11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT - GDPT 2018
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Ngữ văn trong chương trình tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn cấp THCS để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 của mình, với kết quả như mong muốn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Văn THPT
Câu 1: Đọc
- Tóm tắt văn bản
- Nêu ấn tượng ban đầu về văn bản
- Xác định và phân tích các yếu tố của văn bản tự sự (bối cảnh không gian, thời gian của truyện; đề tài, nhan đề; tình huống truyện; nhân vật)
- Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt
- Rút ra cách thức đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo thể loại và vận dụng để tự phân tích kết thúc truyện.
- Liên hệ, so sánh với các văn bản khác
Viết: Viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi...
Nói, nghe
Câu 2:
- Trình bày được quan điểm, ý kiến cá nhân, biết lắng nghe tích cực và nhận xét phần trình bày của bạn, tranh luận, phản biện vấn đề...
HĐ đọc hiểu văn bản
- Khởi động: Huy động tri thức, trải nghiệm bản thân: Thực hiện phiếu học tập số 1, chia sẻ theo cặp, báo cáo kết quả.
- Khám phá/hình thành kiến thức:
- Bổ sung tri thức nền (tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm): Thực hiện phiếu học tập số 1, tham gia trò chơi, thuyết trình giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu ấn tượng ban đầu, bối cảnh, thời gian nghệ thuật, nhan đề: Tóm tắt văn bản (Phiếu HT số 2), nêu ấn tượng về văn bản bằng 1 từ, đọc và trả lời câu hỏi về nhan đề, thực hiện phiếu HT số 3 và trình bày.
- Tìm hiểu tình huống truyện, nhân vật Tràng, cụ Tứ, thị: Thực hiện phiếu HT số 4,5,6,7,8 ở nhà, thảo luận nhóm và thuyết trình, phân tích tình huống truyện; vào vai Tràng kể lại câu chuyện, thuyết trình nhân vật bà cụ Tứ, phỏng vấn nhân vật Tràng về thị.
- Tổng kết bài học: Thực hiện viết 1 phút và chia sẻ theo cặp.
- Hoạt động luyện tập, vận dụng và mở rộng: Thực hiện phiếu HT số 9,10; chia sẻ sản phẩm và góp ý.
Câu 3:
* Phẩm chất: Lòng nhân ái, niềm tin tưởng, lạc quan vào sức sống mãnh liệt của con người; trân trọng khát vọng đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người.
* Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo..
+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và văn học; phát triển kĩ năng đọc - hiểu văn bản và văn học..
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản
- Phân tích và đánh giá chủ để tư tưởng. thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
- Phân tích đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố truyện ngắn hiện đại như: Không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật.
- So sánh được 2 văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau, liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
Câu 4:
Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học là:
- SGK, tranh ảnh, bảng biểu
- Máy tính, máy chiếu/điện thoại có kết nối mạng
- Phiếu học tập
Câu 5:
HS sử dụng thiết bị dạy học /học liệu như sau để hình thành kiến thức:
- Quan sát phiếu học tập số 1 để tìm ra từ khóa
- Đọc văn bản trong SGK
- Làm phiếu học tập
- Xem hình ảnh
Câu 6:
- Đọc đúng, đọc diễn cảm được một số đoạn của truyện Vợ nhặt theo yêu cầu của GV
- Hoàn thành được các yêu cầu trong Phiếu học tập
- Bài thuyết trình trước lớp về tình huống truyện
- Bài phỏng vấn anh Tràng để tìm hiểu về thị.
- "Nhật kí" của Tràng.
Câu 7:
Căn cứ đánh giá: các sản phẩm học sinh đã thực hiện được trong hoạt động hình thành kiến thức mới: phiếu học tập, bài thuyết trình, bài phỏng vấn, "nhật kí" của Tràng, sản phẩm (theo kĩ thuật 321)
- Tiêu chí đánh giá: được xác định nhưng có một số chỗ chưa rõ ràng, cụ thể (tiêu chí này có độ chênh so với mục tiêu, yêu cầu cần đạt mà tác giả đề ra ).
- Kĩ thuật đánh giá: kĩ thuật đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Theo qui trình: GV giao nhiệm vụ -> gợi mở -> tổng kết ý kiến của HS -> chốt ý chính.
Câu 8:
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau:
- Sách giáo khoa
- Sử dụng các phiếu học tập số 9,10
- Chia sẻ phiếu học tập
Câu 9:
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như sau (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới:
- HS đọc kĩ văn bản trong SGK, đọc các yêu cầu trong phiếu học tập.
Viết phiếu học tập
- HS chia sẻ phiếu học tập, nghe ý kiến nhận xét của 01 HS khác về sản phẩm của mình
Làm sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, bài thơ, bài văn, truyện tranh,…) từ giấy + bút màu,…
Câu 10:
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
* Phần luyện tập:
- Học sinh phải hoàn thành được 2 phiếu học tập số 9,10
- Ý kiến nhận xét trong lớp
- Văn bản viết (câu trả lời) và phần phát biểu bằng lời
- Sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, bài thơ, bài văn, truyện tranh,…)
* Phần vận dụng:
- Học sinh vận dụng được cách thức đọc-hiểu để tự phân tích kết thúc truyện.
- Phiếu học tập
- Liên hệ, so sánh với các nhân vật trong các văn bản khác.
Câu 11:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh:
- GV quan sát, lắng nghe HS trả lời/ trình bày, thực hiện phiếu HT, căn cứ vào các sản phẩm học tập.
- GV nhận xét, tổ chức cho HS nhận xét và chốt ý chính.
Khi đánh giá, GV phải dựa vào tiêu chí đánh giá, thời gian, địa điểm, minh chứng, công cụ thực hiện đánh giá.
* Cụ thể:
+Thời gian, địa điểm đánh giá: Cuối tiết học
+ Minh chứng: Các sản phẩm của học sinh (phiếu học tập số 9,10, tranh vẽ, bài viết, câu trả lời miệng, phần thuyết trình, phần phản hồi và tự phản hồi của học sinh…)
- Công cụ: phiếu học tập
- Đánh giá HS có được những phẩm chất và năng lực gì.
- Chủ thể đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS….
- Tiêu chí đánh giá: yêu cầu cần đạt của hoạt động; mục tiêu bài học
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan; bài tập tự luận.
- Kĩ thuật đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm; nhận xét đánh giá, bài tập tự luận ngắn, kĩ thuật phản hồi 321…
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Đáp án tự luận Mô đun 9
100.000+ -
Đáp án thi Chuyển đổi số cơ bản 2024
10.000+ -
Đáp án Module 15 (Đủ 3 phần)
1.000+ -
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính
10.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mầm non Module 01
100+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mầm non Module 06
100+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mầm non Module 24
100+ -
Đáp án tập huấn Bình đẳng giới
10.000+ -
Hướng dẫn đánh giá phần tự luận Mô Đun 1
10.000+ -
Các dạng bài tập môn Tiếng Việt Mô đun 2
10.000+