Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 THPT Bài tập cuối khóa Module 7
Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 THPT giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng, kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 7: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT.
Bài thu hoạch Module 7 dưới đây sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích phục vụ tập huấn Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 THCS. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 THPT đầy đủ
Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7 THPT
Đề bài: Lập kế hoạch chủ nhiệm về xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT.
SỞ GD&ĐT…….......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày ….tháng……năm 2023 |
KẾ HOẠCH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT.
Giáo viên:…………………..
Chủ nhiệm lớp:…………….
Trường THPT:……………..
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ NĐ số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;
Căn cứ kế hoạch năm học........ của trường THPT……………..
Căn cứ kế hoạch giáo dục năm họ......của tổ Xã hội 1 trường THPT ……...
GVCN lớp ……. xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, triển khai bộ quy tắc ứng xử, phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm học ....... như sau:
II. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích.
- Tăng cường công tác bảo đảm an toàn lớp học, y tế học đường, tạo sự chuyển biến tích tích cực về kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho HS;
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; lớp học không có bạo lực và thực hiện tốt ứng xử văn hóa.
- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong lớp nhằm tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, thái độ của HS đối với việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.
- Lớp học phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường cũng như các tổ chức có liên quan để huy động sức mạnh tổng hợp thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an toàn trường học; phòng chống bạo lực học đường.
2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.
- Phát huy sức mạnh của tập thể lớp tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.
- Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.
- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
- Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.
- Cơ sở vật chất bảo đảm, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; có sân chơi, khu để xe phù hợp và thân thiện.
III. Đặc điểm chung của lớp....
* Tổng số học sinh đầu năm: 39 em, trong đó:
- Số học sinh nam: 15 em
- Số học sinh nữ: 24 em
- Số đoàn viên: 100 em
- Học sinh thuộc diện con thương, bệnh binh: 0
- Học sinh thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo: 02
* Thuận lợi, khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống BLHĐ:
- Thuận lợi:
+ Trường học khang trang, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối tốt:
- Xung quanh trường học có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn đảm bảo an toàn cho HS.
- Đường đi, sân trường bằng phẳng không mấp mô.
- Ban công, cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn.
+ Cơ sở vật chất lớp học:
- Lớp học có 2 cửa ra vào, rộng và dễ mở, cửa mở ra bên ngoài.
- Bàn ghế trong lớp học chắc chắn, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo qui định;
- Các đồ dùng trong lớp tương đối đầy đủ (điện, nước, quạt trần,..)
- Khung tranh ảnh trong lớp được treo vào tường chắc chắn.
- Có bộ sơ cấp cứu (bông, gạc..) và các loại thuốc cơ bản (đau đầu, hạ sốt...)
- Học sinh trong lớp được phổ biến về qui tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường học.
- Khó khăn:
+ Nhà trường:
- Trường THPT....... đóng trên địa bàn ngay cạnh đường 5B nên nguy cơ mất an toàn cao.
- Các cây cao, cổ thụ trong trường mặc dù đã được chú ý cắt tỉa cành nhưng nguy cơ cành cây khô rơi xuống vẫn có.
- Nhà vệ sinh của trường chưa thực sự sạch sẽ.
- Lớp học:
- Trang thiết bị phòng, chữa cháy chưa đầy đủ; chưa có thiết bị báo động khi xảy ra cháy, nổ, chập điện.
- Lớp học luôn tiềm ẩn nguy cơ của hành vi bắt nạt, đánh nhau, bạo lực học đường.
- HS trong lớp chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường.
IV. Nội dung kế hoạch.
Thời gian (tháng) | Nội dung/ Biện pháp thực hiện | Phân công nhiệm vụ | Đánh giá kết quả |
9/2023 | - Ổn định tổ chức lớp: + Ổn định nề nếp lớp. + Bầu ban cán sự lớp. + Thông báo thời khóa biểu - Cơ sở vật chất lớp học: + Vệ sinh và trang trí lớp học. + Hướng dẫn ban cán sự phân công trực nhật lớp. + Xây dựng tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định. - Triển khai cho HS trong lớp học tập nội quy nhà trường: + Phổ biến nội qui nhà trường: đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp đúng quy định, không ăn kẹo cao su…. + Xây dựng nội quy/quy tắc ứng xử trong lớp học đảm bảo lớp học an toàn, không có bạo lực. + Yêu cầu học sinh kí cam kết thực hiện nghiêm nội quy của trường, của lớp; ký cam kết thực hiện “An toàn giao thông” + Phổ biến qui định tính điểm thi đua hàng tuần của trường, của lớp. - Họp cha mẹ HS đầu năm học: + Thống nhất một số yêu cầu đối với HS. + Cùng cha mẹ HS đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho HS khi ở trường. | - GVCNL: Ổn định công tác tổ chức lớp và quán triệt việc thực hiện nội qui nề nếp HT tới HS trong lớp. - HS: Nghiêm túc thực hiện nội quy nhà trường; phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây TNTT, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường tại lớp học. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL và nhà trường để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường lớp học được an toàn, không bạo lực. - Đoàn trường: Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt Đoàn, hoạt động lành mạnh trong năm học. - Nhân viên y tế: Phối hợp với GVCN, GVBM trong việc sơ cứu HS bị tai nạn thương tích khi vui chơi cũng như trong luyện tập thể dục thể thao. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa GVCN và gia đình HS. |
10/2023 | - Tiến hành phân loại đối tượng HS: + Kiểm tra việc đánh giá, phân loại hạnh kiểm của HS trong hồ sơ từ đó đưa ra định hướng giúp đỡ phù hợp với từng HS. + Lập danh sách những HS có nguy cơ gây bạo lực học đường để có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời tình trạng bạo lực. Thực hiện tốt công tác tư vấn những đối tượng HS trên nhằm ngăn ngừa, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. + Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa GVCN và gia đình HS để tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường. - Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về đảm bảo an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường: + Đa dạng hóa và lồng ghép các nội dung giáo dục về xây dựng trường học an toàn về phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn, thương tích phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường vào các buổi sinh hoạt lớp. + Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoài giờ với các nội dung có liên quan đến rèn kỹ năng sống ví dụ như kỹ năng tham gia giao thông an toàn. - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. | - GVCN: + Theo dõi kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến học sinh. + Phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp. + Nhắc nhở HS thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn học đường và phòng ngừa bạo lực. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn và phòng ngừa bạo lực hiệu quả. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL và nhà trường để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường lớp học được an toàn, không bạo lực. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS. - Bảo vệ: Phối hợp với GVCN tham gia quản lý HS, không để HS ra khỏi cổng trường trong giờ học. - Chính quyền địa phương: Phối hợp với nhà trường, với GVCNL cùng giáo dục HS và có sự răn đe khi cần thiết. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
11/2023 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Tăng cường giáo dục đạo đức và các kỹ năng sống cho HS: + Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để các em có những hành động thân thiện với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện từ đó giúp các em trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. + Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn và có biện pháp để phòng tránh với bạo lực học đường. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCN để có biện pháp hữu hiệu giáo dục con em mình. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS. - Các tổ chức xã hội: Phối hợp với nhà trường, GVCN tổ chức nhiều hoạt động đa dạng nhằm đạt hiệu quả giáo dục đạo đức HS cao nhất. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
12/2023 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Giáo dục an toàn giao thông cho HS: + Phát động HS trong lớp tham gia và hưởng ứng tháng ATGT. + Giáo dục HS có ý thức thực hiện nghiêm túc luật lệ ATGT. + Phát động HS trong lớp tham gia cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”. | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; thực hiện việc giáo dục ATGT cho HS trong lớp. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn trong nhà trường, tham gia GT an toàn. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo con em mình tham gia GT an toàn. - Nhân viên y tế: Chú ý công tác y tế trường học đảm bảo sơ cấp cứu kịp thời nếu có sự cố tai nạn với HS. - Chính quyền địa phương: Phối hợp với GVCNL cùng giáo dục HS và có sự răn đe khi cần thiết. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
01/2024 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Chú trọng công tác đảm bảo an toàn cho HS: + Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho HS trong lớp. + Nghiêm cấm HS trong lớp không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu cháy nổ trong dịp tết + Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp HS vi phạm. - Chú trọng giáo dục môi trường cho HS trong lớp: + Nhắc nhở HS giữ vệ sinh chung lớp học (sau tết HS có thể mang quà đến lớp nhiều gây mất vệ sinh lớp học). + Làm tốt công tác lao động mà nhà trường phân công. + Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp. | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; nhắc nhở HS về việc đảm bảo vệ sinh môi trường lớp học. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn, tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL giáo dục ý thức bảo vệ MT cho con em mình. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức BVMT của HS. - Chính quyền địa phương: Phối hợp với GVCNL cùng giáo dục HS tham gia các hoạt động lao động vệ sinh công ích trong dịp tết Nguyên đán nhằm giúp môi trường xanh - sạch - đẹp. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
