thành) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây?
A. Cà Mau.
B. Ninh Bình.
C. Thái Bình.
D. Hưng Yên.
Câu 3: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Tương thân, tương ái.
B. Đoàn kết, dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Yêu nước chống ngoại xâm.
Câu 4: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?
A. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
B. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
C. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao.
Câu 5: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
................
Tải file về để xem trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 Chân trời sáng tạo
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
