Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam năm 2024 Kết quả tổ chức Ngày Sách Việt Nam 2024
Bên cạnh các hoạt động diễn ra nhân ngày hội đọc sách Việt Nam 2024 các đơn vị, tổ chức sẽ cần phải làm báo cáo để đánh giá được kết quả mà ngày hội sách mang lại sau khi kết thúc. Mỗi đơn vị sẽ thu được những kết quả khác nhau nên cần được tổng hợp nhằm có phương thức phù hợp và rút kinh nghiệm cho ngày hội sách năm sau.
Eballsviet.com mang đến 6 mẫu báo cáo ngày hội sách khác nhau, bạn có thể tham khảo để tự viết báo cáo ngày hội sách Việt Nam 2024 cho đơn vị, tổ chức của mình.
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam năm 2024
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 1
PHÒNG GD&ĐT …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… | ……, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ .... năm ...............
Căn cứ Kế hoạch………………… ngày………… của UBND tỉnh về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ ..... tại tỉnh…………….. năm ...............;
Thực hiện Công văn chỉ đạo số…………………. ngày……………. của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 năm ...............;
Thực hiện Công văn chỉ đạo s……………. ngày……….. của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 5 năm ...............;
Qua quá trình triển khai thực hiện, trường……………….. báo cáo kết quả đạt được, như sau:
1. Kết quả triển khai thực hiện.
1.1/. Tuyên truyền và phát động phong trào đọc sách trong toàn trường.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu vai trò của sách nhằm tôn vinh văn hóa đọc qua chương trình phát thanh Măng non, sinh hoạt dưới cờ, giới thiệu sách cho …… cán bộ, giáo viên và ……. học sinh với ….. cuộc.
Tuyên truyền, giới thiệu sách, tài nguyên của thư viện đồng thời hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng tài nguyên sách, các loại tài liệu và tài liệu điện tử có trong nhà trường để phục vụ học tập và giảng dạy cho …… cán bộ, giáo viên và …… học sinh với ….. cuộc.
Khuyến khích các em học sinh tham gia hưởng ứng ngày đọc sách tại thư viện.
Hình thức thực hiện: theo từng khối lớp, đăng ký mượn sách về nhà đọc.
1.2/. Văn bản đã ban hành để chỉ đạo thực hiện:
- Quyết định thành lập Ban tổ chức thực hiện Ngày sách Việt Nam
Ban lãnh đạo nhà trường ra quyết định thành lập Ban tổ chức thực hiện Ngày sách Việt Nam lần thứ 5 năm ............... gồm:
1. ….………………………… - Trưởng ban
2. ….………………………… - Phó Trưởng ban
3. ….………………………… - Phó Trưởng ban
4. ….………………………… - Thư kí
5. ….. GVCN/…. lớp - Ủy viên
- Kế hoạch tổ chức thực hiện Ngày sách Việt Nam.
Xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch Ngày sách Việt Nam lần thứ 5, năm ............... (có kế hoạch kèm theo)
Phân công thực hiện từng nội dung cụ thể của Ngày Sách Việt Nam, Ngày hội đọc sách (21/4/...............) – (có kế hoạch phân công kèm theo)
1.3/ Nội dung hoạt động đã tổ chức được trong Ngày Sách Việt Nam.
- Tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo chủ đề ……………… (có chương trình thực hiện kèm theo)
Tổ chức lựa chọn các tài liệu là sách lịch sử, đạo đức, kỹ năng sống, sách tham khảo, báo, tạp chí, các tư liệu... phù hợp để giới thiệu, trưng bày tại thư viện
- Sắp xếp – trưng bày – giới thiệu sách.
- Xếp sách nghệ thuật hình chữ S, cánh chim hòa bình.
- Thi tìm hiểu về sách qua việc tham gia chương trình đố vui về sách
- Tổ chức vẽ, chấm, chọn tranh theo sách để trưng bày vào Ngày hội đọc sách.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình văn nghệ chào mừng Ngày hội đọc sách.
- Huy động cha, mẹ học sinh quyên góp sách xây dựng tủ sách đặt tại lớp học ……
1.4/ Tổ chức quyên góp sách, tặng cho học sinh:
Phát động, tổ chức quyên góp sách ủng hộ cho các em có hoàn cảnh khó khăn, các em ở vùng sâu, vùng xa.
- Tổng số sách quyên góp được: ……………….. Trong đó:
+ Sách giáo khoa: …………….. cuốn;
+ Sách bài tập: …………….. cuốn;
+ Sách truyện thiếu nhi: …………….. cuốn;
+ Sách tham khảo: …………….. cuốn;
- Tặng cho ………. em, tổng trị giá ……………. đồng.
