1000 câu trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10, 11, 12 Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học cấp THPT
Eballsviet.com xin giới thiệu tới quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh tài liệu 1000 câu trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10, 11, 12 được chúng tôi tổng hợp đăng tải ngay sau đây.
Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia với bộ câu hỏi 1000 câu trắc nghiệm kèm theo đáp án, hệ thống câu hỏi bao quát kiến thức lớp 10, 11, 12 chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng giải các bài toán Hóa học một cách nhanh nhất. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
1000 câu trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10, 11, 12
PHẦN I: HÓA HỌC LỚP 10
Câu 1. Nhà bác học đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử là :
A. Men-đê-lê-ép.
B. La-voa-di-ê.
C. Đê-mô-crit.
D. Rơ-dơ-pho.
Câu 2. Electron được tìm ra năm 1897 do công lao chủ yếu của :
A. Rơ-dơ-pho.
B. Tôm-xơn.
C. Chat-wich.
D. Cu-lông.
Câu 3. Thí nghiệm phát hiện ra electron là :
A. Bắn phá nguyên tử nitơ bằng chùm hạt a.
B. Phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg).
C. Cho các hạt a bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 4. Đặc tính của tia âm cực là :
A. Trên đường đi của nó, nếu ta đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay.
B. Dưới tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng.
C. Khi tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu thì tia âm cực bị lệch về phía cực âm.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5. Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay.
Điều đó cho thấy tia âm cực là :
A. Chùm hạt vật chất có khối lượng.
B. Chùm hạt chuyển động với vận tốc lớn.
C. Chùm hạt mang điện tích âm.
D. Chùm hạt có khối lượng và chuyển động rất nhanh.
Câu 6. Khi cho tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu, tia âm cực bị lệch về phía cực dương. Điều đó chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt
A. có khối lượng.
B. có điện tích âm.
C. có vận tốc lớn.
D. Cả A, B và C.
Câu 7. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử là :
A. Sự phóng điện cao thế (15 kV) trong chân không.
B. Dùng chùm hạt bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt.
C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt
D. Dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 8. Từ kết quả nào của thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử, để rút ra kết luận: “Nguyên tử phải chứa phần mang điện tích dương có khối lượng lớn” ?
A. Hầu hết các hạt đều xuyên thẳng.
B. Có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu.
C. Một số rất ít hạt bị bật lại phía sau.
D. Cả B và C.
Câu 9. Thí nghiệm tìm ra proton là :
A. Sự phóng điện cao thế trong chân không.
B. Cho các hạt bắn phá lá vàng mỏng.
C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a.
D. Dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 14. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, có thể giống nhau về :
A. số proton.
B. số nơtron.
C. số electron.
D. số hiệu nguyên tử.
Câu 15. Mọi nguyên tử đều trung hoà về điện do :
A. trong nguyên tử có số proton bằng số electron.
B. hạt nơtron không mang điện.
C. trong nguyên tử có số proton bằng số nơtron.
D. Cả A và B.
Câu 16. Trong mọi hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố đều có
A. proton.
B. electron.
C. nơtron.
D. proton và nơtron.
.............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết