Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh Tiểu học Mô đun 5 Đáp án Mô đun 5 Tiểu học

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh Tiểu học Mô đun 5 gồm 6 mẫu báo cáo cho học sinh lớp 2, 3, 4, 5. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng hoàn thiện bản báo cáo của mình và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn Module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh Tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm, đáp án tự luận Mô đun 5 Tiểu học để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa Mô đun 5 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh lớp 2

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LỚP 2

Thông tin của học sinh: NGUYỄN VĂN A

* Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ:

Lý do tư vấn, hỗ trợ:

A là con trai út trong gia đình có hai anh em. Năm học lớp 1, A được đánh giá là một học sinh ngoan, chăm chỉ, hòa đồng với bạn bè. Có ý thức trong học tập. Tuy nhiên, sang lớp 2 do ba mẹ li hôn, em sống với ba và anh trai. Ba đi làm từ sáng đến tối mới về. Anh trai đi học, A phải ở nhà một mình, em phải tự lo việc ăn uống cũng như học tập. Kể từ đó A thường xuyên đi học trễ, hay ngủ gật trong lớp, mất tập trung thụ động trong học tập và không hoàn thành những nhiệm vụ cô giao.

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

  • Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngoan, lễ phép, dễ xúc động.(quan sát, phỏng vấn)
  • Khả năng học tập: Lớp 1 thì hoàn thành được các nhiệm vụ học tập nhưng hiện tại chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của lớp, của nhóm; tiếp thu bài chậm, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.(hồ sơ, quan sát)
  • Sức khỏe thể chất: thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật trong lớp.(quan sát)
  • Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô: Trước đây hòa đồng, vui vẻ, hiện tại ít nói(quan sát)
  • Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Thiếu tình thương của mẹ, cha và anh trai ít quan tâm, chăm sóc. (phỏng vấn)
  • Điểm mạnh, hạn chế: biết tự nấu ăn, vệ sinh cá nhân; chưa biết học tập và sinh hoạt đúng giờ (phỏng vấn)
  • Sở thích: thích chơi rô bôt (phỏng vấn)
  • Đặc điểm tính cách: trung thực.(quan sát)
  • Mong đợi : Được ở với ba mẹ và anh.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:

  • Tiếp thu bài chậm, không hoàn thành nhiệm vụ, mất tập trung.
  • Phải tự phục vụ bản thân từ học tập đến ăn uống.
  • Đi học trễ, hay ngủ gật
  • Ít tương tác với thầy cô, bạn bè.
  • Thể trạng yếu.

3. Xác định vấn đề của học sinh

  • Khó khăn trong học tập: Tiếp thu bài chậm, không hoàn thành nhiệm vụ, mất tập trung do thiếu sự quan tâm của gia đình về ăn uống, học tập và sinh hoạt của em A.
  • Đi học trễ, hay ngủ gật do ngủ không đủ giấc, không có người nhắc nhở.
  • Ít tương tác với thầy cô, bạn bè vì mệt mỏi, buồn chán, không nắm vững nội dung học tập.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ:

* Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

  • Em A đi học đúng giờ, không còn ngủ gật trong lớp;
  • Tiếp thu được bài học, hoàn thành nhiệm vụ, tập trung trong giờ học.
  • Học tập tích cực, hợp tác với thầy cô, bạn bè.

* Hướng tư vấn, hỗ trợ:

Hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức bảo mật, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm.

  • Gặp gỡ ba, mẹ và anh của A để trò chuyện giúp họ hiểu được những khó khăn mà A đang gặp phải; cung cấp một lịch biểu ghi chú những nội dung cần hỗ trợ cho A;
  • Từng bước giúp A nhận ra được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia học tập cũng như thực hiện đúng nội quy trường lớp để em dần thực hiện một cách tự giác.

*Nguồn lực: GVCN, gia đình học sinh, GV bộ môn, HS trong lớp.

* Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh :

  • Vào đầu tuần thứ 5 mời phụ huynh đến trường gặp gỡ, trao đổi chi tiết những khó khăn mà em A đang gặp phải cũng như thống nhất cách giúp đỡ em khắc phục khó khăn đó.
  • Sau đó mỗi ngày giáo viên sẽ kết hợp nhắn tin hoặc gọi điện qua zalo nhắc nhở nội dung học tập hằng ngày cũng như thông báo tình hình của em ở lớp (nếu có bất thường) .

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:

Sử dụng phương pháp trò chuyện, kể chuyện, thuyết phục, trực quan.

*GVCN.

  • Trò chuyện, tâm sự với A, chia sẻ những khó khăn mà em đang gặp phải.
  • Trò chuyện, động viên để A hiểu và chấp nhận hoàn cảnh thực tế của gia đình hiện tại, những khó khăn trong cuộc sống mà em cần đối diện và nỗ lực.
  • Kể cho A nghe một số tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh để tạo động lực cho em.
  • Hướng dẫn , hỗ trợ để A có thể tự hoàn thành các bài tập trên lớp.
  • Gặp gỡ ba của A để trao đổi, đề nghị quan tâm, chăm sóc A nhiều hơn trong sinh hoạt, học tập hằng ngày.
  • Gặp gỡ hoặc gọi điện trao đổi với mẹ A về tình hình của A để mẹ hỏi thăm, động viên A thường xuyên hơn.
  • Quan sát quá trình học tập của em A trên lớp,
  • Hướng dẫn ba và anh của A cách giúp đỡ, kèm cặp em trong học tập.

