Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật Tài liệu ôn tập môn Sinh học lớp 11

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật được Eballsviet.com tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật là tài liệu hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để làm tốt được các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:

a/ Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.

b/ Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.

c/ Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.

d/ Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Câu 2: Testostêrôn được sinh sản ra ở:

a/ Tuyến giáp.

b/ Tuyến yên.

c/ Tinh hoàn.

d/ Buồng trứng.

Câu 3: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

a/ Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

b/ Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

c/ Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

d/ Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 4: Biến thái là:

a/ Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

b/ Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

c/ Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

d/ Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 5: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có:

a. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.

b. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

c. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

d. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

Câu 6: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:

a/ Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

b/ Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

c/ Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

d/ Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 7: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:

a/ Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

b/ Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

c/ Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

d/ Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 8: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

a/ Nhân tố di truyền.

b/ Hoocmôn.

c/ Thức ăn.

d/ Nhiệt độ và ánh sáng

Câu 9: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

a/ Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

b/ Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

c/ Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

d/ Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

Câu 10: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:

a/ Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.

b/ Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

c/ Châu chấu, ếch, muỗi.

d/ Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 11: Ơstrôgen được sinh ra ở:

a/ Tuyến giáp.

b. Buồng trứng.

c/ Tuyến yên.

d/ Tinh hoàn.

Câu 12: Ơstrôgen có vai trò:

a/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

b/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

c/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

d/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 13: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

a/ Tinh hoàn.

b/ Tuyến giáp.

c/ Tuyến yên.

d. Buồng trứng.

Câu 14: Tirôxin được sản sinh ra ở:

a/ Tuyến giáp.

b/ Tuyến yên.

c/ Tinh hoàn.

d. Buồng trứng.

Câu 15: Tirôxin có tác dụng:

a/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

b/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

c/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

d/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 16: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có :

a. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

b. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

c. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

d. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành

Câu 17: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:

a/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

b/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

c/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

d/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 18: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:

a/ Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

b/ Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.

c/ Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

d/ Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Câu 19: Testostêrôn có vai trò:

a/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

b/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

c/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

d/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 20: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:

a/ Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

b/ Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

c/ Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

d/ Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu 21: Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?

a/ Ngày thừ 25.

b/ Ngày thứ 13.

c/ Ngày thứ 12.

d/ Ngày thứ 14.

Câu 21: Vì sao đối vớ động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?

a/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.

b/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.

c/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

d/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 22: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:

a/ Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

b/ Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

c/ Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.

d/ Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 23: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:

a/ FSH.

b/ LH.

c/ HCG.

d/ Prôgestêron.

Câu 24: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:

a/ Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.

b/ Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.

c/ Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

d/ Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

Câu 25: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

a/ Giai đoạn phôi thai.

b/ Giai đoạn sơ sinh.

c/ Giai đoạn sau sơ sinh.

d/ Giai đoạn trưởng thành.

Câu 26: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:

a/ Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.

b/ Prôgestêron và Ơstrôgen.

c/ Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.

d/ Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 27: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

a/ 30 ngày.

b/ 26 ngày.

c/ 32 ngày.

d/ 28 ngày.

Câu 28: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

a/ Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

b/ Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

c/ Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

d/ Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.

Câu 29: Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

a/ Prôgestêron và Ơstrôgen.

b/ Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.

c/ Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.

d/ Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.

Câu 30: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

a/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.

b/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.

c/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.

d/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 31: Nhau thai sản sinh ra hoocmôn:

a/ Prôgestêron.

b/ FSH.

c/ HCG.

d/ LH.

Câu 32: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

a/ Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.

b/ Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.

c/ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.

d/ Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu 33: Ecđixơn có tác dụng:

a/ Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

b/ Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

c/ Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

d/ Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 34: Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng?

a/ Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), Prôgestêron và hoocmôn Ơstrôgen.

b/ Prôgestêron, hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.

c/ Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.

d/ Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và Prôgestêron.

Câu 35: Juvenin có tác dụng:

a/ Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

b/ Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

c/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

d/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm