Truyện cười Vắt cổ chày ra nước Vắt cổ chày ra nước
Truyện Vắt cổ chày ra nước đã phê phán tình hà tiện, keo kiệt. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.
Eballsviet.com sẽ giới thiệu tài liệu cung cấp kiến thức về thể loại truyện cười, tác phẩm Vắt cổ chày ra nước.
Truyện Vắt cổ chày ra nước
Vắt cổ chày ra nước
Một hôm, chủ nhà sai người đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường.
Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Thằng này đến là ngốc, hai bên đường đi thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán xá làm quái gì cho phiền phức.
- Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.
Thế thì tao cho mày mượn cái này
Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.
Người này chưa hiểu ý ra làm sao, thì chủ nhà đã bảo:
Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
Người đầy tớ liền nói
- Trời nóng vận khố tải ngốt lắm. Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy.
- Để mày làm gì?
Dạ vắt cổ chày cũng ra nước!
I. Đôi nét về thể loại truyện cười
1. Khái niệm
- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng ở hành vi, cử chỉ lời nói của con người.
- Cái cười là do cái đáng cười gây ra và do ta phát hiện. Để có cái cười cần phải có:
- Điều kiện khách quan: phải có hiện tượng đáng cười.
- Điều kiện chủ quan: người đọc và người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười đó.
- Ví dụ: Lợn cưới áo mới, Treo biển, Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà…
2. Đặc trưng
- Truyện cười thường ngắn, nhưng dù ngắn truyện vẫn có kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ để có thể gây cười.
- Nghệ thuật gây cười phải làm cho cái đáng cười được bộc lộ để người đọc, người nghe phát hiện ra nó mà cười.
3. Vai trò
Truyện cười vừa có ý mua vui, vừa có ý phê phán.
4. Phân loại
- Truyện cười thiên về mua vui: truyện hài hước
- Truyện cười thiên về phê phán: truyện châm biếm
II. Giới thiệu về Vắt cổ chày ra nước
1. Đề tài
Truyện Vắt cổ chày ra nước phê phán tình hà tiện, keo kiệt.
2. Tóm tắt
Người chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc. Đầy tớ xin mấy đồng để đi dọc đường uống nước. Chủ nhà bảo người đầy tớ có khát thì xuống uống nước ở ao hồ. Người đầy tớ nói dạo này đồng ruộng khô cạn. Chủ nhà đưa cho đầy tớ cái khố tải bảo vận vào người khi khát thì vắt nước ra uống. Đầy tớ liền xin ngay một chiếc chày giã cua vì vắt cổ chày cũng ra nước. Truyện phê phán tính keo kiệt của chủ nhà.