* GV bộ môn: Quan tâm, giúp đỡ em trong từng tiết học để em hoàn thành nhiệm vụ.

* Phụ huynh:

  • Quan tâm về giờ giấc sinh hoạt hằng ngày cũng như giờ đến lớp;
  • Kèm cặp thêm về nội dung học tập
  • Thường xuyên trò chuyện với em

* Học sinh khác trên lớp:

  • Chơi với bạn;
  • Hỗ trợ bạn trong quá trình học tập qua hình thức Đôi bạn cùng tiến;
  • Các bạn ở gần nhà rủ bạn cùng đi học.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh

* Qua thời gian GV hỗ trợ 1 tháng em A đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực:

  • Đã đi học đúng giờ, không còn ngủ gật trong lớp;
  • Bước đầu em đã hoàn thành được một số hoạt động ở lớp từ đơn giản đến phức tạp;
  • Đã có sự tập trung trong giờ học, tiếp thu được những nội dung cơ bản của bài học;
  • Tích cực hợp tác hơn với thầy cô, bạn bè.

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh lớp 3

Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị An

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nhóm 1

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Gặp khó khăn trong việc học online nên dẫn đến học tập sa sút.

Mô tả

Nguyễn Thị An là học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học A. Em rất hòa đồng, vui vẻ với các bạn, sống tình cảm nhưng khó khăn trong việc tiếp thu bài, đặc biệt là lười ghi chép vở, tính hiếu động, không thể ngồi học nghiêm túc trong lớp học online.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài nên An phải bắt đầu học online ngay từ đầu năm học. Hằng ngày, An phải vào lớp học đúng giờ, nghe giảng, làm bài và nộp bài trên môi trường internet cho GV. Vì không được học trực tiếp nên An gặp nhiều khó khăn: như không được trực tiếp gặp các bạn, đường truyền không ổn định, không nghe kịp lời giảng của giáo viên, không làm tốt các bài tập, dẫn đến không theo kịp các bạn. Có những lúc An nói năng tự do trong lớp, không mở camera, làm việc riêng, tự ý đi ra ngoài chơi nên bị giáo viên nhắc nhở.

Vì nhắc nhở nhiều lần nhưng em không thay đổi nên GV đã trao đổi với cha mẹ của em. Vì thế, cha mẹ An rất hoang mang vì mình bận bịu với công việc nên không quan tâm sát sao việc học của con. Sợ con bị thua kém bạn bè, họ bắt đầu lo lắng, từ đó kèm cặp chặt chẽ, ép con phải làm bằng được tất cả bài tập được giao. Được khoảng mấy ngày đầu có cải thiện chút ít, xong mọi thứ lại lặp lại như cũ. Từ đó khiến An càng sợ phải học và việc học của em càng sa sút hơn.Việc học tập và rèn luyện trên lớp cũng không có biểu hiện gì tiến bộ.

1. Thu thập thông tin của học sinh về: Nguyễn Thị An (Nghiên cứu hồ sơ, Thu thập từ GV lớp 2; phỏng vấn, cha mẹ, bạn bè và bản thân An)

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: An vui vẻ, nhanh nhẹn, hòa đồng. (quan sát)

- Khả năng học tập: Có khả năng thực hiện các yêu cầu của giáo viên. Cuối năm được khen thưởng. (NC hồ sơ)

- Sức khỏe thể chất: Tốt (NC hồ sơ)

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Mạnh dạn, tự tin trước bạn bè và thầy cô.(Thu thập từ GV lớp 2)

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: An được cả nhà chiều chuộng, yêu thương (phỏng vấn)

- Điểm mạnh: Có năng khiếu vẽ, tích cực hoạt động, vui vẻ, hòa đồng (Thu thập từ GV lớp 2)

- Hạn chế: Không tập trung được lâu (Thu thập từ GV lớp 2)

- Sở thích: Vẽ, múa, hát (phỏng vấn, thu thập từ GV lớp 2)

- Đặc điểm tính cách: Hoạt bát, vui vẻ, hòa đồng (Thu thập từ GV lớp 2)

- Mong đợi: Sẽ là con ngoan, trò giỏi.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh

- An chưa tương tác được tốt với GV trong quá trình học.

- An chưa hứng thú khi học online (phải làm bài, nộp bài trên hệ thống internet).

- An chưa có thói quen hoàn thành nhiệm vụ;

- An chưa hình dung được trách nhiệm và những việc buộc phải thực hiện trong hoạt động học tập, do đó chưa cố gắng hết sức.

- An chưa có sự hỗ trợ tích cực, kịp thời của ba mẹ trong quá trình học.

3. Kết luận vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó).

- Khó khăn về bản thân học sinh: Do thay đổi hình thức học tập (do không được gặp trực tiếp với bạn bè, thầy cô, không học trực tiếp nên An chưa thích ứng với môi trường học tập mới, do khả năng thích ứng chưa tốt, cha mẹ chưa cho trẻ tiếp xúc môi trường đa dạng…). Chưa tìm ra được kỹ năng trong học tập online; khối lượng bài, nhu cầu học tập tương đối nhiều; tiến độ học tập nhanh nên dẫn đến việc không hiểu bài.