1.5/ Kết quả đạt được:
- Số lượt giáo viên, học sinh tham gia đọc sách tại thư viện: ……………..
- Số lượt giáo viên, học sinh tham gia đọc sách tại lớp học: ……………..
- Số giáo viên, học sinh tham gia Ngày Sách Việt Nam do nhà trường tổ chức: ……
2. Nhận xét đánh giá chung
2.1/ Ưu điểm:
Đa số các em học sinh đến thư viện tham gia rất nhiệt tình, năng nổ.
Ngoài ngày hội đọc sách theo chương trình, kế hoạch đề ra thì các em tích cực tham gia đọc sách, báo rất đông theo ngày đọc định kỳ của thư viện và vào các giờ ra chơi, ngoài giờ học
Các em đến thư viện ngoài việc đọc sách Kim đồng, báo, các em còn tham gia đọc, nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách về Bác Hồ, sách lịch sử …
Các em tham gia đọc hăng say, một số em còn biết tìm các loại sách tham khảo để đọc, làm bài tập như em ………………………….. lớp …
Số lượng các em tham gia tương đối đông.
Các em có ý thức giữ gìn sách, sắp xếp gọn gàng sau khi đọc xong.
Các loại sách thu được đa số đều được bao bọc cẩn thận, đầy đủ các khối lớp.
2.2/ Hạn chế
Vì sách đã qua sử dụng nên nhiều sách còn bị viết bẩn, bị nhàu.
Một số học sinh chưa có ý thức tham gia quyên góp sách.
Một số em khi tham gia đọc còn nói chuyện riêng.
Đa số các em chỉ thích đọc truyện thiếu nhi, báo tạp chí.
3. Đề xuất kiến nghị Phòng GD&ĐT:
Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện Ngày Sách Việt Nam ngay từ đầu năm học.
Tổ chức một số hoạt động của Thư viện cấp huyện.
Trên đây là báo cáo kết quả triển khai thực hiện Ngày Sách Việt Nam lần thứ ..... năm ............... của trường……………
Nơi nhận: - Phòng GDĐT (báo cáo); | PHÓ HIỆU TRƯỞNG |
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 2
PHÒNG GD&ĐT …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… | ……, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH
NĂM HỌC 20… – 20…
Thực hiện Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ngày sách Việt Nam;
Kế hoạch số …/KH-UBND ngày…………... của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm 20………;
Công văn số …/SGDDT-VP ngày…………... về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm 20…….. trong hệ thống các trường học, cơ sở giáo dục;
Căn cứ theo kế hoạch, chương trình tổ chức ngày hội đọc sách của thư viện trường …………..
Thư viện trường …………...…………... …………... xin báo cáo kết quả tổ chức thực hiện ngày hội đọc sách năm học 20… - 20… như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, hưởng ứng ngày hội đọc sách, nhằm tôn vinh giá trị của sách và “Văn hóa đọc”.
- Khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể CB, GV, NV và học sinh toàn trường từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường.
- Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập.
- Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, góp phần thực hiện phong trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
2. Yêu cầu
- Tổ chức ngày hội đọc phải thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
- Tổ chức phải đảm bảo đúng nội dung, chất lượng, thiết thực, hiệu quả và tạo ra một không khí vui tươi bổ ích.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian
- Ngày 18/04/20…
- Ngày 17/04 /20… (đọc sách báo theo định kỳ tại thư viện)
- Ngày 21/04/20…
- Ngày 22/04/20…
- Ngày 24/04/20… (đọc sách báo theo định kỳ tại thư viện)
2. Địa điểm.
- Tại phòng kho và phòng đọc thư viện.
III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
- Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Học sinh.
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Nội dung
- "Ngày hội đọc sách"
- “Kế hoạch nhỏ"
2. Hình thức tổ chức
- Phát động, tổ chức quyên góp sách ủng hộ cho các em nghèo, các em có hoàn cảnh khó khăn, các em nhỏ vùng sâu, vùng xa.
- Tổ chức cho các em học sinh theo khối lớp và giáo viên đọc sách, báo tại phòng đọc thư viện.
3. Kết quả đạt được
a. “Kế hoạch nhỏ”
- Thời gian: Ngày 18/4/20...
- Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số sách thu được: … cuốn.
· Sách giáo khoa: … cuốn trong đó:
· Sách bài tập: … cuốn.
· Sách truyện thiếu nhi: … cuốn.
· Sách tham khảo: … cuốn.
* Ưu điểm:
- Các em học sinh tham gia nhiệt tình, tự giác.
- Các loại sách thu được đa số đều được bao bọc cẩn thận, đầy đủ các khối lớp.
* Nhược điểm:
- Vì sách đã qua sữ dụng nên nhiều sách còn bị viết bậy, bị nhàu.
- Một số học sinh không có ý thức tham gia quyên góp sách.
b. Ngày hội đọc sách:
- Đa số các em học sinh đến thư viện tham gia rất nhiệt tình, năng nổ.
- Ngoài ngày hội đọc sách theo chương trình, kế hoạch đề ra thi các em tích cực tham gia đọc sách, báo rất đông theo ngày đọc định kỳ của thư viện và vào các giờ ra chơi, ngoài giờ học
- Các em đến thư viện ngoài việc đọc sách Kim đồng, báo, các em còn tham gia đọc, nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách về Bác Hồ…
Cụ thể số lượng sách như sau:
· Sách tham khảo: … tên sách với tổng số … bản.
· Sách Kim đồng: … tên sách với tổng số … bản.
· Sách về Bác Hồ: … tên sách với tổng số … bản.
Ngoài ra còn các loại báo như: Mực tim, thiếu niên, sao mai…
* Kết quả đọc sách cụ thể như sau:
+ Lớp 6C, 8B (17/4/20... – đọc theo định kỳ ngày đọc tại thư viện) với tổng số … học sinh tham gia đọc.
+ Lớp 7A; 7B (21/4/20...) các em đến thư viện đọc với tất cả … học sinh tham gia đọc.
+ Lớp 9A; 9B (22/4/20...) với tổng số có … học sinh tham gia đọc.
+ Lớp 6A; 6B (24/4/20... – Đọc theo định kỳ ngày đọc tại Thư viện) với tổng số … học sinh tham gia đọc.
* Ưu điểm:
- Các em tham gia đọc hăng say, một số em con biết tìm các loại sách tham khảo để đọc, làm bài tập như em ………………………………….
- Số lượng các em tham gia tương đối đông.
- Các em có ý thức giữ gìn sách, sắp xếp gọn gàng sau khi đọc xong.
* Nhược điểm:
- Một số em khi tham gia đọc còn nói chuyện riêng.
- Đa số các em chỉ thích đọc truyện thiếu nhi, báo tạp chí.
Người làm báo cáo | Hiệu Trưởng |
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 3
PHÒNG GD&ĐT …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… | ……, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam
Căn cứ công văn số:………………. ngày………………của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam. Trường……………………xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên và học sinh, trong toàn trường, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống tinh thần của cộng đồng.
- Tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong công tác giảng dạy, học tập, xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ giáo viên, học sinh đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.
2. Yêu cầu
- Ngày Sách Việt Nam phải huy động được sự tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường với các hoạt động phong phú và đa dạng.
- Việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh tạo động lực góp phần nâng cao nhận thức về văn hóa đọc.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC
Nhà trường triển khai kế hoạch hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam bắt đầu từ …… đến hết……….
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng “Ngày Sách Việt Nam 21/4”
2. Tổ chức “Ngày hội đọc sách” tại thư viện nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh với các nội dung:
- Tổ chức tìm đọc sách, tài liệu (trực tiếp tại thư viện) phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
3. Phát động phong trào đọc sách trong thư viện Nhà trường; tổ chức hội thi kể chuyện theo sách trong các khối lớp.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng vốn tài liệu trong thư viện và có ý thức trách nhiệm xây dựng văn hóa đọc.
4. Phát động phong trào quyên góp SGK, STK, STN… cũ để ủng hộ và hỗ trợ các trường vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn (bắt đầu từ ngày …… đến…………..).
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Đ/C Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hưởng ứng “Ngày Sách Việt Nam 21/4”.
2. Đoàn thanh niên trang trí khánh tiết và treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền từ…… đến…….
3. Đ/C cán bộ thư viện phối kết hợp với Đ/C phó hiệu trưởng viết bài tuyên truyền giới thiệu ngày sách Việt Nam 21/4 và tuyên truyền về ngày hội đọc sách của nhà trường trên hệ thống loa truyền thanh của nhà trường và trên trang Web nhà trường trước ngày……..
4. Đ/C tổng phụ trách đoàn đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào quyên góp sách cũ cho học sinh nơi vùng sâu, vùng xa (thời gian từ ngày…… đến……)
5. Đ/c …………… tổng phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi “Kể chuyện theo sách” trong các khối lớp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.
2. Treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày hội đọc sách:
- Nhiệt liệt hưởng ứng ngày sách Việt Nam năm……….(18/4 - 23/4)
- Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức và rèn luyện nhân cách !
3. Tổ chức tuần đọc sách từ ngày …… đến……..
4. Chỉ đạo ba tổ chuyên môn phát động phong trào đọc sách trong các tổ viên của tổ:
5. Đoàn đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức tuyên truyền vận động học sinh tham gia hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam bằng việc ủng hộ sách cũ cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
6. Chỉ đạo đoàn đội tổ chức hội thi “kể chuyện theo sách”, học sinh các khối lớp hưởng ứng tham gia dự thi (thời gian tổ chức tham gia từ ….. đến ).
7. Sau tuần lễ triển khai có sơ kết đánh giá kết quả thực hiện.
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 4
PHÒNG GD&ĐT …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… | ……, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ ….
Thực hiện Công văn số 1246/BGD&ĐT-GDTX ngày 28/3/...............của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Ngày sách Việt Nam lần thứ 3;
Kế hoạch số 375/KH-UBND ngày 28/3/...............của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm ...............;
Công văn số 621/SGD&ĐT-GDTX-CN của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình về việc tổ chức ngày sách Việt Nam năm ...............;
Công văn số 232/GDĐT ngày 7/4/...............của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tuyên Hóa về việc tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 3 năm ...............;
Công văn số 183/UBND ngày 15/4/...............của Uỷ ban nhân dân huyện Tuyên Hóa về việc tuyên truyền hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam” 21/4;
Thực hiện kế hoạch, chương trình tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 3 năm ...............của trường TH Sơn Hóa.
Thư viện trường TH Sơn Hóa xin báo cáo kết quả tổ chức thực hiện ngày sách Việt Nam lần thứ 3 năm ...............như sau:
I. Công tác chỉ đạo
Ngay sau khi nhận được kế hoạch chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 3 năm ................
Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 3 năm ................
Họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
Phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đội thiếu niên và tổ chuyên môn để triển khai thực hiện.
Tuyên truyền hưởng ứng ngày sách Việt Nam bằng nhiều hình thức, như: treo khẩu hiệu trước trụ trở trường học, tuyên truyền qua buổi chào cờ đầu tuần, qua chương trình phát thanh măng non đầu các buổi học…
Phát động phong trào và tổ chức quyên góp, mỗi CBGVNV và học sinh góp ít nhất 1 quyển sách (sách tham khảo, truyện,…)
Huy động phụ huynh quyên góp sách để xây dựng tủ sách thư viện nhà trường thêm phong phú, với phương châm “Góp một quyển sách để con mình được đọc nhiều quyển sách”
Phát động phong trào xây dựng thói quen đọc sách tại trường, tại gia đình và những không gian thích hợp trong toàn thể CB, GV, NV và học sinh.
Chỉ đạo xây dựng hoàn thành công trình thư viện xanh và đưa vào hoạt động.
II. Kết quả thực hiện theo từng hoạt động
1. Thuận lợi, khó khăn.
A. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chi bộ, nhà trường và sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức trong nhà trường nên “Ngày sách Việt Nam” được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường, đặc biệt đã huy động được sự tham gia của một số phụ huynh học sinh.
Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu học tập, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường, góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
Tạo thói quen đọc sách cho CBGVNV và học sinh.
B. Khó khăn:
Việc tổ chức “Kế hoạch nhỏ” có một số ít em chưa tham gia do không có sách để quyên góp.
Vì trường có 2 điểm nên việc tổ chức các hoạt động phải dàn trải ở cả 2 địa điểm.
Nội dung hoạt động | Kết quả, số lượng | Ghi chú |
1. Kế hoạch tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 *. Thời gian tổ chức Các hoạt động hưởng ứng ngày sách Việt Nam được tổ chức thường xuyên trong năm, trọng tâm từ tháng 3 đến hết tháng 4. Các hoạt động chính của ngày sách Việt Nam được tổ chức ngày 20/4/................ *. Địa điểm. Tại phòng đọc thư viện, sân trường và ở thư viện xanh của nhà trường. *. Đối tượng tham gia. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. *. Nội dung. - “Kế hoạch nhỏ" - "Ngày hội đọc sách" *. Hình thức tổ chức Phát động, tổ chức giáo viên, học sinh, phụ huynh quyên góp sách để xây dựng tủ sách thư viện trường học, thư viện lớp học. Tổ chức cho giáo viên, học sinh đọc sách, báo tại phòng đọc thư viện và ở thư viện xanh. | ||
2. Tổ chức “Ngày hội đọc sách” theo từng chủ đề tại trường học | Ghi rõ tên chủ đề | |
- Số Chủ đề thực hiện: | 1 | “Đọc sách cho ngày mai” |
- Số người tham gia: | 275 | |
3. Hoạt động quyên góp sách, phát triển thư viện; số lượng người tham gia đọc sách. | ||
- Số lượng sách phụ huynh quyên góp cho thư viện trường học: | ||
- Số lượng sách GV, học sinh quyên góp cho thư viện trường học: | 279 | |
- Số lượng sách GV, học sinh quyên góp giúp các trường khó khăn: | 0 | |
- Số lượng người tham gia đọc sách trong thời gian tổ chức: | 275 | |
4. Tổ chức các sự kiện xây dựng thói quen đọc sách (cuộc thi tìm hiểu về sách; thi kể chuyện, đóng kịch theo sách, thi hùng biện giới thiệu sách hay…) | ||
- Số lần tổ chức: | 1 | |
- Số người tham gia: | 275 | |
5. Mở các lớp giáo dục kĩ năng, phương pháp đọc: | ||
- Số lớp: | 0 | |
- Số lượt người tham gia: | 0 | |
- Số lớp chuyên đề được mở tại các TT HTCĐ | 0 |
I. Đánh giá chung
* Ưu điểm:
Đa số các loại sách do CBGVNV và học sinh quyên góp được đều có giá trị sử dụng.
Số lượng các em tham gia đọc sách tương đối đông. Các em thường đến thư viện thường xuyên, nhiệt tình, năng nổ và tự giác. Các em có ý thức giữ gìn sách, sắp xếp gọn gàng sau khi đọc xong.
Ngoài ngày hội đọc sách theo chương trình, kế hoạch đề ra, các em tích cực tham gia đọc sách, báo rất đông theo ngày đọc định kỳ của thư viện và vào các giờ ra chơi, ngoài giờ học
Các em đến thư viện ngoài việc đọc truyện, báo, các em còn biết tìm đọc, nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách viết về Bác Hồ, …
Việc tổ chức Ngày sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, nâng cao nhận thức của CBGVNV, học sinh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách con người, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
* Tồn tại:
Vì sách đã qua sử dụng nên một số cuốn bị nhàu, rách.
Số lượng sách quyên góp được tương đối nhiều, song tập trung chủ yếu là sách truyện, còn sách tham khảo ít.
Đa số các em chỉ thích đọc truyện thiếu nhi, báo, tạp chí.
II. Đề xuất, kiến nghị.
Nơi nhận: - Phòng GD (để B/C) | P. HIỆU TRƯỞNG |
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 5
PHÒNG GD&ĐT …………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… | ……, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Việc tổ chức Ngày sách Việt Nam tại ………… năm …….
I. Công tác chỉ đạo
- Thực hiện công văn số ……… của sở Giáo dục đào tạo ……. về việc tổ chức ngày hội sách Việt Nam lần thứ … năm ………..
- Thực hiện kế hoạch số ………….. ngày …….. của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ………….. về việc tổ chức thực hiện tổ chưc ngày sách Việt Nam lần thứ …. Trường ……………………. xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong toàn thể CB-GV-CNV, PHHS và toàn thể học sinh nhà trường.
II. Kết quả cụ thể khai mạc
1. Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày …….. đến ……: Hoàn thành các điều kiện tổ chức hoạt động Tuần lễ.
+ Ngày …………. Tổ chức lễ khai mạc
+ Từ ngày …….. đến ……: Treo băng rôn tại nhà trường.
+ Ngày ………… gửi kế hoạch đến các bộ phận Công Đoàn, TPT, toàn thể CB-GV-CNV nhà trường.
+ Từ ngày …….. đến ……: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách và các hoạt động tại thư viện nhà trường.
2. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng
- Treo cờ, băng rôn trước cổng trường với nội dung “Sách là nguồn của cải quý bái của nhân loại và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”.
- Thời gian tổ chức Lễ khai mạc: …..h00 ngày ………….
- Địa điểm: Trường ………………………...
- Số người tham gia: ………. người (bao gồm Tập thể CB-GV-CNV Trường và toàn thể học sinh trong trường).
Quán triệt cho cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu được giá trị tích cực của ngày sách trong đòi sống cộng đồng, đồng thòi phát huy hiệu quả phong trào đọc, hình thành thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóc đọc tronh nhà trường và cộng đồng.
- Phát động các phong trào như:
+ Đối với học sinh: Thi đua giành nhiều điểm tốt, " ngày học tốt, giờ học tốt", trang trí lớp sạch đẹp, thân thiện, tổ chức trồng chăm sóc hoa, thảm cỏ, cây cảnh, giáo dục kĩ năng sống...
+ Đối với giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác soạn, giảng.
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách.
- Thực hiện mỗi tuần một câu chuyện do các lớp chọn lọc và kể lại cho các bạn học sinh toàn trường trong buổi lễ chào cờ đầu tuần, từ đó giúp các em rút ra được bài học ý nghĩa của câu chuyện đó.
- Tổ chức các buổi đọc sách tại thư viện, hướng dẫn cho học sinh kỷ năng, phương pháp đọc sao cho có hiệu quả, đặc biệt hướng dẫn cho các em cách tìm kiến thông tin, thu thập và sử lý thông tin. Số lượng sách luân chuyển của thư viện là 602 cuốn.
- Tổ chức quyên góp sách giáo khoa, truyện, sách tham khảo củ xây dựng tủ sách tình thương: kết thúc tuần lễ được …… quyển (do học sinh tặng) bao gồm sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh.. tặng cho xóm ………….. xây dựng tủ sách nông thôn mới.
- Thư viện trường cũng đã tổ chức giới thiệu sách tập trung cho học sinh toàn trường: bộ truyện tranh lịch sử Việt Nam (….. cuốn), Tiểu thuyết Cha và Con, bộ sách giáo dục kỉ năng sống (….. cuốn).
III. Đánh giá:
1. Mặt làm được:
- Ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương đã có sự quan tâm, tổ chức long trong buổi khai mạc hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, và lôi kéo được nhiều học sinh tham gia
- Phong trao thi đua học tập của học sinh trong nhà trường có những tiến bộ rõ rệt. Tinh thần công tác của cán bộ giáo viên càng hăng say.
- Vận động được một số thành phần xã hội tham gia hưởng ứng ngày sách và hiểu được giá trị của sách cũng như việc đọc sách.
2. Hạn chế:
- Số đối tượng tham gia hưởng ứng cuộc vận động chưa nhiều, bước đầu mới có hiệu quả trong tập thể học sinh của trường.
- Cần có những biện pháp vận động sâu rộng hơn, có sức lan tỏa hơn ra cộng đồng như tổ chức nhiều hơn các các buổi văn hóa văn nghệ, chuyên đề học tập, đố vui để học… để tuyên truyền cho mọi người dân hiểu rõ hơn mục đích của việc đọc sách.
- Chưa đặt ra nhiều phong trào thi đua dạy tốt học tốt để học sinh và giáo viên cùng tham gia
- Thư viện với số sách và phòng còn nhỏ, chưa phục vụ tốt cho việc đọc sách của học sinh.
3. Kiến nghị:
- Đề nghị các cơ quan cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường xây dựng 1 thư viện đạt chuẩn, phục vụ tối đa việc học cho học sinh
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT | HIỆU TRƯỞNG |
Báo cáo ngày hội đọc sách Việt Nam - Mẫu 6
PHÒNG GD&ĐT………. Số:……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……., ngày …. tháng….năm 2022 |
BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 9 năm 2022
Thực hiện…….. ngày…… của Phòng Giáo dục và Đào tạo….. về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 9 năm 2022;
Qua quá trình triển khai thực hiện, trường ……… báo cáo kết quả đạt được, như sau:
I. Tổ chức triển khai và thực hiện.
1. Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai
1.1. Tuyên truyền và phát động phong trào đọc sách trong toàn trường.
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu vai trò của sách nhằm tôn vinh văn hóa đọc qua chương trình họp trực tuyến đối với cán bộ, giáo viên nhân viên. Gửi nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ huynh qua tin nhắn mạng xã hội Zalo, Facebook.
Tuyên truyền, giới thiệu sách, tài nguyên của thư viện đồng thời hướng dẫn cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh khai thác, sử dụng tài nguyên sách, các loại tài liệu và tài liệu điện tử có trong nhà trường để phục vụ học tập và giảng dạy cho 30 cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh toàn trường.
Khuyến khích các em học sinh tham gia hưởng ứng ngày đọc sách tại thư viện của lớp sau khi đi học trở lại.
Hình thức thực hiện: theo từng tổ, khối lớp, đăng ký mượn sách về nhà đọc.
1.2. Văn bản đã ban hành để chỉ đạo thực hiện:
- Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 8.
Gồm có:
1 | ….………….. | Hiệu trưởng | Trưởng ban |
2 | ….………….. | Phó hiệu trưởng | Phó ban |
3 | ….………….. | KT- kiêm văn thư | Ủy viên |
* Kế hoạch tổ chức thực hiện:
Nhà trường Xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch tự học, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên trong năm học 2020 - 2021, đọc sách ở nhà, học tập mọi lúc, mọi nơi.
Tổ chức toàn thể CBGVNV tham gia học tập trên thông tin bằng hình thức trực tuyến trên website của trường, của Phòng và của Sở giáo dục, tạo nhóm kết nối trên Zalo các thành viên trong trường và chỉ đạo các nhóm, lớp lập nhóm Zalo của lớp để gửi bài giảng cho các con học ở nhà theo phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” trao đổi các vấn đề về chăm sóc, giáo dục trẻ trong mùa dịch, cách phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền và đến 100% phụ huynh về Chỉ Thị của Thủ Tướng chính phủ đặc biệt là Chỉ Thị số 15, 16 của Thủ Tướng Chính phủ trong việc phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
100% CBGVNV và người thân trong gia đình khai báo y tế đầy đủ thường xuyên cập nhật các thông tin về phòng chống dịch bệnh trên loa truyền thanh của xã vào các buổi sáng sớm và buổi chiều các, cập nhật thường xuyên các Chỉ Thị của chính phủ, văn bản của tỉnh, huyện, xã. Giúp phụ huynh học sinh trong khai báo y tế bằng hình thức thông tin Điện thoại giữa phụ huynh và giáo viên. Khích lệ CBGVNV và phụ huynh cấp nhật thông tin hàng ngày về tình hình dịch bệnh Covid 19 trên Zalo, tivi và hướng dẫn các cháu học sinh xem các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi, phụ huynh đọc sách, kể chuyện cho các con nghe trong khi phòng dịch ở nhà.
Thời gian 2 tuần vào các buổi tối trong thời gian phòng chống dịch giãn cách ly xã hội để. CBGVNV lên nhóm để trao đổi các biện pháp tuyên truyền với phụ huynh học sinh.
Tổ chức theo nhóm lớp trên Zalo giữa phụ huynh và học sinh giáo viên từng nhóm lớp trên Zalo của nhóm lớp phụ trách.
Phân công thực hiện từng nội dung cụ thể của Ngày đọc sách theo khối, nhóm, lớp.
2. Nội dung hoạt động đã triển khai:
2.1. Tuyên truyền và phát động phong trào đọc sách trong toàn trường.
Trong thời gian giãn cách xã hội Nhà trường đã phát động phong trào học tập, tự học nghiên cứu tài liệu …cho giáo viên, nhân viên toàn trường, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu vai trò của việc tự học mọi lúc ở nhà. Đặc biệt cập nhất thường xuyên các tin tức về về chỉ thị 15 và 16 của chính phủ về phòng chống dịch bệnh và giãn cách xã hội nhằm góp phần đẩy lùi bệnh dịch phát tán trong cộng đồng. Thực hiện nghiêm ngặt việc dãn cách xã hội tuyên truyền đến mỗi gia đình, mỗi người dân mỗi CBGVNV phụ huynh và học sinh trong trường nghiêm túc thực hiện chỉ thị của chính phủ và thực hiện phòng chống bệnh theo hướng dẫn của bộ y tế. Cập nhật kịp thời các thông tin liên quan đến công việc nghề nghiệp, trang bị thêm cho mình những kiến thức kỹ năng trong công việc, tiếp thu những điểm mới sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước.
Tham gia sưu tầm các tư liệu, tài liệu cùng nhau chia sẻ về sách và tài liệu học. 100% Giáo viên đã gửi cẩm nang về cách chăm sóc trẻ, dinh dưỡng đối với trẻ mầm non trong mùa phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra.
Đối với Học sinh giáo viên thường xuyên gửi cho gia đình trẻ các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của các tuần trong học kỳ 2 để trẻ được xem các tiết dạy của cô truyền đạt trên YouTube trên Zalo kết nối giữa phụ huynh và giáo viên cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất trong chương trình.
Nhà trường Tuyên truyền, giới thiệu sách các cuốn sách có nội dung phù hợp nhất đến với phụ huynh đồng thời hướng dẫn cán bộ, giáo viên, khai thác, sử dụng tài nguyên sách, các loại tài liệu và tài liệu điện tử có trong nhà trường để phục vụ học tập và giảng dạy áp dụng công nghệ thông tin.
Khuyến khích giáo viên tham gia hưởng ứng ngày đọc sách trên Facebook, trên YouTube, trên báo giáo dục thời đại, báo nhân dân của chi bộ.
Hình thức thực hiện: Theo từng khối, lớp, giáo viên đăng ký mượn sách về nhà đọc. Học sinh và phụ huynh được nhà trường và giáo viên chuyển tải các nội dung tuyên truyền về chăm sóc, dinh dưỡng, dạy con các kỹ năng sống, dạy trẻ các hình thức trên mạng và tuyên truyền các chỉ thị về phòng chống dịch bệnh covid-19 trong cộng đồng qua Zalo, Facebook…
2.2. Nội dung hoạt động đã tổ chức hưởng ứng
Tổ chức hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ 8
Tổ chức lựa chọn các tài liệu là chỉ thị của chính phủ, văn bản của các cấp về phòng chống dịch bệnh, sách tham khảo, sách chương trình giáo dục, truyện tranh lứa tuổi mầm non, báo, tạp chí, các tư liệu... phù hợp để giới thiệu qua Zalo, Facebook…
Sắp xếp sách trưng bày – giới thiệu sách tại tủ sách của nhà trường khi GV cần đến lấy những phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh phòng chống dịch, khi giáo viên đến lấy phải báo cáo BGH cho phép từng người lấy tài liệu tránh nhiều người tiếp xúc nhau. Khuyến khích Gv trang trí góc sách, góc học tập, góc thư viện của lớp với nội dung hấp dẫn, hình ảnh sinh động thu hút trẻ để chuẩn bị đón trẻ đi học trở lại sau đợt nghỉ học chống dịch kéo dài.
Phát động phong trào quyên góp, ủng hộ sách cho thư viện với chủ đề “Tủ sách cho bạn và cho tôi”. Nhà trường huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh học sinh tham gia ngày đọc sách.
2.3. Tổ chức quyên góp sách cho tủ sách nhà trường sau khi trẻ đi học trở lại:
Phát động, tổ chức quyên góp sách cho thư viện của các nhóm, lớp làm phong phú hơn để cho trẻ làm quen với cách cầm sách, giở từng trang sách xem tranh ảnh, trao đổi thảo luận trong nhóm.
II. Đánh giá chung
1. Kết quả đạt được:
Số lượt CB, giáo viên, nhân viên tham gia đọc sách bằng các hình thức khác nhau là 30/30 người = 100%
Số phụ huynh và học sinh được tuyên truyền hưởng ứng ngày sách Việt Nam bằng các hình thức trên Zalo, Facebook, YouTube là 420 phụ huynh. Phần lớn các cháu được cha mẹ cho học trên Zalo, truyền hình thông qua các chương trình dành cho thiếu nhi, qua kênh YouTube Kids.
1.1. Ưu điểm:
Đa số học sinh của nhà trường thích xem tranh ảnh về các con vật ngộ nghĩnh và tranh chuyện dành cho trẻ mầm non. Và các bài học cô giáo chuyển tới trên điện thoại của bố mẹ.
Trẻ được xem tranh ảnh về Bác Hồ và các loại tranh về quê hương đất nước, các danh lam thắng cảnh, đọc các chữ cái, chữ số trẻ thích thú và say mê xem tranh ảnh giáo viên chuyển vào Zalo nhóm của lớp.
100% CBGVNV tham gia ngày sách Việt Nam nhiệt tình say mê với việc đọc sách.
Một số phụ huynh tham gia tích cực vào việc trao đổi giữa giáo viên với phụ huynh trong thời gian phòng chống dịch covid-19 qua Zalo, Facebook.
1.2. Hạn chế
Trong thời điểm học sinh nghỉ ở nhà và dãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 nên việc đọc sách tập trung không có, các tài liệu được chuyển tải đến toàn thể CBGVNV và phụ huynh học sinh không được nhiều, rất hạn chế. Học sinh xem sách ở nhà còn rất ít, phần lớn phụ huynh ở nông thôn nên ít mua sách, truyện tranh cho trẻ xem, đọc mà chủ yếu cho trẻ xem sách, tranh qua truyền hình, Zalo và mạng xã hội…
Vì sách đã qua sử dụng nên nhiều sách còn bị viết bẩn, bị nhàu.
100% là học sinh mầm non chưa biết chữ nên chủ yếu hưởng ứng ngày sách Việt Nam qua xem tranh ảnh và đọc chữ cái, chữ số…
2. Đề xuất kiến nghị.
Tiếp tục phát động phong trào quyên góp, ủng hộ sách cho thư viện nhà trường và khuyến khích các bậc phụ huynh ủng hộ sách cho các cháu bổ sung vào Góc học tập hoặc góc thư viện của lớp sau khi học sinh đi học trở lại.
Các cấp quan tâm đến việc đầu tư kinh phí cho người kiêm nhiệm thư viện và các trang thiết bị cho thư viện của các trường.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ..... năm học ............ của trường….………….../.
Nơi nhận: - Phòng GDĐT (báo cáo); - Lưu (VT); (Thư viện) | PHÓ HIỆU TRƯỞNG ….………….. |