02/2024 | - Ổn định nề nếp của HS sau nghỉ Tết: + Đôn đốc học sinh thực hiện lại nếp chuyên cần. + Tăng cường kiểm tra việc giữ gìn lớp học “Xanh - Sạch - Đẹp”: Tổng vệ sinh lớp học, hành lang... - Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý, công tác trợ giúp HS trong lớp: + Tổ chức tọa đàm, hội thảo trong các giờ sinh hoạt lớp để HS được bày tỏ các quan điểm, ý kiến của mình đối với GVCN. + Tham gia tư vấn cho cá nhân HS khi có nhu cầu về các xung đột xảy ra trong lớp học, về các mối quan hệ xung quanh với bạn bè, thầy cô, gia đình… | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; thực hiện trợ giúp tư vấn tâm lý cho HS. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp; xin trợ giúp tư vấn tâm lý khi cần thiết. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL hỗ trợ tư vấn tâm lý tốt cho con em mình. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức BVMT, ý thức đạo đức của HS. - Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường: Phối hợp với GVCNL tham gia tư vấn tâm lý hiệu quả cho các HS cần được hỗ trợ trong lớp. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
3/2024 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tập thể: + Động viên, khuyến khích HS tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách cho HS từ đó tạo sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên trong lớp học, tăng tính đoàn kết, sẻ chia. + Tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhất là những hoạt động liên quan tới việc đảm bảo an toàn trong trường học, an ninh trật tự xã hội… | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến an toàn trong lớp học; tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS. - HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn trong nhà trường; tham gia hiệu quả hoạt động trải nghiệm. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho HS. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCNL, GVBM tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
4/2024 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Công tác giáo dục đạo đức cho HS: + Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của lớp: hộp thư góp ý, đường đây nóng và các hình thức khác. + Có biện pháp xử lý phù hợp với những HS có biểu hiện bạo lực trong lớp. | - GVCNL: Quản lớp, theo dõi, xử lý những vi phạm trong lớp; thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho HS. - HS: Tự giác thực hiện các nội qui của trường, của lớp. - Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL để có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục tốt ý thức của con em mình. - Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
5/2024 | - Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS: + Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp. + Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp. - Họp CMHS: + Thông báo kết quả rèn luyện học lực, hạnh kiểm của HS + Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp trong năm học sau. | - GVCNL: Tổ chức họp lớp; đưa giải pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực cho năm học sau. - HS: Tự giác thực hiện các nội qui và nề nếp. - Cha mẹ HS: Phối kết hợp với GVCNL đề ra những giải pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực cho năm học sau. | - Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…) - Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần. - Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp. - Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS. |
Trên đây là Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện của GVCN lớp…….. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải điều chỉnh bổ sung, GVCN sẽ điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường.
…..., ngày …. tháng….. năm 2023
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM …………………………………………... …………………………………………... …………………………………………... KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG …………………………………………... …………………………………………... …………………………………………... | NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH |
Hướng dẫn lập Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường
Để lập kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường, thầy cô có thể thực hiện các bước phân tích tình hình hiện tại, xác định thuận lợi và khó khăn, đặt ra mục tiêu, thiết kế biện pháp và lập kế hoạch cụ thể theo thời gian như hướng dẫn sau:
1. Phân tích tình hình hiện tại:
- Xem xét tình hình an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong lớp học của bạn. Đánh giá mức độ hiện diện của bạo lực học đường và những yếu tố góp phần vào vấn đề này.
- Xác định các vấn đề cụ thể, ví dụ như bạo lực với học sinh, hành vi quấy rối, hay sự thiếu tôn trọng và hỗ trợ giữa các học sinh.
2. Xác định thuận lợi và khó khăn:
- Xác định các yếu tố thuận lợi trong môi trường lớp học có thể hỗ trợ việc xây dựng lớp học an toàn, ví dụ như mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng.
- Đồng thời, xác định các khó khăn và rào cản có thể gặp phải trong việc thực hiện kế hoạch, chẳng hạn như thiếu tài nguyên, thiếu sự tham gia của phụ huynh, hoặc sự chống đối từ một số học sinh.
3. Đặt ra mục tiêu:
Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong việc xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.
- Ví dụ mục tiêu: Tăng cường ý thức về bạo lực học đường cho học sinh, xây dựng một môi trường học tập tôn trọng và hỗ trợ, thiết lập quy định và hệ thống quy tắc rõ ràng.
4. Thiết kế biện pháp:
Xác định các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đảm bảo rằng các biện pháp này phù hợp với tình hình và nhu cầu của lớp học.
Các biện pháp có thể bao gồm:
- Chương trình giáo dục và huấn luyện về phòng chống bạo lực học đường.
- Tổ chức hoạt động tạo dựng môi trường học tập tôn trọng và hỗ trợ.
- Xây dựng hệ thống quy định, quy tắc và các phương thức giải quyết xung đột.
- Tăng cường sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng.
5. Lập kế hoạch cụ thể theo ngày tháng:
- Xác định các bước cụ thể và lên lịch thực hiện các biện pháp đã thiết kế trong khoảng thời gian cụ thể.
- Chia kế hoạch thành các giai đoạn và xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn.
- Gán trách nhiệm và nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động và đảm bảo rằng kế hoạch là khả thi với tài nguyên hiện có.
6. Theo dõi và đánh giá:
- Thiết lập một hệ thống theo dõi và đánh giá để đo lường sự tiến bộ và hiệu quả của kế hoạch.
- Đánh giá thường xuyên việc thực hiện các biện pháp, đánh giá tác động của chúng và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
- Thảo luận và thu thập phản hồi từ học sinh trong lớp học để đánh giá hiệu quả của các hoạt động.
Lưu ý: Mỗi lớp học / trường học có đặc thù riêng, vì vậy kế hoạch cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình huống và yêu cầu của lớp học / nhà trường mà thầy cô giảng dạy.