Báo cáo góp ý dự thảo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Tiểu học
Báo cáo góp ý dự thảo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bản báo cáo góp ý xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cho năm học mới.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo mẫu kế hoạch giáo dục nhà trường, phiếu góp ý xây dựng kế hoạch nhà trường để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thành bản báo cáo cho mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Báo cáo góp ý dự thảo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO….…. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…..., ngày … tháng ….. năm 2021 |
BÁO CÁO
Góp ý Dự thảo Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học
- Thực hiện Công văn số 2005/BGDĐT-GDTH ngày 18/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học.
- Căn cứ Công văn số............ của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh......... về việc tổ chức góp ý Dự thảo Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học (sau đây gọi tắt là Dự thảo);
Trường Tiểu học…….. đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu Dự thảo và đóng góp ý kiến theo 04 phụ lục kèm theo.
Sau khi nghiên cứu, thảo luận của các tổ chuyên môn nhà trường đã tổng hợp các ý kiến thống nhất góp ý như sau:
1. Đối với Cấu trúc và nội dung dự thảo văn bản Hướng dẫn:
Hoàn toàn nhất trí về Cấu trúc và nội dung của Dự thảo. Vì:
- Phần Mục đích, yêu cầu của Dự thảo đã trao quyền chủ động và mở ra cơ hội cho các cơ sơ giáo dục tiểu học phát huy tính chủ động, linh hoạt, tự chủ, sáng tạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục phù hợp với hoàn cảnh thực tế (về điều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết,…) của từng địa phương (theo Điều 17, 18 và 19 của Điều lệ trường tiểu học).
- Dự thảo đã định hướng rõ cả về hình thức lẫn nội dung của Kế hoạch giáo dục nhà trường; Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục; Kế hoạch bài dạy.
- Dự thảo đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Sở, Phòng và cơ sở giáo dục tiểu học.
2. Đối với Cấu trúc và quy trình thực hiện của các kế hoạch:
2.1. Phụ lục 1: Về Kế hoạch giáo dục nhà trường:
Hoàn toàn nhất trí với Dự thảo về Kế hoạch giáo dục nhà trường. Vì nội dung Dự thảo đề ra đảm bảo được “định hướng mở” của chương trình giáo dục phổ thông 2018: Các cơ sở giáo dục được chủ động triển khai chương trình giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương.
2.2. Phụ lục 2: Về Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục:
Hoàn toàn nhất trí với Dự thảo về Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục. Vì nội dung Dự thảo đề ra đảm bảo được “định hướng mở” của chương trình giáo dục phổ thông 2018 (không quy định số tiết trong 1 tuần như chương trình hiện nay mà chỉ quy định số tiết học, phần học trong cả một năm): một tuần dạy và học bao nhiêu tiết là do sự chủ động của giáo viên tùy vào điều kiện tiếp thu của học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, việc xây dựng Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục là để giáo viên chủ động nắm mục tiêu, yêu cầu cần đạt, thời gian và thời lượng thực hiện chương trình môn học và hoạt động giáo dục mà mình đảm nhận. Từ đó có kế hoạch tham mưu với nhà trường bố trí thời gian phù hợp để tổ chức thực hiện chủ đề/ bài học/ hoạt động giáo dục (thực hành, trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương,...) sao cho thuận tiện và đạt hiệu quả.
2.3. Phụ lục 3:Về Kế hoạch bài dạy:
Hoàn toàn nhất trí với Dự thảo về nội dung của Kế hoạch bài dạy. Vì nó thể hiện được phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phần Điều chỉnh sau tiết dạy là cần thiết (phần này tương tự như phần Rút kinh nghiệm sau tiết dạy trước đây) vì nó giúp cho giáo viên tự đánh giá hiệu quả tiết dạy của mình, nhận ra những thiếu sót cần điều chỉnh hoặc bổ sung về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học,….
2.4. Phụ lục 4:Đánh giá giờ dạy:
Thống nhất dự thảo của 3 tiêu chuẩn và 12 tiêu chí. Phiếu đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động học của học sinh, qua đó đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Mỗi tiêu chuẩn gồm các tiêu chí đánh giá được quy định cụ thể ở Phiếu đánh giá giờ dạy.
Phân ra từng loại cụ thể phù hợp thực tế dễ đánh giá giáo viên theo từng mức độ đạt được.
Hướng dẫn đánh giá từng tiêu chí cụ thể 03 mức độ đạt được cụ thể:
+ Giúp giáo viên tiểu học làm căn cứ xây dựng kế hoạch bài học, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
+ Giúp các cấp quản lí giáo dục làm căn cứ để đánh giá giờ dạy của giáo viên, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên.
3. Dự kiến những khó khăn, bất cập:
Việc sắp xếp thời khoá biểu sẽ vất vả hơn khi thực hiện theo cả một chủ đề.
4. Những kiến nghị và đề xuất khác: Không.
Trường Tiểu học……. trân trọng báo cáo./.
KT. HIỆU TRƯỞNG |