Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan Hoàng thành Thăng Long (2 mẫu) Văn mẫu lớp 8
Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan Hoàng thành Thăng Long là tài liệu tham khảo hữu ích được giới thiệu đến bạn đọc.

Nội dung gồm 2 bài văn mẫu lớp 8, được đăng tải ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi để có thêm ý tưởng bài văn của mình.
Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan Hoàng thành Thăng Long
Kể lại chuyến đi tham quan Hoàng thành Thăng Long - Mẫu 1
Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Quả vậy, mỗi chuyến đi đều đem đến nhiều bài học quý giá. Cuối tuần, tôi đã có một chuyến đi rất bổ ích đến Hoàng thành Thăng Long - một di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội.
Đồng hành cùng với tôi trong chuyến đi là chị gái. Sáng sớm, hai chị em dậy từ sáu giờ để ăn sáng, chuẩn bị. Khoảng bảy giờ, tôi và chị gái ra bến xe buýt để bắt xe đến Hoàng thành Thăng Long. Khu di tích nằm ở địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình. Xe di chuyển mất khoảng một tiếng ba mươi phút mới đến nơi. Đến đây, hai chị em vào mua vé. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, mong đợi khám phá được nhiều điều thú vị.
Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Mỗi công trình đều chứa đựng một câu chuyện lịch sử giá trị. Đầu tiên, chúng tôi đến thăm Kỳ Đài, hay còn được gọi là Cột cờ Hà Nội. Di tích này có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812.
Rời khỏi đây, chúng tôi đi thêm một đoạn nữa là đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn có từ thời Lý, nhưng kiến trúc hiện tại là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Từ Đoan Môn, chúng tôi băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên. Điện được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài. Hiện tại, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Năm trong khuôn viên di tích nền điện Kính Thiên là di tích cách mạng Nhà D67 và Hầm D67. Ở đây có Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Tiếp đến, tôi và chị gái di chuyển đến Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện Kính Thiên. Xưa, nơi đây là chốn sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ. Kế tiếp, tôi và chị gái di chuyển khá một đoạn khá xa để ghé thăm Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại. Ở mỗi điểm, chúng tôi lại dừng chân để quan sát, đọc chi chú và chụp ảnh để lưu giữ kỉ niệm. Sau chuyến tham quan, tôi đã biết thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích.
Quả thật, di tích Hoàng Thành Thăng Long là một điểm tham quan bổ ích, đáng để đến trải nghiệm. Nếu có cơ hội đến Hà Nội, các bạn hãy ghé thăm và tìm hiểu nhé!
Kể lại chuyến đi tham quan Hoàng thành Thăng Long - Mẫu 2
Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam. Thành phố có nhiều khu di tích, lịch sử. Trong đó, tôi đã được đến thăm Hoàng thành Thăng Long.
Buổi sáng, tôi và chị Thương đã thức dậy thật sớm. Chuẩn bị xong, hai chị em ra bến xe buýt để bắt xe đến Hoàng thành Thăng Long. Khu di tích nằm ở địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình. Xe di chuyển mất khoảng một tiếng mới đến nơi. Chị Thương vào mua vé, còn tôi đứng ngoài đợi.
Sau đó, chúng tôi vào thăm từng địa điểm trong khu di tích. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi đó chính là Kỳ Đài, hay còn được gọi là Cột cờ Hà Nội. Di tích này có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812. Rời khỏi đây, chúng tôi đi thêm một đoạn nữa là đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn có từ thời Lý, nhưng kiến trúc hiện tại là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Từ Đoan Môn, chúng tôi băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên. Điện được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài. Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Năm trong khuôn viên di tích nền điện Kính Thiên là di tích cách mạng Nhà D67 và Hầm D67. Ở đây có Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Tiếp đến, chúng tôi di chuyển đến Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện Kính Thiên. Xưa, nơi đây là chốn sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ. Kế tiếp, tôi và chị gái di chuyển khá một đoạn khá xa để ghé thăm Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại. Tôi đã được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử, cũng như có nhiều bức ảnh đẹp.
Kết thúc chuyến tham quan Hoàng Thành Thăng Long, tôi cảm thấy vô cùng thỏa mãn. Tôi mong rằng sẽ được ghé thăm nhiều di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam hơn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