- Về phía giáo viên: Chưa có sự sát sao và hướng dẫn cụ thể của GV cho từng HS (vì hình thức học online hạn chế về thời gian và sĩ số lớp đông); phương pháp, hình thức chưa đa dạng, trò chơi chưa thu hút học sinh, chưa gần gũi giúp đỡ An. GV chỉ nhắc chung trước lớp, gọi Zalo cho phụ huynh nhưng hiệu quả thay đổi chưa cao.

- Về phía gia đình: Cha mẹ quá bận rộn vì công việc nên thiếu sự quan tâm và đồng hành cùng con trong quá trình học tập để kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó, cha mẹ gây ra những căng thẳng bất ngờ trong việc ép buộc An thực hiện các nhiệm vụ.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

* Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: Giúp An:

+ Thích ứng tốt với môi trường học tập trên internet.

+ Nhận ra việc cần phải thực hiện các nhiệm vụ có kết quả.

+ Tìm thấy niềm vui khi hoàn thành được nhiệm vụ

+ Nắm lại kiến thức đã học thời gian qua.

+ Chủ động trong việc hoàn thành nhiệm vụ và xác lập các mối quan hệ bạn bè để trợ giúp cho nhau.

+ Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và An, giữa GV và An.

* Hướng tư vấn, hỗ trợ:

+ Hướng dẫn An cách làm bài và nộp bài trên hệ thống internet, có sự hỗ trợ kịp thời khi An gặp khó, giảm áp lực cho An trong việc cố gắng hoàn thành việc học.

+ Thường xuyên quan tâm tới An bằng việc giao cho em những nhiệm vụ học tập cụ thể, động viên khuyến khích và trợ giúp để em hoàn thành bài tập theo đúng thời gian.

+ Hướng dẫn cho An nắm lại kiến thức đã bị hổng.

+ Phối hợp với cha mẹ trong việc yêu cầu An tham gia những hoạt động ở nhà đạt kết quả, đúng tiến độ.

+ Tạo các nhóm bạn học tập trong lớp và đặt An vào trong một nhóm với sự quan tâm riêng để động viên An thực hiện nhiệm vụ trong sự tương tác với các bạn.

+ Hướng dẫn cho cha mẹ An một số kĩ năng tạo động lực học tập cho An, tránh gây căng thẳng.

+ Giáo viên cũng có thể thực hiện một số trò chơi tạo hứng thú cho An để An hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

- Nguồn lực:

+ GV, cha mẹ, bạn bè và các tổ nhóm học tập.

+ Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh: Điện thoại trực tiếp, nhắn tin Zalo, gọi Zalo, Azota, Google Form.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

- Giáo viên trực tiếp điện thoại hoặc nhắn tin tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, lắng nghe, chia sẻ, hướng dẫn.

- Thường xuyên gọi An tương tác trong các tiết học và biểu dương khen ngợi kịp thời.

- Giáo viên tạo nhóm học tập có cùng sở thích giúp An thích thú học tập hơn.

- Giáo viên và bố mẹ:

+ Tạo điều kiện tốt nhất cho An khi học Online.

+ Quan sát thái độ của An khi học tập: thời gian tập trung chú ý, thái độ, sức khỏe của An .

+ Hướng dẫn, động viên, kiểm tra các nhiệm vụ học tập theo từng ngày để kịp thời hỗ trợ hoặc khắc phục khó khăn cho An.

+ Lắng nghe chia sẻ của An về những điều thú vị hay khó khăn khi học online.

- Thông tin về sự tiến bộ của con được giáo viên và bố mẹ cùng trao đổi để có sự điều chỉnh phù hợp.

- Khen thưởng khi em có sự tiến bộ trong quá trình học online.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:

Trong 1 tháng, sau khi giáo viên phối hợp với gia đình theo dõi tư vấn và hỗ trợ An (hướng dẫn bài cho em kĩ hơn, cha mẹ động viên và theo dõi giúp đỡ em nhiều hơn, quan tâm hơn, hạn chế cho em chơi games và xem ti vi nhiều,… ) để em thay đổi theo chiều hướng tiến bộ như:

- An thích ứng với môi trường học và làm bài trên internet;

- An hoàn thành công việc: vào học đúng giờ, hoàn thành các yêu cầu của giáo viên, nộp bài sau tiết học đầy đủ trên Azota đúng thời gian qui định; Google Form,…;

- An thích thú và vui khi hoàn thành được nhiệm vụ trong quá trình học Online;

- Tự tin trong việc hoàn thành nhiệm vụ và xác lập các mối quan hệ bạn bè để trợ giúp cho nhau;

- Cải thiện mối quan hệ giữa gia đình và An, giữa giáo viên và An.

Sau 1 tháng thực hiện tư vấn, hỗ trợ, các mục tiêu GV đề ra đã đạt, GV kết thúc quá trình tư vấn, hỗ trợ. Bên cạnh đó, GV và phụ huynh tiếp tục theo dõi và giúp đỡ An.

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh lớp 4

Mẫu số 1

MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,

HỖ TRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC

TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC

Thông tin của học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): .........

Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: .......

Lý do tư vấn, hỗ trợ: (mô tả trường hợp (lưu ý nguyên tắc bảo mật) hoặc bối cảnh cho thấy học sinh có khó khăn trong hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như lý do cho thấy nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của học sinh).

- Bé là con trai đầu trong một gia đình có hai anh em, gia đình khá giả và rất quan tâm đến việc học tập của 2 anh em. Do tính chất công việc nên mẹ em đi làm thường xuyên. Từ nhỏ, em rất gần gũi, thân thiết với ba và được ba chăm sóc từ học hành đến ăn ngủ.

- Những tháng bùng phát dịch bệnh Covid. Do công việc ba mẹ sợ lây nhiễm cho em, nên ba mẹ đưa em về ngoại từ lúc giữa tháng 4.

- Ba nhiễm bệnh covid (mất ngày 16/9/2021). Thời gian ba nhiễm bệnh và điều trị tại bệnh viện khoảng 2 tháng. Khi ba mất, mẹ còn ở khu cách ly.

- Lúc đầu gia đình còn giấu em vì sợ em buồn nhưng em đã biết ba mất qua thông tin Facebook và em đã từng thấy bà ngoại khóc. Mỗi ngày em đều gọi điện trò chuyện bình thường với mẹ ở khu cách ly. Em không dám hỏi ba vì sợ mẹ buồn.

- Ngày ba mất, em vẫn vào lớp học online và trò chuyện cùng cô, cố tỏ ra bình thường.

- 1 tuần sau em học không phát biểu, làm bài sai, cô gọi phát biểu thì trả lời con không biết, không tập trung học. Khi nhận được thông tin của giáo viên thì gia đình mới biết là em đã biết chuyện ba mất.

- Ở nhà, em nhốt mình trong phòng và không thích trò chuyện cùng ai.

- Em sang chấn tâm lí.

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Sống tình cảm, biết chia sẻ, quan tâm mọi người, nhanh nhẹn.

- Khả năng học tập: Thông minh, nhạy bén, học tập tốt.

- Sức khỏe thể chất: khỏe mạnh, nhanh nhẹn

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): vui vẻ, hòa đồng.

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: ngoan, lễ phép, thương yêu mọi người, hiếu thảo.

- Điểm mạnh, hạn chế: Nhiệt tình, tích cực tham gia mọi hoạt động, phong trào, sẵn sàng giúp bạn. Hạn chế: dễ tự ái, cộc tính.

- Sở thích: chơi đá banh, chơi game, ăn gà rán, thích được cô khen.

- Đặc điểm tính cách: Biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, năng nổ, nhiệt tình.

- Mong đợi: Luôn muốn ba mẹ yên tâm và cả gia đình vui vẻ bên nhau.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh (còn gọi là danh sách các vấn đề/ khó khăn của học sinh)

- HS bị kìm nén cảm xúc, tâm lí: lo lắng.

- Không muốn trò chuyện với người khác, không muốn chấp nhận sự thật.

- Học không tập trung, chán học, ít quan tâm đến bài tập cô giao.

3. Xác định vấn đề của học sinh(chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV cần phối hợp…)

- Vấn đề chính:

  • Học tập: không tập trung, chán học, học tập.
  • Giao tiếp: Không muốn nói chuyện với mọi người, trả lời cộc lốc.
  • Phát triển bản thân: ảnh hưởng tâm lí….

- Lý giải nguyên nhân: Em bị sang chấn tâm lý, mất đi người gần gũi nhất, bị hụt hẫng. có lúc không chấp nhận sự thật là ba mất.

- Điều kiện duy trì vấn đề mà em chán học:

  • Em đang bị rơi vào trạng thái kìm nén cảm xúc buồn vì mất đi người thân yêu nhất
  • Lo sợ mẹ không khỏi bệnh, mẹ sẽ mất.

+ Lâu ngày trở nên lầm lì ít nói

- Vấn đề GV có thể đáp ứng: động viên, quan tâm; hỗ trợ phần học tập: giảng bài lại, hướng dẫn làm bài; thường xuyên hỏi thăm….

- GV cần phối hợp với gia đình (mẹ và bà) nắm bắt thông tin để kịp thời hỗ trợ.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

+ Giúp em bình tĩnh, tự tin, hòa nhập cùng mọi người, giải quyết về mặt tinh thần; giúp em trở lại trạng thái bình thường; chấp nhận sự thật .

+ Cung cấp kiến thức, hỗ trợ mỗi khi em gặp khó khăn về học tập.

- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức nào?)

+ Hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức: Tôn trọng học sinh; trách nhiệm.

+ Cung cấp một lịch biểu ngắn hạn để bà, mẹ ghi chú những vấn đề cần làm để hỗ trợ em.

+ Quan tâm trò chuyện, thể hiện sự thông cảm, yêu thương và tạo nhiều hoạt động để giảm bớt cảm nhận sự vắng bóng của cha và hoạt bát hơn trong các hoạt động.

+ Thường xuyên quan tâm tới em bằng việc giao cho em những nhiệm vụ học tập cụ thể, động viên khuyến khích và trợ giúp để em không có cảm giác bị bỏ rơi.

+ Tạo các nhóm bạn học tập trong lớp và đặt em vào trong một nhóm với sự quan tâm riêng để động viên em thực hiện nhiệm vụ trong sự tương tác với các bạn.

- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như tổ chuyên môn, BGH hay chuyên gia, cha mẹ HS,….)

+ Nhà trường: Ban giám hiệu, đồng nghiệp

+ Người thân của em: Mẹ, bà ngoại.

+ Bạn bè của em.

- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh.

+ Lắng nghe những chia sẻ về hoàn cảnh gia đình từ phía em, từ các bạn học sinh trong lớp, từ ngoại và mẹ của em (kĩ năng lắng nghe).

+ Liên hệ, phối hợp cùng người thân của em, đặt mình vào hoàn cảnh của em. (kĩ năng thấu hiểu) qua điện thoại, nhắn tin, zalo.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

+ Từ ngày biết tin ba em mất GV hỏi chuyện chia buồn cùng em, động viên em.

+ Thường xuyên trò chuyện cùng em.

+ Liên hệ người nhà (mẹ, ngoại) nắm thông tin về em.

+ Nhờ HS trong lớp hỗ trợ (Vì HS bằng trang lứa các em dễ đồng cảm với nhau.)

+ Quan sát thái độ, hành vi hàng ngày của em HS.

+ Kiểm tra kết quả học tập của em.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh (kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan. GV đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo)

Kết quả điều đã làm được:

- Báo lãnh đạo về trường hợp của em, để nhà trường hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất.

- Nhắn tin, gọi điện, trò chuyện với em và người thân trong gia đình ngoài giờ hoặc trong giờ học.

- Khuyên bảo, động viên, hỗ trợ em trong việc học.

- Lập nhóm bạn luôn quan tâm, chia sẻ cùng em.

- Em đã dần dần cởi mở, trò chuyện với cô giáo và mọi người.

- Em có tham gia hoạt động học tập cùng các bạn.

Điều chưa làm được:

  • Do tình hình dịch bệnh Covid nên GV chưa thể trực tiếp trò chuyện cùng em.

Nguyên nhân những việc đã làm được:

- GV đã thực hiện hết những biện pháp như đã nêu ở trên. Nhưng do đây là mất mát quá lớn ( do ba là người gần gũi, chăm sóc em từ nhỏ) nên thời gian mà để em ổn định lại trạng thái bình thường cũng cần có thời gian.

Hướng khắc phục:

- Tiếp tục quan tâm, thường xuyên trò chuyện cùng em.

- Thường xuyên gọi em phát biểu trong giờ học, giúp đỡ khi em gặp khó khăn trong học tập. Động viên em tham gia các phong trào của lớp, của trường.

- Động viên tinh thần em. Phát huy vai trò của người con trai trong gia đình.

- Kịp thời hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc của em.

- Phối hợp cùng gia đình quan tâm em cho em tham gia các hoạt động TDTT.

Quyết định:

- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ em. Giúp em học tốt, vui vẻ và hòa nhập cùng các bạn.

- Sẽ đến thăm HS khi tình hình dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát.

Mẫu số 2

MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

Họ và tên học sinh: Nguyễn Văn Đức

GV thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Giáo viên chủ nhiệm

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh Nguyễn Văn Đức, học sinh lớp 4A trường Tiểu học.... Từ năm học lớp 1 đến lớp 3, em là một học sinh ngoan ngoãn, học xuất sắc. Đến năm lớp 4 ba mẹ ly thân em phải về nhà sống với mẹ cùng ông bà ngoại. Một thời gian sau mẹ phải đi làm ăn xa nên em sống với ông bà. Từ đó em sống khép kín, ít trò chuyện, sống độc lập và hay chơi một mình. Đôi mắt buồn hiu và dường như các hoạt động ngoài giờ em tham gia chỉ cho có mặt, không nhiệt tình.

1. Khai thác/tìm hiểu thông tin học sinh về:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Sống tình cảm, biết chia sẻ, quan tâm mọi người, nhanh nhẹn.

- Khả năng học tập: Thông minh, nhạy bén, học tập tốt.

- Sức khỏe thể chất: khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): vui vẻ, hòa đồng.

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: ngoan, lễ phép, thương yêu mọi người, hiếu thảo.

- Điểm mạnh: Nhiệt tình, tích cực tham gia mọi hoạt động, phong trào, sẵn sàng giúp bạn.

- Hạn chế: dễ tự ái, cộc tính.

- Sở thích: chơi đá banh, chơi game, ăn gà rán, thích được cô khen.

- Đặc điểm tính cách: Biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, năng nổ, nhiệt tình.

- Mong đợi: Luôn muốn ba mẹ yên tâm và cả gia đình vui vẻ bên nhau.

2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh (còn gọi là danh sách các vấn đề/ khó khăn của học sinh)

- HS bị kìm nén cảm xúc, tâm lí: lo lắng.

- Không muốn trò chuyện với người khác, không muốn chấp nhận sự thật.

- Học không tập trung, chán học, ít quan tâm đến bài tập cô giao.

- Sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.

- Mất dần các cảm hứng đối với những hoạt động vui chơi yêu thích trước đây.

- Cảm thấy bản thân bị chán ghét, bỏ rơi.

- Không thể tập trung, khó lựa chọn những quyết định theo hướng tích cực, thường có suy nghĩ tiêu cực.

3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV cần phối hợp…)

- Vấn đề chính:

  • Học tập: không tập trung, chán học.
  • Giao tiếp: Không muốn nói chuyện với mọi người xung quanh, trả lời cộc lốc. Sống khép kín, hay chơi một mình và ít giao lưu với bạn bè.
  • Phát triển bản thân: ảnh hưởng tâm lí….

