Bài tập cuối khóa tập huấn chương trình STEM Tiểu học Kế hoạch bài dạy STEM lớp 2

Bài tập cuối khóa tập huấn chương trình STEM Tiểu học giúp thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy STEM lớp 2, bài Máy giặt để hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn của mình.

Nhờ đó, thầy cô cũng có thêm ý tưởng hoàn thiện Bài tập cuối khóa tập huấn STEM xây dựng kế hoạch bài dạy theo hình thức bài học tương ứng với khối lớp của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm Đáp án trắc nghiệm tìm hiểu chương trình STEM, Kế hoạch dạy học STEM lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Kế hoạch bài dạy STEM lớp 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: BÀI HỌC STEM LỚP 2
BÀI 5. MÁY GIẶT (2 Tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học bài này, HS sẽ:

1. Kiến thức:

  • Nêu được tên gọi, các bộ phận chính của bộ đồ dùng lắp ráp mô hình máy giặt.

2. Kỹ năng:

  • Thực hành lắp ráp được mô hình máy giặt và các bước đầu giới thiệu lại được cách lắp ráp.
  • Rèn kĩ năng quan sát, làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.

3. Thái độ:

  • Sống thân thiện với môi trường, có ý thức sử dụng đồ tái chế.
  • Hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động khám phá khoa học.

4. Tích hợp liên

Tự nhiên và xã hội

  • Kể được tên một số một số đồ dùng trong gia đình, sử dụng an toàn một số đồ dùng đó.

Toán

  • Ôn tập các số đến 100: Đếm và so sánh số lượng các thiết bị trong bộ kit máy giặt
  • Khối trụ, khối cầu: Nhận biết các chi tiết có dạng hình khối

Mĩ thuật

  • Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.
  • Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.
  • Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tô màu và trang trí trên máy giặt.

Đạo đức

* Đoàn kết với bạn bè (Quan hệ với người khác)

  • Lắng nghe các bạn, nhận xét về sản phẩm. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Biết chào hỏi, tạm biệt cảm ơn, xin lỗi.
  • Làm việc theo nhóm, cùng thảo luận để tạo ra sản phẩm.

*Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (Quan hệ công việc)

  • Cùng bạn giữ gìn vệ sinh lớp học.
  • Hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp.

Tiếng Việt

  • Đọc, viết thành thạo các yêu cầu.
  • Nêu được ý kiến cá nhân và bước đầu trình bày được kết quả làm việc của nhóm.

II. CHUẨN BỊ

  • Bộ lắp ráp mô hình máy giặt (Mỗi HS 1bộ).
  • Băng dính hai mặt.
  • Tranh, ảnh minh hoạ các bộ phận chính của bộ đồ dùng lắp ráp mô hình máy giặt; các thẻ tên.
  • Các mảnh vải nhỏ.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHỞI ĐỘNG (5 phút)

Tìm hiểu máy giặt

  • GV cho HS quan sát hình , yêu cầu HS nói tên và lợi ích của các đồ dùng có trong hình
  • Bột giặt, nước giặt: dùng đề làm sạch quần áo.
  • Máy giặt: Máy dùng để giặt quần áo.
  • GV đặt câu hỏi: Các em đã bao giờ tự giặt quần áo chưa? Các em giặt quần áo bằng tay hay bằng máy?
  • GV liên hệ vào bài.

KHÁM PHÁ (20 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của mô hình máy giặt

  • GV giới thiệu về mô hình máy giặt (tranh,ảnh)
  • Tên gọi: máy giặt.
  • GV yêu cầu HS quan sát hình trong SHS và nêu tên các bộ phận của máy giặt.
  • GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét
  • GV gọi một số HS nhắc lại tên các bộ phận của máy giặt: động cơ, lồng máy, thân máy, nguồn điện.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các chi tiết của bộ lắp ráp mô hình máy giặt

  • GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong SHS, quan sát và viết số lượng các chi tiết trong bộ lắp ráp mô hình máy giặt.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

  • GV cho phát cho mỗi nhóm 04 ảnh chi tiết của máy giặt, 04 thẻ tên ứng với các bộ phận máy giặt.
  • Luật chơi: GV cho HS chia lớp thành 2 đội, cho 2 đội thảo luận dự đoán xem chi tiết nào của bộ lắp ráp là động cơ, thân máy, lồng máy nguồn điện. Sau đó gọi theo đội , đưa hình ảnh, nhóm HS chạy nhanh lên ghép thẻ tên của bộ phận tương ứng. Đội nào nhanh và chính xác là đội chiến thắng.
  • GV gọi đội dành chiến thắng chia sẻ kết quả và kinh nghiệm chơi cho các đội còn lại.
  • GV hướng dẫn HS Tìm hiểu công dụng từng từng chi tiết trong bộ lắp ráp.
  • GV cho HS quan sát từng bộ phận của mô hình máy giặt và đặt câu hỏi khai thác kinh nghiệm sống của HS về công dụng của từng bộ phận:

Ví dụ:

+ Lồng máy dùng để làm gì không?

+ Bộ phận nào cung cấp năng lượng cho máy hoạt động?

  • GV nhận xét chung và chốt lại công dụng từng bộ phận của máy giặt.
  • GV gọi HS nhắc lại công dụng đó.

THỰC HÀNH (25 phút)

Hoạt động 3: Lắp ráp mô hình máy giặt

a. Chuẩn bị

  • GV phát cho mỗi HS 1 bộ lắp ráp mô hình máy giặt và băng dính hai mặt.
  • GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát các chi tiết trong hình bộ lắp ráp mô hình máy giặt.

b. Cách thực hiện

  • GV hướng dẫn HS lắp ráp máy giặt lần lượt theo các bước.

Lắp ráp mô hình máy giặt

Lắp ráp mô hình máy giặt

Hoạt động 4: Chia sẻ và hoàn thiện sản phẩm

  • GV mời đại diện một số HS chia sẻ sản phẩm (Chọn HS lắp ráp đúng và HS lắp ráp chưa đúng ).
  • Các HS khác lắng nghe và góp ý.
  • GV và HS cùng nhận xét sản phẩm của các HS lắp ráp đúng và HS lắp ráp chưa đúng ở từng bước cụ thể.
  • GV yêu cầu HS chưa hoàn thiện sản phẩm sẽ hoàn thiện sản phẩm (GV có thể yêu cầu các HS ở nhóm làm tốt sang giúp đỡ các bạn chưa hoàn thiện sản phẩm)

-GV yêu cầu HS hoàn thiện về sản phẩm

Hoàn thiện về sản phẩm

VẬN DỤNG MỞ RỘNG (15 phút)

  • GV hỏi lại HS về vai trò của lồng giặt. Chúng ta có thể thay thế lồng giặt bằng chất liệu khác không?
  • GV gọi một số HS trả lời, gọi HS khác nhận xét. Sau đó GV nhận xét
  • GV cho HS đi tìm các vật liệu tái chế: Cốc, chai nhựa và hỏi HS về cách chế tạo lồng giặt.
  • GV cho HS thiết kế và lắp lồng giặt mà nhóm thiết kế được vào bộ lắp ráp.
  • HS chia sẻ sản phẩm đã được thay thế.
  • GV và HS khác nhận xét.

TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ (5 phút)

  • GV nhận xét quá trình hoạt động của HS.
  • GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ cùng người thân lắp ráp lại mô hình máy giặt.
  • GV yêu cầu HS thu dọn đồ dùng vào đúng nơi quy định.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Giáo dục STEM
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm