11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Sinh học THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT - GDPT 2018
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Sinh học THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Sinh học trong chương trình tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Địa lí, Tin học, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục công dân cấp THPT để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 của mình, với kết quả như mong muốn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Sinh học THPT
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Học sinh hình thành kiến thức mới, chiếm lĩnh các kiến thức sinh học theo nội dung. chương trình môn học Sinh học phổ thông thông qua các hoạt động học tập được giáo viên thiết kế, tổ chức dạy học theo chủ đề học tập.
Học sinh hiểu, vận dụng kiến thức sinh học về: cấu trúc, hình thái và sinh lí/Quy luật, quá trình. ... của thế giới sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời đề xuất các giải pháp, sáng tạo trong vận dụng hiểu biết về thế giới sinh học vào sản xuất, đời sống.
Học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực chung, cốt lõi và năng lực đặc thù cũng như các phẩm chất theo mục tiêu giáo dục bộ môn.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
- Kết nối, nêu vấn đề/đặt câu hỏi để hình thành nhu cầu, động cơ học tập.
- Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề, cách tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để tìm tri thức, giải quyết các câu hỏi/bài tập cần giải quyết.
- Đưa ra dự đoán, giả thuyết và thảo luận, ghi chép lại các bước, quy trình, phương pháp nghiên cứu, quan sát trong quá trình tiến hành thực nghiệm, thí nghiệm
- Thảo luận nhóm, trao đổi và tham vấn ý kiến chuyên gia, đi tìm các nguồn thông tin, học liệu để đưa ra kết luận
- Trình bày kết quả/báo cáo kết quả; tranh luận, góp ý và đưa ra các chính kiến cá nhân; tiếp thu ý kiến tập thể qua thảo luận trước lớp.
- Đánh giá kết quả học tập của bản thân thông qua các hoạt động học tập theo chủ đề mà giáo viên hướng dẫn, thiết kế và tổ chức hoạt động.
- Vận dụng kiến thức đã chiếm lịch được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Câu 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Học sinh sẽ hình thành và phát triển các năng lực chung gồm:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch học tập và giao nhiệm vụ học tập trong nhóm học tập; nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm nguồn học liệu, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi, bài tập, hoàn thành nội dung phiếu học tập, file PowerPoint, file video, ....
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động thảo luận nhóm, tương tác qua các nhóm offline, nhóm online như:messenger, zalo, ..., qua thảo luận trước lớp; rèn luyện các kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày ý tưởng, suy nghĩ và kỹ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp, kĩ năng quản lí thời gian.
Học sinh hình thành và phát triển các năng lực chuyên môn gồm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày trước tập thể: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ để trình bày các khái niệm, các nội dung trình bày qua slides PowerPoint.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kiến thức và thiết kế các slides PowerPoint.
- Năng lực khoa học - vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như trong chủ đề Cơ chế điều hòa sinh sản và ứng dụng (Sinh học 11): ứng dụng của các biện pháp điều khiển số con, giới tính trong chăn nuôi; các biện pháp tránh thai và vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch và các biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng đời sống, thể chất người Việt Nam.
Học sinh hình thành và phát triển năng lực đặc thù môn Sinh học như:
- Năng lực nhận thức sinh học
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời sống
Học sinh hình thành các phẩm chất:
- Yêu nước, yêu giống nòi thông qua giáo dục cải thiện chất lượng dân số Việt Nam.
- Trách nhiệm thông qua giáo dục sức khỏe sinh sản và dân số KHHGĐ; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường sống, ...
- Chăm chỉ thông qua nghiên cứu bài học và học tập, chiếm lĩnh tri thức sinh học.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
1. Học sinh có thể trực tiếp sử dụng các mẫu vật từ cuộc sống tự nhiên để nghiên cứu, học tập.
2. Học sinh sử dụng thiết bị thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn. Sử dụng khu thí nghiệm/vườn trường để nghiên cứu, học tập.
3. Trải nghiệm, tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4. Học liệu từ tranh, ảnh, video trong phòng học bộ môn, trên mạng internet (dưới sự định hướng, trợ giúp của giáo viên, nhân viên).
5. Học liệu từ các tài liệu khác như: sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, ...
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
1. Học sinh có thể đọc, ghi chép lại các thông tin từ nguồn học liệu như: SGK, tài liệu tham khảo, giáo trình, thông tin từ các trang website.
2. Học sinh có thể được quan sát, nghe và ghi nhận thông tin từ các nguồn học liệu từ tự nhiên, cơ sở sản xuất, mô hình, tranh ảnh, video trên internet, ...
3. Học sinh trực tiếp làm thí nghiệm tại phòng thực hành, khu thí nghiệm vườn trường; tham gia sản xuất trực tiếp tại địa phương, ...
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
1. Bài báo cáo bằng file Word, PowerPoint, Video hay nhật kí chép tay, ...
2. Sản phẩm là mẫu vật, sản vật từ quá trình thực hành/thí nghiệm và sản xuất.
3. Các bài tập dự án, bài tập thực nghiệm, bài thuyết trình, báo cáo bằng lời, ...
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
1. Đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua quan sát, sử dụng hệ thống phiếu kiểm: đánh giá sự phát triển năng lực.
2. Đánh giá thông qua các sản phẩm học tập của học sinh - Đánh giá tổng kết/kết quả sau khi thực hiện chủ đề.
3. Đánh giá toàn diện kết hợp đánh giá quá trình phát triển các kĩ năng, năng lực riêng.
4. Kết hợp các hình thức kiểm tra/đánh giá đồng đẳng (học sinh đánh giá lẫn nhau) với tự đánh giá của các nhân học sinh.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, video, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phiếu bài tập, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra cũng như hệ thống câu hỏi/bài tập mà các em đề xuất, ...
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên kiến thức mới thông qua việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ luyện tập/vận dụng.Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để làm thí nghiệm, thực hiện trải nghiệm sản xuất.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Tự giải quyết các bài tập/tình huống mà các em đưa ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên; làm được thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của sinh vật; trực tiếp thu hoạch các sản phẩm từ mô hình sản xuất các em tham gia trải nghiệm.
Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm. Đề xuất các phương pháp nghiên cứu, tác động vào thế giới sống theo ý tưởng, mục tiêu của các em.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các em hiểu được yêu cầu/mục tiêu học tập đã đề ra hay không.
- Em tích cực tham gia hoạt động học tập luyện tập/vận dụng hay không.
2. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.
- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.
4. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.