- Lý giải nguyên nhân: Em bị sang chấn tâm lý, mất đi người gần gũi nhất, bị hụt hẫng. Có lúc không chấp nhận sự thật là ba mẹ chia tay.

- Điều kiện duy trì vấn đề mà em chán học:

  • Em đang bị rơi vào trạng thái kìm nén cảm xúc buồn vì không gần gũi với người thân yêu nhất của mình.
  • Ông bà lớn tuổi nên việc quan tâm của ông bà chưa đúng cách, đặc biệt là phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
  • Cảm giác bị bạn bè xa lánh.

+ Lâu ngày trở nên lầm lì ít nói

- Vấn đề GV có thể đáp ứng:

+ Động viên, quan tâm; hỗ trợ phần học tập: giảng bài lại, hướng dẫn làm bài; thường xuyên hỏi thăm….

+ Giúp đỡ em trong vấn đề giao tiếp, hòa đồng với bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể.

- GV cần phối hợp với gia đình (mẹ và bà) nắm bắt thông tin để kịp thời hỗ trợ.

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

+ Giúp em bình tĩnh, tự tin, hòa nhập cùng mọi người, giải quyết về mặt tinh thần; giúp em trở lại trạng thái bình thường; chấp nhận sự thật .

+ Cung cấp kiến thức, hỗ trợ mỗi khi em gặp khó khăn về học tập.

- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức nào?)

+ Hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức: Tôn trọng học sinh; trách nhiệm:

+ Cung cấp một lịch biểu ngắn hạn để bà, mẹ ghi chú những vấn đề cần làm để hỗ trợ em.

+ Quan tâm trò chuyện, thể hiện sự thông cảm, yêu thương và tạo nhiều hoạt động để giảm bớt cảm nhận sự vắng bóng của cha và hoạt bát hơn trong các hoạt động.

+ Thường xuyên quan tâm tới em bằng việc giao cho em những nhiệm vụ học tập cụ thể, động viên khuyến khích và trợ giúp để em không có cảm giác bị bỏ rơi.

+ Tạo các nhóm bạn học tập trong lớp và đặt em vào trong một nhóm với sự quan tâm riêng để động viên em thực hiện nhiệm vụ trong sự tương tác với các bạn.

- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như tổ chuyên môn, BGH hay chuyên gia, cha mẹ HS,….)

+ Nhà trường: Ban giám hiệu, đồng nghiệp

+ Người thân của em: Mẹ, bố, ông bà ngoại.

+ Bạn bè của em.

- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh.

+ Lắng nghe những chia sẻ về hoàn cảnh gia đình từ phía em, từ các bạn học sinh trong lớp, từ ngoại và bố mẹ của em (kĩ năng lắng nghe).

+ Liên hệ, phối hợp cùng người thân của em, đặt mình vào hoàn cảnh của em. (kĩ năng thấu hiểu) qua điện thoại, nhắn tin, zalo.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh

- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ.

- Kết hợp với tổng phụ trách đội, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ em trong các hoạt động học tập và ngoài giờ lên lớp.

- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo vệ bản thân nhiều hơn.

- Phân công em tham gia vào các công việc nhóm, tổ vào các đội măng non, sao đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng các nhóm bạn qua đó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp.

- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.

+ Quan sát thái độ, hành vi hàng ngày của em HS.

+ Kiểm tra kết quả học tập cũng như giao tiếp hằng ngày của em.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh (kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan. GV đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo)

Kết quả điều đã làm được:

- Báo lãnh đạo về trường hợp của em, để nhà trường hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất.

- Nhắn tin, gọi điện, trò chuyện với em và người thân trong gia đình ngoài giờ hoặc trong giờ học.

- Khuyên bảo, động viên, hỗ trợ em trong việc học.

- Lập nhóm bạn luôn quan tâm, chia sẻ cùng em.

- Em đã dần dần cởi mở, trò chuyện với cô giáo và mọi người.

- Em có tham gia hoạt động học tập cũng như giao tiếp hằng ngày cùng các bạn.

Điều chưa làm được:

  • Do tình hình dịch bệnh Covid nên GV chưa thường xuyên gặp trực tiếp để trò chuyện cùng người thân của em.

Nguyên nhân những việc đã làm được:

- GV đã thực hiện hết những biện pháp như đã nêu ở trên. Nhưng do đây là mất mát quá lớn (do ba mẹ là người gần gũi, chăm sóc em từ nhỏ) nên thời gian mà để em ổn định lại trạng thái bình thường cũng cần có thời gian.

Hướng khắc phục:

- Tiếp tục quan tâm, thường xuyên trò chuyện cùng em.

- Thường xuyên gọi em phát biểu trong giờ học, giúp đỡ khi em gặp khó khăn trong học tập. Động viên em tham gia các phong trào của lớp, của trường.

- Động viên tinh thần em. Phát huy vai trò của người con trai trong gia đình.

- Kịp thời hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc của em.

- Phối hợp cùng gia đình quan tâm em cho em tham gia các hoạt động TDTT.

Quyết định:

- Tiếp tục theo dõi, hỗ trợ em. Giúp em học tốt, vui vẻ và hòa nhập cùng các bạn.

- Sẽ đến thăm HS cùng gia đình nhiều hơn khi tình hình dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát.

Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh lớp 5

MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

TRƯỜNG HỢP: HỌC SINH ĐỒNG ĐỨC NGHĨA

Mô tả trường hợp

Đồng Đức Nghĩa năm nay học lớp 5. Nghĩa sinh ra trong gia đình có 7 thành viên (Ông bà nội; bố mẹ và 3 anh chị em, Nghĩa là con giữa). Nghĩa ở quê với ông bà (Bố mẹ Nghĩa làm thuê ở thành phố HCM). Khả năng tiếp thu bài của Nghĩa là tuyệt vời, em nhớ bài rất nhanh và rất lâu, nhưng em không chú ý nghe giảng, thường xuyên không hoàn thành bài tập. Em hay thu mình, hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè, không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh.

Họ và tên học sinh: Đồng Đức Nghĩa

GV thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Thị Bích

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Đồng Đức Nghĩa năm nay học lớp 5. Nghĩa sinh ra trong gia đình có 7 thành viên (Ông bà nội; bố mẹ và 3 anh chị em, Nghĩa là con giữa). Nghĩa ở quê với ông bà (Bố mẹ Nghĩa làm thuê ở thành phố HCM). Khả năng tiếp thu bài của Nghĩa là tuyệt vời, em nhớ bài rất nhanh và rất lâu, nhưng em không chú ý nghe giảng, thường xuyên không hoàn thành bài tập. Em hay thu mình, hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè, không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh.

1. Khai thác/tìm hiểu thông tin học sinh về:

- Suy nghĩ/Cảm xúc/Hành vi: Ngoan ngoãn, lễ phép (quan sát, phỏng vấn)

- Khả năng học tập: Tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu nhưng hiện tại thường xuyên không hoàn thành bài tập (hồ sơ, quan sát).

- Sức khỏe thể chất: Bình thường

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè, không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh (quan sát).

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Thiếu tình thương của cha mẹ, anh chị em ít quan tâm (phỏng vấn).

- Điểm mạnh: nhớ bài rất nhanh và lâu, tiếp thu bài tốt. Hạn chế: không chú ý nghe giảng, thường xuyên không hoàn thành bài tập. Em hay thu mình, hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè, không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh (phỏng vấn).

- Sở thích: Thích chơi đá bóng (phỏng vấn)

- Đặc điểm tính cách: trung thực

- Mong đợi: Mong được sự chăm sóc, quan tâm từ cha mẹ (phỏng vấn)

2. Liệt kê những vấn đề học sinh gặp khó khăn

- Em không chú ý nghe giảng, thường xuyên không hoàn thành bài tập. Em hay thu mình, hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè, không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh.

- Thiếu sự quan tâm của bố mẹ, gia đình.

3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguyên nhân, điều kiện duy trì vấn đề đó)

3.1. Vấn đề chính:

- Em không chú ý nghe giảng, thường xuyên không hoàn thành bài tập.

- Em hay thu mình, hay nói lẩm bẩm một mình, không giao tiếp với bạn bè.

- Không hợp tác với thầy cô giáo và những người xung quanh.

3.2. Nguyên nhân:

- Nghĩa sinh ra trong gia đình có nhiều thành viên. Nghĩa ở quê với ông bà, thiếu sự quan tâm của bố mẹ.

3.3. Điều kiện duy trì:

4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: Giúp Nghĩa:

+ Chú ý nghe giảng, thường xuyên hoàn thành bài tập.

+ Mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.

- Hướng tư vấn, hỗ trợ: (Bảo mật, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm).

Giáo viên chủ nhiệm nên: (1) Có những cuộc gặp trực tiếp để trò chuyện với ông bà của Nghĩa, giúp họ hiểu những khó khăn mà Nghĩa gặp phải và biết cách giúp đỡ Nghĩa hoàn thành nhiệm vụ; (2) Cung cấp một lịch biểu ngắn hạn để ông bà ghi chú những vấn đề cần làm để hỗ trợ cháu, dần tạo cho Nghĩa thói quen đó với những yêu cầu từ chính ông bà; (3) Cung cấp đầy đủ thông tin về Nghĩa cho bố mẹ của em để họ tích cực dành thời gian quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ con học tập; (4) Từng bước giúp Nghĩa hiểu những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện khi đến trường, lớp. Giải thích dần dần cho em hiểu và nhận ra trách nhiệm của mình. Kịp thời động viên, khen ngợi khi em có tiến bộ; (5) Phối hợp với ông bà, bố mẹ trong việc giám sát, hướng dẫn, đốc thúc Nghĩa thực hiện những nhiệm vụ được giao; (6) Có thể thay đổi chỗ ngồi trên lớp cho Nghĩa để giáo viên quan sát thuận tiện hơn, kịp thời tư vấn, hỗ trợ cho em; (7) Tạo các nhóm bạn học tập trong lớp, bố trí Nghĩa vào một nhóm và yêu cầu các bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau, cũng như giúp đỡ Nghĩa; (8) Hướng dẫn ông bà, bố mẹ của Nghĩa một số kĩ năng tạo động lực cho con.

- Nguồn lực: GVCN, gia đình HS, GVBM, các bạn của Nghĩa.

- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh: Gặp trực tiếp, Zalo - Điện thoại (ông bà, cha mẹ) nhằm thông báo tình hình mọi mặt của em Nghĩa.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ

- Sử dụng phương pháp: Trò chuyện, kể chuyện, thuyết phục, nêu gương.

- Giáo viên CN trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: trò chuyện, quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện, đối diện với khó khăn của bản thân; chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề; từ đó nâng cao kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Kể về một số tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh để tạo động lực cho em.

- GVBM quan tâm, giúp đỡ em trong từng tiết học để em hoàn thành nhiệm vụ.

- Gia đình thường xuyên trò chuyện với em.

- Học sinh trong lớp hỗ trợ bạn trong quá trình học tập cũng như các hoạt động khác.

6. Đánh giá kết quả

Sau 2 tháng, từ chỗ hiểu nguyên nhân, phối hợp với các bên liên quan để hỗ trợ Nghĩa, giáo viên. ông bà, bố mẹ đã nhận thấy những thay đổi tích cực của con, cháu mình. Nghĩa đã dần hình thành các thói quen tốt, nhất là thói quen tự phục vụ; thực hiện được những nhiệm vụ mà cô giáo yêu cầu. Ông bà cũng hiểu được tâm lí của cháu và những việc cần làm để giúp cháu. Bố mẹ Nghĩa dù ở xa nhưng vẫn cố gắng quan tâm đầy đủ, thường xuyên hơn. Trên lớp, các nhóm bạn luôn sẵn lòng hỗ trợ. Tất cả mọi người cùng chung tay nên đã tạo ra sự thay đổi tích cực ở Nghĩa, làm cho việc đi học và thực hiện các nhiệm vụ học tập của em trở nên nhẹ nhàng hơn.

Báo cáo phân tích tình huống trong tư vấn hỗ trợ học sinh

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG NHÓM 4

TRONG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH

Họ và tên học sinh: Đức Thịnh

GV thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Tổng phụ trách Đội

Lý do tư vấn, hỗ trợ: Em Đức Thịnh gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.

1. Khai thác/tìm hiểu thông tin học sinh về:

Bước 1: Xác định khó khăn cơ bản của học sinh Đức Thịnh

* Tổng phụ trách thu thập thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm, gia đình của Đức Thịnh về sức khỏe, thói quen học tập, sinh hoạt khi ở nhà, ở trường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và các bạn ở trong lớp

* Xác định những vấn đề Đức Thịnh gặp phải

- Ba mẹ em li thân em phải về nhà sống với mẹ và ông bà ngoại ở quê.

- Mẹ lên thành phố kiếm sống, em ở với ông bà ngoại, mẹ không có thời gian gần gũi, chăm sóc Thịnh.

- Em sống khép kín, ít trò chuyện, sống độc lập và không tham gia nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

* Giáo viên chủ nhiệm giải quyết chưa như mong muốn, cần sự hỗ trợ của Tổng phụ trách.

Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khó khăn

* Về phía Đức Thịnh

- Em ngại giao tiếp với bạn bè, tham gia các hoạt động chưa tích cực.

- Môi trường sống, học tập thay đổi, em nhận tình cảm, sự chăm sóc của bố mẹ không còn trọn vẹn.

* Về phía gia đình

- Cha mẹ li thân.

- Điều kiện kinh tế không ổn định (Mẹ lên thành phố kiếm tiền nuôi con).

- Thiếu sự chăm sóc của bố mẹ.

* Về phía nhà trường

- Giáo viên chưa hiểu hết về hoàn cảnh của em, chưa tìm ra được biện pháp hợp lý.

Bước 3: Lựa chọn các biện pháp tư vấn, hỗ trợ học sinh

* Mục tiêu:

- Giúp em tham gia các hoạt động tập thể, hòa đồng với bạn bè từ đó có động lực học tập tốt.

* Biện pháp:

- Về phía nhà trường: Cần có những hỗ trợ về điều kiện kinh phí để giáo viên hỗ trợ tham gia hoạt động, hoặc tổ chức các hoạt động quyên góp để giúp đỡ em học sinh (phong trào giúp bạn vượt khó, heo đất đến trường)

- Về phía tổng phụ trách: cần có sự phối hợp trong công tác điều tra, lập kế hoạch và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn trong quá trình tư vấn bằng các biện pháp như quan tâm trò chuyện, thể hiện sự thông cảm, sẻ chia, yêu thương để giúp học sinh tự vươn lên trong học tập và sinh hoạt.

- Kịp thời động viên, khen ngợi trong quá trình tiến bộ của bản thân học sinh.

- Tổng phụ trách cần phân công ban chỉ huy thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ khó khăn đối với bạn.

- Tạo điều kiện để học sinh có thể tham gia các hoạt động nhóm, lớp để học sinh dần tự tin vào bản thân.

- Tăng cường phối hợp giáo dục với gia đình học sinh để có biện pháp phù hợp.

Bước 4: Theo dõi sự tiến bộ của học sinh

- Tổng phụ trách Đội, giáo viên, gia đình sẻ quan sát thái độ, hành vi của Đức Thịnh trong quá trình tham gia các hoạt động như: Mức độ hứng thú với việc tham gia với các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để theo dõi quá trình tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Lắng nghe sự chia sẻ của Đức Thịnh về những suy nghĩ, tình cảm để em cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ thầy, cô, bạn bè trong lớp. Điền này giúp em cởi mở, tự tin hơn với mọi người.

- Cải thiện khả năng giao tiếp, tham gia các hoạt động tích cực hơn.

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm